Liên kết website

Bao bì sài gòn

 

Phần mềm tra cứu thuốc BVTV

Thống kê truy cập

05306245
Hôm nayHôm nay1505
Hôm quaHôm qua3998
Tháng nàyTháng này60001
Tổng cộngTổng cộng5306245

Hiện nay, việc xử lý chất thải rắn chăn nuôi có nhiều cách như ủ phân, sử dụng hầm biogas, nuôi trùn quế, sử dụng chế phẩm sinh học… ngoài ra, người ta còn tận dụng phân của vật nuôi để nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi. Dòi là ấu trùng của ruồi, nhặng và sử dụng phân tươi của vật nuôi làm thức ăn, là nguồn thức ăn giàu protein.

Dòi tươi sống có hàm lượng protein 15%, chất béo thô 5,8%, đủ chất dinh dưỡng làm thức ăn nuôi trực tiếp cho lợn, gà, vịt, cá. Đồng thời là thức ăn sống tốt nhất, có giá thành thấp nhất để nuôi các động vật đặc sản như tôm, cua, cá chình, lươn, ếch, cá song, ba ba, rùa…

 

1. Chuẩn bị giống: Nuôi dòi dùng làm thức ăn cho vật nuôi thì không cần phải chọn lọc và nuôi ruồi bố mẹ mà sử dụng ruồi bố mẹ có sẵn trong tự nhiên, để giảm chi phí trong việc nuôi dòi.

2. Chuẩn bị thức ăn nuôi dòi

Thức ăn phục vụ nuôi dòi là phân của các loài vật nuôi như heo, gà, trâu bò...

Chuẩn bị thức ăn cho dòi: Thức ăn dùng cho dòi tốt nhất là phân gà và heo. Chúng ta nên kết hợp phân gà với phân heo, có các cách thức kết hợp như sau: Phân heo 50%, phân gà 50% và phân đạt độ ẩm 80%. Phân heo 25%, phân gà 75%, và phân đạt độ ẩm 80%. Phân heo 75%, phân gà 25%, và phân đạt độ ẩm 80%.

3. Kỹ thuật nuôi dòi

- Dùng chậu nhựa: Sau khi chuẩn bị phân cho dòi, chúng ta sử dụng chậu nhựa có đường kính 40-50 cm, cho phân vào 2/3 chậu nhựa, để ở nơi có nhiều ruồi, nhặng. Chúng ta có thể dùng những chất để nhử ruồi, nhặng đến đẻ trứng như cho đường ăn rắc lên mặt phân, sử dụng nội tạng động vật để trên mặt phân… Ngoài ra, người nuôi có thể bổ sung thêm rỉ mật đường hoặc cho thêm một chút rượu, mở nắp thùng khoảng nửa ngày, khi thấy nhiều ruồi nhặng đến đẻ trứng, đậy nắp thùng lại, để ở chỗ mát, sau 4-5 ngày là có dòi. Khi thu dòi, người nuôi dòi cho nước vào chậu dùng gậy đập nhẹ vào chậu, dòi sống sẽ nổi lên mặt nước, dùng vợt vớt ra rửa sạch và sử dụng dòi thu được cho vật nuôi ăn như ba ba, lươn, cá…, nấu chín cho heo, chó, mèo ăn hoặc phơi khô, sấy khô làm thức bổ sung cho động vật. Nước bã cho vào bồn khí sinh học hoặc hố phân để phân huỷ, có thể sử dụng nước bã này đưa vào ao để nuôi rùa, ba ba, lươn, cá… Ngoài việc thu hoạch như trên, nếu người nuôi sử dụng dòi cho các loài thủy sản như ba ba, lươn, cá… có thể dùng hỗn hợp trong chậu cho ăn trực tiếp mà không phải thu hoạch.

Nuôi trên đất: Đây là cách nuôi phù hợp nhất đối với người chăn nuôi vì ít tốn kém vật tư nuôi dòi, tận dụng được khuôn viên trống trong khu chăn nuôi và có thể nuôi với quy mô lớn.

Chọn nơi nuôi: Chọn những nơi đất bằng phẳng xa nhà, gần trại chăn nuôi, cao ráo, không bị ngập úng, khu nuôi có mái che chắn để tránh nước mưa hoặc nắng trực tiếp.

Chuồng nuôi: Tùy vào quy mô mà người nuôi dòi chọn diện tích cho phù hợp thường thì mỗi ô nuôi khoảng 2-3 m2, chiều cao ô nuôi 50-60cm, dùng bạt nilong để lót cho ô nuôi.

Cách nuôi: Cho lớp phân đã chuẩn bị vào ô nuôi với độ dày 15-20cm, trên lớp phân rải bỏ thêm nội tạng động vật để nhử ruồi, nhặng đế đẻ trứng, sau nửa ngày thì dùng vải màn che kín trên bề mặt ô nuôi, cách mặt phân 10cm; sau đó người nguôi chỉ cần giữ ẩm cho phân là được.

Thu hoạch: Sau 9-10 ngày, người nuôi có thể thu hoạch dòi, thu dòi vào những ngày nắng, nhấc bạt trong ô nuôi gồm hỗn hợp phân và dòi đem ra phơi nắng, khi phơi thì dòi sợ nắng sẽ chui xuống dưới. Lúc này, người thu hoạch dòi gạt lớp phân trên mặt, cứ tiếp tục như vậy chúng ta sẽ thu được dòi.

 

Văn Đắc - TTKN Lâm Đồng

Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG LÂM ĐỒNG

Tầng 4, Khu D, Trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng - 36 Trần Phú - Phường 4 - TP. Đà Lạt

ĐT: 02633.812932 - 02633.824180 Fax: 02633.812270 E-mail: ttknld@gmail.com

Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Tất Dương - Giám đốc Trung tâm

Top