Liên kết website

Bao bì sài gòn

 

Phần mềm tra cứu thuốc BVTV

Thống kê truy cập

05227173
Hôm nayHôm nay2047
Hôm quaHôm qua4380
Tháng nàyTháng này10227
Tổng cộngTổng cộng5227173

 

Năm 2014, từ nguồn vốn địa phương, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng đã triển khai có hiệu quả một số mô hình chăn nuôi - thủy sản như: Nuôi thử nghiệm lợn hương theo hướng an toàn sinh học, Cải tạo đàn trâu, Nuôi lươn trong bể, Nuôi cá chình trong ao đất. Đến nay mô hình đã đạt được một số kết quả nhất định:

 

1. Mô hình Nuôi thử nghiệm Lợn Hương theo hướng an toàn sinh học: Mục tiêu của mô hình để đánh giá sự thích nghi của giống lợn hương với điều kiện khí hậu tại Lâm Đồng, đồng thời giới thiệu cho người chăn nuôi trong tỉnh một giống lợn đặc sản mới có chất lượng thơm ngon, thay đổi cơ cấu giống vật nuôi tại địa phương, nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi.

Kết quả mô hình: Mô hình nuôi thử nghiệm lợn hương theo hướng an toàn sinh học được thực hiện tại huyện Đạ Huoai với 05 hộ tham gia. Các nông hộ tham gia mô hình đã thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của cán bộ kỹ thuật, thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh, vệ sinh chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng. Các chỉ tiêu theo dõi như: Số lượng của đàn lợn hương lúc giao là 25 con, sau thời gian nuôi 03 tháng tới thời điểm hiện tại còn 23 con hao hụt 02 con do mắc bệnh viêm phổi, tỷ lệ sống của đàn lợn đạt 92%, tăng trọng bình quân trong 83 ngày theo dõi đạt 5,51 kg/con/tháng, con lớn nhất đạt trọng lượng 27,5 kg, con nhỏ nhất đạt 24,7 kg. Lợn hương đã bắt đầu tới tuổi sinh sản. Tính đến thời điểm tháng 2 năm 2015 đã có 5 con đẻ được 26 con lợn con. Một số chỉ tiêu về sinh sản chưa thể đánh giá được Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng sẽ tiếp tục theo dõi trong thời gian tới để có cơ sở để đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình.

Để đạt được những kết quả trên chúng tôi đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật:

Về chuồng trại: Chuồng trại phải luôn khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, có đủ ánh sáng, có sân chơi và vườn chăn thả. Chuồng trại được vệ sinh sát trùng sạch sẽ trước khi đưa lợn vào nuôi. Trong thời điểm giao mùa (ngày nóng – đêm lạnh) nên sử dụng bạt nilon để che kín chuồng trại giữ ấm cho lợn nhất là vào thời điểm ban đêm.

Con giống: Lợn hương là giống lợn bản địa quý hiếm, thịt mềm, ngọt, đặc biệt thịt có mùi thơm rất riêng biệt. Đây là giống lợn mới được đưa vào nuôi thử nghiệm tại Lâm Đồng. Lợn giống được mua từ cơ sở giống uy tín, có đầy đủ hồ sơ nguồn gốc giống, và được tiêm đầy đủ các loại vắc xin, có giấy chứng nhận của cơ quan thú y. Lợn giống được chọn từ những cá thể nổi trội trong đàn, có ngoại hình và thể chất tốt, có bộ khung vững vàng bảo đảm có đầy đủ các đặc điểm của giống.

Chăm sóc nuôi dưỡng

- Thức ăn: Đàn lợn của mô hình được nuôi bằng thức ăn tổng hợp chuyên dùng cho lợn hậu bị và kết hợp với thức ăn thô xanh (rau lang, thân cây chuối, bèo …). Thức ăn được đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng không bị ôi thiu, mốc. Hàng ngày lợn được cung cấp đầy đủ nước sạch để uống.

- Khẩu phần ăn: Hàng ngày lợn được điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp với từng giai đoạn. Mức ăn cho lợn nái hậu bị:

 

Khối lượng lợn (kg)

Thức ăn hỗn hợp (kg/ngày)

Thức ăn thô xanh (kg/ngày)

Số bữa ăn/ngày

Thời gian nuôi

10 - 20

0,9 - 1,0

1

3 - 4

60 ngày

21 - 40

1,5 - 1,7

3

3

45 ngày

40 - phối giống

2,0 - 2,2

3

2

45 ngày

Phối giống: Lợn được cho phối giống ở độ tuổi 6-7 tháng tuổi, giai đoạn này lợn đực và lợn cái được nuôi nhốt để lợn đực có điều kiện phát hiện và phối giống cho những cá thể lợn cái có biểu hiện động dục.

Chăm sóc, quản lý lợn nái chửa: Khi lợn nái đã có chửa cần duy trì chế độ vận động 1-2 lần/ngày; 60-90 phút/lần vận động, hạn chế vận động đối với nái chửa kỳ II, 1 tuần trước khi đẻ chỉ cho đi lại trong sân chơi, trước khi vận động phải cho lợn uống nước đầy đủ, không vận động khi thời tiết xấu, nơi có địa hình không bằng phẳng.

Tiêm phòng định kỳ các loại vaccin: Dịch tả, Tụ huyết trùng, Lepto: 2 lần/nái/năm (Không tiêm phòng cho lợn nái chửa từ ngày 1-60 ngày, trừ có dịch xảy ra), thường xuyên quan sát, phát hiện bệnh ghẻ để điều trị kịp thời, nếu lợn bị ghẻ 14 ngày trước khi đẻ tắm ghẻ lần 1 và 1 tuần sau tắm ghẻ lần 2 (Không nên tiêm phòng, tẩy giun sán, tắm ghẻ vào tháng đầu và tháng cuối của giai đoạn có chửa). Từ 10-15 ngày trước ngày đẻ dự kiến: Ô chuồng cần được vệ sinh sạch sẽ và tiêu độc khử trùng.

Vệ sinh phòng bệnh: Áp dụng tổng hợp các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi. Trong giai đoạn giao mùa chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn (ngày nóng - đêm lạnh) đàn lợn được che chắn giữ ấm tránh gió lùa nhất là vào thời điểm ban đêm. Đàn lợn được thường xuyên theo dõi phát hiện sớm các trường hợp bệnh để điều trị kịp thời. Trong giai đoạn mùa lạnh cần chú ý nhất là các bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa. Định kỳ tẩy giun sán cho lợn bằng các loại thuốc dễ tẩy và ít gây ra ngộ độc.

2. Mô hình Cải tạo đàn trâu: Nghề nuôi trâu ở tỉnh Lâm Đồng được hình thành từ lâu đời nhưng phương thức chăn nuôi trâu của người dân còn mang nặng tính truyền thống, chăn nuôi thả rông, chưa có chuồng nhốt hoặc chuồng không có mái che, không có thức ăn dự trữ, phân thải ra ngoài không được xử lý, khả năng gây bệnh cao và gây ô nhiễm môi trường ở khu dân cư, công tác vệ sinh phòng bệnh cũng chưa được quan tâm, chưa áp dụng các biện pháp vệ sinh phòng trừ tổng hợp.

Mặt khác công tác giống trong thời gian dài chưa được chú trọng đầu tư nên xảy ra hiện tượng giao phối cận huyết, hầu hết thế hệ trâu giao phối cận kề với nhau giữa đời bố mẹ với con cháu nên đàn nghé sinh ra có sức sống yếu, trâu trưởng thành thì có trọng lượng thấp. Do vậy cải tạo đàn trâu là một việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm cải tạo dần dần đàn trâu địa phương có năng suất thấp và hiệu quả không cao. Xuất phát từ thực tế đó, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng thực hiện mô hình “Cải tạo đàn trâu tại huyện Đơn Dương” cho 03 hộ/03con tại xã P’roh, huyện Đơn Dương.

Kết quả mô hình: Mô hình cải tạo đàn trâu tại huyện Đơn Dương đến thời điểm hiện tại đã đạt kết quả tốt, các chỉ tiêu theo dõi đáp ứng được theo yêu cầu kỹ thuật của mô hình, tỷ lệ sống đạt 100%, trâu đã thích nghi với điều kiện chăm sóc và môi trường khí hậu mới nên ăn uống, phát triển tốt, trọng lượng của đàn trâu đực đã đạt trung bình 400kg/con, hiện tại đàn trâu đực của mô hình đã bắt đầu đến tuổi khai thác.

Để đạt được những kết quả như trên chúng tôi đã thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật:

Chuồng trại: Chuồng được xây dựng nơi cao ráo, khung chuồng và nền chuồng chắc chắn, mái lợp đảm bảo, chuồng được che bạt để giữ ấm cho trâu vào những ngày trời lạnh. Chuồng được thiết kế đầy đủ máng ăn, máng uống đảm bảo điều kiện để trâu ăn uống, nghỉ ngơi tại chuồng. Chuồng nuôi được định kỳ vệ sinh sát trùng sạch sẽ. Phân và chất độn chuồng được thu gom để đưa vào hố ủ.

Trâu đực giống: Được chọn lọc từ đàn trâu đực của địa phương khác (Quảng Ngãi) để tránh trùng huyết, trâu có tầm vóc lớn và được lựa chọn kỹ theo các tiêu chuẩn của trâu đực giống. Trâu được chọn làm giống khỏe mạnh, không bị các khuyết tật, được tiêm phòng đầy đủ các bệnh theo quy định của thú y. Về trọng lượng 3 năm tuổi trâu đực có trọng lượng trung bình từ 340-420 kg/con.

Chăm sóc nuôi dưỡng: Trâu đực khi mới nhập về được nuôi cách ly một ô chuồng riêng để theo dõi trong 21 ngày. Hàng ngày trâu được chăn thả vào lúc thời tiết ấm áp, trên các bãi cỏ tự nhiên và được bổ sung thêm thức ăn tinh 1,5 kg/con/ngày. Ngoài thức ăn ăn được khi chăn thả trâu còn được ăn thêm thức ăn thô xanh tại chuồng vào ban đêm. Trong thời điểm giao mùa (ngày nóng - đêm lạnh) chuồng trại nên được che chắn bằng bạt nilon để giữ ấm cho trâu nhất là vào ban đêm.

Quản lý: Khi trâu đực giống đạt ≥ 36 tháng tuổi mới bắt đầu khai thác sử dụng trâu làm đực giống. Trâu được cho nhập đàn chăn thả chung với đàn trâu cái trong vùng tại các điểm chăn thả tập trung để trâu đực có điều kiện phối giống cho đàn trâu cái của địa phương.

Vệ sinh phòng bệnh:Áp dụng tổng hợp các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi. Trâu đực được chăm sóc, ăn uống đầy đủ, khẩu phần ăn phù hợp với từng giai đoạn.

3. Mô hình Nuôi lươn trong bể: Huyện Đạ Huoai thuộc tỉnh Lâm Đồng là vùng có điều kiện khí hậu thích hợp cho việc phát triển nuôi lươn. Trong những năm qua, phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện chủ yếu vẫn là các các đối tượng cá nước ngọt truyền thống, việc lựa chọn lươn là đối tượng nuôi còn hạn chế. Nhằm góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy đặc sản, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng triển khai thực hiện mô hình “Nuôi lươn trong bể”. Qua đó giúp người dân nắm vững lý thuyết và ứng dụng vào nuôi thực tế. Việc nhân rộng mô hình sẽ giới thiệu cho người dân trong tỉnh nắm được một phương thức nuôi lươn mới, qua đó tận dụng và khai thác được nguồn tài nguyên của địa phương, góp phần phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế, cải thiện thu nhập cho người dân.

Kết quả mô hình: Sau 6 tháng triển khai, kết quả mô hình của từng hộ như sau:

 

1. Chỉ tiêu môi trường

Hộ 1

Hộ 2

Hộ 3

Hộ 4

Hộ 5

pH

6,8

7

6,5

6,5

7

Nhiệt độ nước

26,50C

250C

270C

260C

260C

Độ sâu

60 cm

65cm

60 cm

65 cm

60 cm

2. Sinh trưởng, phát triển

         

Tỷ lệ sống (%)

87

86

86

85

87

Con lớn nhất (gr)

441

428

416

424

416

Con nhỏ nhất (gr)

395

391

320

390

387

Bình quân (gr)

418

410

368

407

402

3. Thức ăn sử dụng

         

Công nghiệp

X

X

x

x

x

4. Bệnh tật

Không

Không

Nấm thân

Không

Không

Phòng bệnh

Tắm muối,  thay nước định kỳ

Tắm muối, thay nước định kỳ

Tắm muối, thay nước định kỳ

Tắm muối, thay nước định kỳ

Tắm muối, thay nước định kỳ

 

Tiến bộ kỹ thuật áp dụng: Đây là mô hình nuôi lươn không bùn, là hình thức nuôi mới, đơn giản, xây dựng và thiết kế chỗ cho lươn trú ẩn hoàn toàn bằng vạc tre, đồng thời hệ thống cấp thoát nước và sàng ăn được bố trí riêng. Với việc áp dụng hình thức nuôi này giúp dễ kiểm soát được số lượng, tình hình dịch bệnh và theo dõi được tình hình sinh trưởng, phát triển của lươn, đồng thời môi trường nuôi được kiểm soát tốt. Tiến bộ kỹ thuật áp dụng như sau:

- Chỗ trú ẩn cho lươn: Thiết kế 4 tấm vạc tre, mỗi tấm vạc cách nhau 5cm, trên tấm cuối cùng dùng lưới màu xanh căng và đóng giữ cố định. Sau khi làm xong vạc tre, vệ sinh thật sạch rồi đặt vào chính giữa bể.

- Bể nuôi: Bể xi măng, diện tích từ 8-10m2, toàn bộ mặt trong của bể được láng bóng bằng xi măng. Hệ thống cống cấp và thoát nước được đặt hai đầu bể. Mặt đáy nghiêng về phía lỗ thoát nước khoảng 2,5-3cm, miệng cống thoát được bịt lưới. Trước khi thả giống bể được sát khuẩn bằng vôi.

- Giống: Giống lươn nhân tạo, khoẻ mạnh, có kích cỡ đồng đều, trên lưng có màu vàng sẫm, có chấm đen, bơi lội nhanh nhẹn. Không xây sát, thương tổn, mất nhớt. Trước khi thả nuôi lươn được tắm bằng nước muối 5% trong 5-10 phút để khử trùng.

- Chăm sóc quản lý: Sử dụng một loại thức ăn công nghiệp hàm lượng protein 35%. Ở giai đoạn 1 tháng đầu có bổ sung thêm trùn quế vào thức ăn, cho lươn ăn theo đúng nguyên tắc 4 định (định vị trí, thời gian, lượng và chất). Bổ sung vitamin C vào thức ăn 1 lần/tuần. Vệ sinh sạch sẽ môi trường đặc biệt là sau khi cho ăn, thực hiện chế độ thay nước 30% hằng ngày. Mỗi tháng kiểm tra tốc độ sinh trưởng và phân cỡ lươn, thực hiện chăm sóc hợp lý.

- Phòng bệnh: Áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho lươn, định kỳ dùng vôi bột tạt khắp bể nuôi với liều lượng 10-20g/m3.

- Trị bệnh: Trong quá trình nuôi một số bị lở loét trên thân. Khi phát hiện đã tách riêng những con bị bệnh và sử dụng Iodine với liều lượng 1-1,5g/m3 hòa tan và tạt đều khắp bể nuôi, điều trị trong 3 ngày.

Hiệu quả kinh tế: Sau khi áp dụng tiến bộ kỹ thuật trên, hiệu quả kinh tế mô hình đạt được như sau: Với tỷ lệ sống đạt 86,2% (2.586 con), trọng lượng bình quân đạt 0,4 kg/con. Do đó tổng khối lượng lươn là: 2.586 x 0,4 = 1.034 kg. Giá bán thương phẩm trên thị trường hiện nay khoảng 100.000 đồng/kg. Tổng số tiền thu được là: 1.034 kg x 100.000 đồng = 103.400.000 đồng. Doanh thu 103.400.000 đồng, trừ chi phí đầu tư 74.200.000 đồng, còn lãi 29.200.000 đồng. Mỗi nông hộ lãi trung bình 5.840.000 đồng.

4. Mô hình Nuôi cá chình trong ao đất: Để giúp người dân hiểu được về đặc điểm sinh học cá chình và nắm rõ được quy trình kỹ thuật nuôi đối tượng này, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng tổ chức triển khai thực hiện mô hình “Nuôi cá chình trong ao đất”. Việc triển khai và nhân rộng mô hình sẽ giúp giới thiệu cho người dân thêm một đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế, phù hợp với điều kiện nuôi tại địa phương, đồng thời khai thác được nguồn tài nguyên của vùng qua đó góp phần phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế, cải thiện thu nhập cho người dân.

Kết quả mô hình: Sau 6 tháng triển khai, kết quả mô hình của từng hộ như sau:

1. Chỉ tiêu môi trường

Hộ 1

Hộ 2

pH

6,5

7

Nhiệt độ nước

26,50C

270C

Độ trong

30 cm

28 cm

Màu nước

Xanh nhạt

Xanh nõn chuối

Độ sâu

1,5 m

1,5 m

2. Sinh trưởng, phát triển

   

Tỷ lệ sống (%)

89

87

Con lớn nhất (gr)

1205

1088

Con nhỏ nhất (gr)

904

804

Bình quân (gr)

1054

946

3. Loại thức ăn

   

Công nghiệp

X

X

4. Bệnh tật

Xuất huyết thân

Không

Phòng bệnh

- Thay nước và bón vôi định kỳ vào ao.

- Bổ sung vitamin và khoáng chất vào thức ăn.

- Thay nước và bón vôi định kỳ vào ao.

- Bổ sung vitamin và khoáng chất vào thức ăn.

 

Tiến bộ kỹ thuật áp dụng: Mô hình áp dụng với những tiến bộ kỹ thuật tiến bộ so với các hình thức nuôi trước đây như: Hệ thống nuôi và các trang thiết bị được chuẩn bị và bố trí bài bản. Các yếu tố môi trường hoàn toàn được kiểm tra bàng bộ Test đo. Sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp với hàm lượng Protein khác nhau đáp ứng yêu cầu từng giai đoạn phát triển của cá. Đa số thuốc và hóa chất sử dụng là các sản phẩm mới và tính hiệu quả cao. Tiến bộ áp dụng cụ thể như sau:

- Ao nuôi: Ao được thiết kế có độ dốc, có hệ thống cấp thoát nước riêng, có nguồn nước ra vào thường xuyên. Ngoài ra có một ao chuyên chứa nước và xử lý trước khi cấp nước vào ao nuôi. Ao được cải tạo, xử lý bằng vôi với liều lượng 7-10kg/10 m2 và gây màu bằng phân xanh trước khi thả giống.

- Giống: Giống chọn nuôi có kích cỡ đồng đều, khỏe mạnh, da bóng, nhiều nhớt và không bệnh tật. Để loại bỏ các mầm bệnh trên cá giống, trước khi thả nuôi cá được tắm bằng thuốc tím (KMnO4) với nồng độ 5-10 mg/lít trong thời gian 20 phút.

- Chăm sóc quản lý: Giai đoạn 3 tháng đầu sử dụng thức ăn có độ đạm 40%, các tháng còn lại sử dụng thức ăn loại 36%. Định kỳ bổ sung Vitamin C và khoáng chất vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho cá.

Các chỉ tiêu môi trường: pH luôn duy trì từ 6,5-7, độ trong từ 30-40cm. Ngoài ra nước được cấp liên tục vào ao để đảm bảo hàm lượng oxy. Kiểm tra định kỳ tốc độ sinh trưởng của cá, san lọc cá và có chế độ chăm sóc hợp lý, ao nuôi được kiểm tra thường xuyên đặc biệt là buổi tối, những ngày trời mưa và ban đêm để theo dõi không để cá thất thoát ra ngoài.

- Phòng bệnh: Áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho cá, định kỳ dùng vôi tạt xuống ao và trên bờ. Vào những ngày thời tiết lạnh, nhiệt độ thấp, dùng vôi nông nghiệp (CaCO3) tạt với liều lượng 20-30kg/1.000m3. Ngoài ra sử dụng Zeolite hạt với liều lượng 20-30kg/1.000m2 tạt đều xuống ao để tăng hấp thu khí độc và làm sạch đáy ao (dùng vào buổi sáng từ 7-8h những ngày mát). Bổ sung thêm kháng sinh Vime-Glucan vào thức ăn.

- Trị bệnh: Trong quá trình nuôi một số bị xuất huyết trên thân. Khi phát hiện đã tách riêng những con bị bệnh và sử dụng Vime-N333 trộn vào thức ăn với liều lượng 0,2g/1kg cá, điều trị trong 5 ngày liên tục.

Hiệu quả kinh tế: Với việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật trên, hiệu quả kinh tế mô hình đạt được như sau: Với tỷ lệ sống đạt 88% (2.640 con), trọng lượng bình quân đạt 1 kg/con. Do đó tổng khối lượng cá là: 2.640 x 1 = 2.640 kg. Giá bán cá thương phẩm hiện nay trên thị trường hiện nay khoảng 110.000 đồng/kg. Tổng số tiền thu được là: 2.640 kg x 110.000 đồng = 290.400.000 đồng. Doanh thu 290.400.000 đồng, trừ chi phí đầu tư 139.740.000 đồng còn lãi 150.660.000 đồng. Mỗi nông hộ lãi trung bình 75.330.000 đồng. Mô hình đưa lại giá trị kinh tế cao cho các nông hộ, qua đó giúp người dân tăng thu nhập và cải thiện đời sống.

 

Bùi Thị Hằng - Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng

Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG LÂM ĐỒNG

Tầng 4, Khu D, Trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng - 36 Trần Phú - Phường 4 - TP. Đà Lạt

ĐT: 02633.812932 - 02633.824180 Fax: 02633.812270 E-mail: ttknld@gmail.com

Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Tất Dương - Giám đốc Trung tâm

Top