Liên kết website

Bao bì sài gòn

 

Phần mềm tra cứu thuốc BVTV

Thống kê truy cập

05236826
Hôm nayHôm nay3093
Hôm quaHôm qua4158
Tháng nàyTháng này19880
Tổng cộngTổng cộng5236826

Trong những tháng đầu năm 2019, tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm xảy ra hết sức phức tạp trên địa bàn cả nước như: Bệnh dịch tả lợn Châu Phi, bệnh lở mồm long móng, bệnh cúm gia cầm...

Theo Chi cục Chăn nuôi thú y và Thủy sản Lâm Đồng, hiện nay trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện một vài ổ dịch lở mồm long móng tại 3 huyện Lâm Hà, Đức Trọng và Đạ Tẻh. Nếu không chủ động phòng bệnh cho đàn vật nuôi, dịch bệnh có thể bùng phát và lây lan trên diện rộng. Để hạn chế dịch bệnh lây lan cũng như giữ an toàn cho đàn vật nuôi, chúng tôi xin giới thiệu đến bà con chăn nuôi một số biện pháp phòng bệnh, cụ thể như sau:

1. Chăm sóc nuôi dưỡng

- Tăng cường công tác chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn gia súc, gia cầm nhằm nâng cao sức đề kháng phòng, chống lại các tác động bất lợi của thời tiết.

- Bổ sung các loại vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi.

- Cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống cho vật nuôi, đảm bảo vệ sinh thức ăn, nước uống, có thể sử dụng Chloramin-B, T để khử trùng nước đối với những nơi nguồn nước bị ô nhiễm. Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ máng ăn, máng uống cho đàn gia súc, gia cầm.

2. Quản lý đàn

- Thường xuyên kiểm tra đàn gia súc, gia cầm, để phát hiện sớm những bất thường như uể oải, ủ rũ, kém ăn…

- Cách ly những vật nuôi có biểu hiện khác thường, chẩn đoán và điều trị nếu cần thiết.

3. Vệ sinh phòng bệnh

a. Phòng bệnh

- Bố trí các hố sát trùng bằng vôi bột hoặc hoá chất trước cổng ra vào trại và trước các cửa chuồng nuôi.

- Đối với các trại chăn nuôi nên có phòng thay quần áo, sát trùng và nhà tắm cho công nhân và ngư­ời ra vào khu vực chăn nuôi.

- Khu vực chế biến, bảo quản thức ăn phải đảm bảo điều kiện vệ sinh, hàng tuần phải đư­ợc khử trùng và diệt côn trùng, ...

- Nguồn nư­ớc cho gia súc, gia cầm uống phải đảm bảo sạch sẽ, hợp vệ sinh và phải đư­ợc kiểm tra định kỳ.

- Vệ sinh chuồng trại, trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi và v­ườn, ao hồ chăn thả:

+ Hàng ngày phải vệ sinh sạch sẽ máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi và chuồng nuôi; thay chất độn chuồng bị ẩm ư­ớt. Định kỳ vệ sinh sát trùng khu vực chăn nuôi bằng vôi bột hoặc thuốc sát trùng (khoảng 1 tuần một lần đối với vùng không có dịch, 1 – 2 ngày một lần đối với vùng đang có dịch).

+ Hạn chế khách vào thăm quan, người lạ vào trại và khu vực chăn nuôi. Bố trí cho công nhân ăn, ngủ tại trại (nhất là trong thời gian có nguy cơ phát dịch cao). Trư­ớc khi vào trại phải tắm rửa, thay quần áo (đặc biệt công nhân không đư­ợc nuôi gia súc, gia cầm tại nhà riêng). Cán bộ thú y của trại không đư­ợc hành nghề ngoài trại.

+ Gia súc, gia cầm đ­ưa vào trại phải khỏe mạnh, đư­ợc nhập từ cơ sở đảm bảo an toàn dịch bệnh (có giấy chứng nhận kiểm dịch đầy đủ). Gia súc, gia cầm mới mua về trư­ớc khi nhập đàn phải nuôi cách ly và theo dõi ít nhất 3 tuần. Tất cả gia súc, gia cầm phải đ­ược tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin, cho uống thuốc phòng bệnh đúng lịch. Đối với vùng đang có dịch thì nên hạn chế tăng đàn hoặc nhập đàn mới.

+ Cần kiểm tra chặt chẽ không mang thịt và sản phẩm gia súc, gia cầm vào trại sử dụng. Trứng gia cầm vào trại để ấp phải lấy từ những cơ sở đã đ­ược xét nghiệm an toàn dịch bệnh và phải xông formol tr­ước khi đư­a vào ấp.

+ Bố trí phư­ơng tiện vận chuyển nội bộ riêng trong trại. Các xe vận chuyển trư­ớc khi vào trại phải phun thuốc khử trùng.

+ Mỗi khu vực nuôi phải có dụng cụ riêng, nếu luân chuyển thì dụng cụ phải được vệ sinh và khử trùng.

b. Công tác xử lý khi có dịch bệnh:

- Khi có gia súc, gia cầm chết, chết hàng loạt phải báo ngay cho chính quyền địa ph­ương, cán bộ thú y biết và gọi điện thoại đến đư­ờng dây nóng của tỉnh để xử lý kịp thời.

- Không bán chạy gia súc, gia cầm ốm, không vứt xác gia súc, gia cầm bừa bãi ra khu vực ao, hồ, sông, suối và khu vực xung quanh trại, không ăn thịt gia súc, gia cầm bệnh. Đây là tác nhân rất nguy hiểm làm phát tán dịch bệnh và tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên diện rộng.

- Cấm vận chuyển, buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm khi có dịch.

- Bao vây, khống chế, tiêu hủy xác gia súc, gia cầm chết nghi mắc bệnh nguy hiểm bằng cách chôn, đốt theo h­ướng dẫn của cán bộ thú y.

- Vệ sinh tiêu độc, khử trùng chuồng trại, môi tr­ường xung quanh ổ dịch bằng vôi bột hoặc hóa chất.

- Tiêm phòng cho toàn bộ gia súc, gia cầm xung quanh vùng có dịch.

                                                                        Xuân Duy – TTKN Lâm Đồng

Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG LÂM ĐỒNG

Tầng 4, Khu D, Trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng - 36 Trần Phú - Phường 4 - TP. Đà Lạt

ĐT: 02633.812932 - 02633.824180 Fax: 02633.812270 E-mail: ttknld@gmail.com

Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Tất Dương - Giám đốc Trung tâm

Top