Liên kết website
Thống kê truy cập








![]() | Hôm nay | 3637 |
![]() | Hôm qua | 3969 |
![]() | Tháng này | 60001 |
![]() | Tổng cộng | 7022899 |
Tin tức sự kiện
(25/04/2025)
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Môi trường, kể từ ngày 15/4, cơ quan này đã ký 3 thỏa thuận hợp tác về bảo vệ môi trường và địa khoa học, cùng với 4 nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh dây, tổ yến, cám gạo sang Trung Quốc.
(24/04/2025)
Nấm không chỉ được biết đến như một thực phẩm bổ dưỡng chứa nhiều protein, nhiều loại vitamin và các axit amin thiết yếu, không gây xơ cứng động mạch và không làm tăng lượng cholesterol trong máu, mà còn là một loại thực phẩm chức năng với các đặc tính dược lý mạnh mẽ.
(24/04/2025)
Ngành Nông nghiệp và Môi trường Lâm Đồng tiếp tục tăng cường công tác quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng trên địa bàn phục vụ thị trường xuất khẩu, đồng thời tiếp tục chuyển giao kỹ thuật chăm sóc, quản lý dịch hại, kiểm dịch thực vật và đảm bảo sản phẩm đạt các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.
(15/04/2025)
Ngày 11/4/2025, tại thành phố Đà Lạt, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Tổ chức Diễn đàn Cà phê Toàn cầu (GCP) tổ chức hội thảo tổng kết đánh giá dự án: “Xây dựng đối thoại chính sách, nâng cao năng lực và nhận thức về sử dụng vật tư nông nghiệp có trách nhiệm, thu gom và xử lý chất thải trong sản xuất cà phê tại Việt Nam”. Hội thảo dưới sự chủ trì của Lãnh đạo: Vụ Hợp tác quốc tế, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lâm Đồng và Tổ chức Diễn đàn Cà phê Toàn cầu tại Việt Nam.
(14/04/2025)
Sáng ngày 11/4/2025, tại thành phố Đà Lạt, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với nhóm khối Công và khối Tư thuộc PSAV, các tổ chức quốc tế như CARE, UNIDO, SYGENTA, PEPSICO… tổ chức hội thảo “Nâng cao năng lực tuân thủ tiêu chuẩn, chất lượng để thúc đẩy xuất khẩu rau quả Việt Nam”. Hội thảo dưới sự chủ trì của Lãnh đạo Vụ Hợp tác quốc tế và Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia.
(04/04/2025)
Đại sứ Lý Đức Trung kỳ vọng Israel sẽ hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, mở rộng thị trường xuất khẩu và cùng chia sẻ lợi ích chung.
(31/03/2025)
Tháo gỡ điểm nghẽn thể chế nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cho 790 cơ sở sản xuất phân bón trên cả nước.
(28/03/2025)
Ngày 25/3, tại TP Đà Lạt, Syngenta Việt Nam họp báo giới thiệu Công nghệ TYMIRIUM® và ra mắt sản phẩm Vaniva® 450SC. Đây là bộ giải pháp trừ tuyến trùng hiệu quả, với mục tiêu đồng hành cùng nông dân Việt.
(13/03/2025)
Huyện Bảo Lâm đã và đang hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm thúc đẩy cơ cấu lại ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới, qua đó góp phần thực hiện tốt chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Đảng, Nhà nước.
(07/03/2025)
Algeria, thị trường nhập khẩu cà phê hàng đầu ở Bắc Phi đã giảm thuế nhập khẩu cà phê. Đây là cơ hội để cà phê Việt Nam tăng hiện diện ở thị trường này.
(04/03/2025)
Theo Trưởng đại diện Tổ chức Nghiên cứu Nông Lâm quốc tế (ICRAF) tại Việt Nam, hợp nhất Bộ NN-PTNT và Bộ TN-MT là bước đi chiến lược tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác quốc tế.
TS. Nguyễn Quang Tân - Trưởng đại diện Tổ chức Nghiên cứu Nông Lâm quốc tế (ICRAF) tại Việt Nam - tin tưởng vào những cơ hội mà việc hợp nhất ngành môi trường và nông nghiệp đem lại. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
‘Một diện tích có hai cơ quan quản lý’
Trung tâm Nông Lâm thế giới (tiền thân của ICRAF) thành lập vào năm 1978 tại Nairobi, Kenya và được biết đến là tổ chức quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu, giáo dục, phát triển nông - lâm kết hợp. Kể từ khi thành lập văn phòng ở Việt Nam vào năm 2007, Tổ chức Nghiên cứu Nông Lâm quốc tế (ICRAF) đã thiết lập quan hệ chặt chẽ với hai đối tác của Chính phủ là Bộ NN-PTNT và Bộ TN-MT.
Về quản lý nhà nước, Bộ TN-MT chịu trách nhiệm quản lý tài nguyên, môi trường, đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và đất đai, trong khi Bộ NN-PTNT quản lý các lĩnh vực nông nghiệp như cây trồng, tưới tiêu, thủy sản, lâm nghiệp và thủy lợi.
Theo TS. Nguyễn Quang Tân, sự phân tách này khiến các tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp phải làm việc với cả hai Bộ khi xử lý các vấn đề liên quan đến cùng một diện tích đất.
“Việc sáp nhập hai Bộ giúp thống nhất đầu mối quản lý, không chỉ nâng cao hiệu quả điều hành Nhà nước trong các lĩnh vực đất đai, tài nguyên và nông nghiệp, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức quốc tế khi làm việc tại Việt Nam”, TS. Nguyễn Quang Tân nhận định.
Đặc biệt, các lĩnh vực môi trường và nông nghiệp ngày càng có nhiều điểm giao thoa. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, việc phục hồi hệ sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Khi hai Bộ được hợp nhất, các tổ chức quốc tế, trong đó có ICRAF, sẽ dễ dàng trao đổi ý kiến với đầu mối lãnh đạo, từ đó có thể đưa ra các khuyến nghị chính sách kịp thời và hiệu quả hơn.
“Thay vì chỉ giới hạn trong các khu rừng và khu bảo tồn thiên nhiên, ICRAF tiếp cận đa dạng sinh học theo hướng rộng hơn, bao gồm cả phục hồi và bảo tồn đa dạng sinh học trong nông nghiệp. Hiện nay, nhiều loài sinh vật từng phổ biến trên đồng ruộng, như tôm cá, đang dần biến mất. Vì vậy, bảo tồn đa dạng sinh học không chỉ dừng lại ở các khu rừng mà cần được thực hiện trên toàn bộ cảnh quan, bao gồm cả hệ thống nông nghiệp”, TS. Tân nhấn mạnh.
ICRAF tin tưởng vào sự hợp nhất hai ngành
Với những thay đổi tích cực, thời gian tới, ICRAF Việt Nam mong muốn tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Môi trường trong 4 lĩnh vực trọng tâm.
Trước hết, biến đổi khí hậu trong nông - lâm nghiệp và sử dụng đất đang trở thành vấn đề cấp bách, có mối liên hệ chặt chẽ với các lĩnh vực như năng lượng và xử lý chất thải.
Gần đây, với sự tài trợ từ chính phủ Đức thông qua tổ chức Bánh mì cho Thế giới, ICRAF Việt Nam đã và đang hợp tác với Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên trong việc thành lập một trung tâm học tập về biến đổi khí hậu.
Trong khuôn khổ sáng kiến này, ICRAF Việt Nam và các đối tác cùng xây dựng một “công viên khí hậu”. Công viên được thiết kế để phục vụ nhu cầu học tập của sinh viên cũng như nhu cầu sản xuất của cộng đồng địa phương.
Phó Đại sứ Úc (ảnh phải) cùng chuyên gia hướng dẫn, đào tạo, tập huấn cho người dân Sơn La về mô hình nông - lâm kết hợp trong khuôn khổ sáng kiến ICRAF. Ảnh: Bảo Thắng.
Trưởng đại diện ICRAF Việt Nam cho hay: “Đồng bào miền núi là những đối tượng chịu tác động nặng nề từ biến đổi khí hậu. Chúng tôi hy vọng có thể hỗ trợ họ giảm thiểu rủi ro và tổn thất do các hiện tượng thời tiết cực đoan thông qua các cơ chế hợp tác linh hoạt và hiệu quả”.
Việc nâng cao năng lực và nhận thức cho nông dân và cán bộ ngành nông - lâm nghiệp về tác động của biến đổi khí hậu là vô cùng cần thiết, theo TS. Nguyễn Quang Tân. Với mạng lưới văn phòng toàn cầu rộng lớn tại 25 quốc gia và các hoạt động trải dài tại 60 nước, ICRAF có thể đóng vai trò như một trung tâm tri thức, cung cấp tài liệu, hỗ trợ kỹ thuật và chia sẻ các mô hình thực tiễn hiệu quả.
Thứ hai, phục hồi hệ sinh thái là lĩnh vực hợp tác quan trọng giữa ICRAF và cả hai Bộ trước hợp nhất. Sự cởi mở của hai cơ quan Chính phủ đã mở rộng phạm vi nghiên cứu của ICRAF về sức khỏe đất và sức khỏe cây trồng.
Các nghiên cứu hiện tại của ICRAF Việt Nam tập trung vào bảo vệ đất, đặc biệt trong bối cảnh đất nông nghiệp đang chịu áp lực ngày càng lớn do nhu cầu sinh kế và canh tác độc canh kéo dài.
Ông Tân phân tích: “Việc khai thác đất quá mức có thể dẫn đến bạc màu và suy thoái nghiêm trọng. Do đó, chúng tôi muốn tìm kiếm các giải pháp vừa đảm bảo sinh kế cho người dân, vừa góp phần bảo vệ đất và phục hồi cảnh quan theo hướng bền vững”.
Quan điểm của đội ngũ nghiên cứu ICRAF tại Việt Nam là: Nếu chỉ hành động khi đất đã bị thoái hóa hoặc sa mạc hóa, chi phí phục hồi sẽ rất lớn, đòi hỏi nhiều thời gian và nguồn lực hơn.
Bảo tồn đa dạng sinh học gắn liền với phục hồi hệ sinh thái. Một hệ sinh thái không thể phục hồi hoàn chỉnh nếu thiếu đi sự đa dạng sinh học trong cảnh quan. Ngược lại, sự suy giảm đa dạng sinh học sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe đất, làm suy yếu hệ sinh thái. Theo đó, sự hợp tác giữa ICRAF và Bộ Nông nghiệp và Môi trường được kỳ vọng kết hợp cả hai yếu tố này.
Lĩnh vực hợp tác tiềm năng thứ ba là chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm thông qua phát triển nông nghiệp sinh thái.
Hiện nay, sản xuất nông nghiệp đang chịu tác động ngày càng lớn từ biến đổi khí hậu, trong khi áp lực gia tăng dân số và suy thoái đất vẫn tiếp tục gia tăng. Làm thế nào để vừa đảm bảo sinh kế cho người dân, vừa duy trì đa dạng sinh học vẫn là bài toán lớn đối với các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp.
Thí nghiệm nghiên cứu nhu cầu nước tưới cho cây cà phê sử dụng công nghệ đo SAP-FLOW (công nghệ đo dòng nhựa cây) do ICRAF Việt Nam và các đối tác triển khai. Ảnh: Linh Linh.
Theo kinh nghiệm của ICRAF, mô hình nông - lâm kết hợp có tiềm năng phát huy, bảo tồn sự đa dạng cây trồng, vật nuôi địa phương, đặc biệt là các giống, loài bản địa. Nông - lâm kết hợp có thể hiểu theo nghĩa rộng là việc kết hợp cây vào trong cảnh quan nông nghiệp.
TS. Nguyễn Quang Tân nhận xét, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực dịch vụ môi trường rừng, nhưng giá trị của các hệ sinh thái trong nông nghiệp vẫn chưa được đánh giá đầy đủ. Vì vậy, ICRAF mong muốn thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu để định lượng các giá trị của thiên nhiên, đa dạng sinh học, cảnh quan nông nghiệp, tài nguyên đất và nước.
Cuối cùng, nghiên cứu về phát triển sinh kế bền vững và giảm nghèo là trọng tâm thứ tư của hợp tác. Các giải pháp cần hướng đến sự cân bằng giữa bảo tồn, phát triển sinh kế và đảm bảo lợi ích hài hòa cho tất cả các bên liên quan.
“Việc bảo tồn hệ sinh thái chỉ thực sự hiệu quả khi gắn liền với lợi ích kinh tế. Nếu nông dân không thể cải thiện thu nhập và thoát nghèo, các mục tiêu về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững sẽ khó có thể đạt được”, TS. Nguyễn Quang Tân - Trưởng đại diện ICRAF tại Việt Nam, nhấn mạnh.
Quỳnh Chi (nguồn: nongnghiep.vn)



(27/02/2025)
Mùa khô năm nay, Lâm Đồng chứng kiến nhiều trận mưa trái mùa đã góp phần “giải nhiệt” nhưng cũng dễ phát sinh nấm bệnh và ảnh hưởng tới năng suất một số loại cây trồng.
(26/02/2025)
Năm 2024 là năm thứ hai Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Nông nghiệp huyện Bảo Lâm và UBND xã Lộc Quảng triển khai xây dựng mô hình dự án khuyến nông Trung ương: “Xây dựng mô hình sản xuất chè hữu cơ, liên kết theo chuỗi giá trị tại Lâm Đồng”.
(21/02/2025)
Tiếp nối thành công năm 2024, khi giá trị xuất khẩu vượt mốc 5,4 tỷ USD, cà phê Việt Nam năm nay được dự báo triển vọng tích cực khi nguồn cung suy giảm.
(11/02/2025)
Trước yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, bao bì đóng gói của thị trường nhập khẩu ngày càng nâng cao, Lâm Đồng đang đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, giám sát mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng nhằm đảm bảo tuân thủ các yêu cầu của các nước nhập khẩu.
(14/01/2025)
Trong bối cảnh con người ngày càng chú trọng đến sức khỏe và môi trường, xu hướng tiêu dùng sản phẩm theo hướng hữu cơ đang ngày càng phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu, trong đó có sản phẩm trà được sản xuất theo hướng hữu cơ. Trà được sản xuất theo hướng hữu cơ không chỉ là sự lựa chọn của những người yêu thích sự an toàn và tự nhiên, mà còn phản ánh mối quan tâm lớn đến việc bảo vệ môi trường, duy trì sự bền vững trong sản xuất nông sản. Và người hiện thực hóa điều đó là anh Tằng Nam Sầu ở thôn 7, xã Lộc Quảng, huyện Bảo Lâm đang ứng dụng sản xuất chè Oolong trên 10 ha trong tổng diện tích 30 ha của gia đình. Sản xuất chè Oolong theo hướng hữu cơ mang lại nhiều lợi ích, nhưng trong quá trình canh tác gia đình anh gặp phải không ít khó khăn thách thức phải đối mặt.
(09/01/2025)
Sau 20 năm phát triển, ngành nông nghiệp huyện Đam Rông đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Từ một nền nông nghiệp lạc hậu, manh mún, nhỏ lẻ, đến nay, nông nghiệp huyện Đam Rông đã bứt phá đi lên, hình thành các vùng chuyên canh các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; tư duy trong lao động, sản xuất của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã thay đổi rõ nét. Ngành nông nghiệp đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn để đưa huyện Đam Rông phát triển bền vững trong tương lai.
(07/01/2025)
Lâm Đồng là tỉnh có diện tích cà phê đứng thứ 2 cả nước sau Đắk Lắk nhưng năng suất, sản lượng đứng đầu cả nước. Cây cà phê được xác định là cây trồng chủ lực và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất của lĩnh vực trồng trọt (chiếm khoảng 60% tổng giá trị sản xuất). Hiện nay, toàn tỉnh có 174.673 ha cà phê trong đó cà phê vối 163.488 ha (chiếm 93,6%), cà phê chè 11.185 ha (chiếm 6,4%); năng suất cà phê bình quân đạt 33,3 tạ/ha (tăng 2,5 tạ/ha so với năm 2020); sản lượng đạt 560.990 tấn.
(26/12/2024)
Chiều ngày 25/12/2024, tại Trung tâm Hành chính tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng đã tổ chức “Hội nghị tổng kết ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025”. Đến dự hội nghị có đại diện Văn phòng UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các Sở, ngành trong tỉnh; đại diện lãnh đạo UBND, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Nông nghiệp các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh; các doanh nghiệp, hợp tác xã tiêu biểu; lãnh đạo và cán bộ chủ chốt của các đơn vị thuộc Sở, cùng toàn thể cán bộ công chức của các phòng thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
(24/12/2024)
Trong những năm qua, phát huy tính xung kích của tuổi trẻ, nhất là trong phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, nhiều đoàn viên, thanh niên trên địa bàn huyện Di Linh đã vươn lên phát triển kinh tế với những mô hình sản xuất tiêu biểu, trong đó mô hình trồng hoa lan cấy mô của anh Đoàn Đức Anh ở thôn 14, xã Hòa Ninh, huyện Di Linh được coi là một điển hình xuất sắc. Mô hình không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao, mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững của nông thôn, tạo việc làm cho lao động tại địa phương.