Liên kết website

Bao bì sài gòn

 

Phần mềm tra cứu thuốc BVTV

Thống kê truy cập

05266280
Hôm nayHôm nay1903
Hôm quaHôm qua4220
Tháng nàyTháng này49334
Tổng cộngTổng cộng5266280

 Đến xã Hoài Đức, huyện Lâm Hà, được anh Nguyễn Bá Hà giới thiệu chúng tôi ghé thăm gia đình Bà Đỗ Thị Hoa thuộc thôn Đức Thành, xã Hoài Đức với nghề nuôi tằm trứng bán tằm con đã giúp gia đình bà có nguồn thu nhập ổn định.

 Qua trao đổi, được biết gia đình bà có 5 nhân khẩu, với tổng diện tích đất sản xuất 2ha, trong đó 1,3ha trồng cà phê mỗi năm cho thu hoạch 5 tấn cà phê nhân, gần 7 sào trồng dâu giống S7-CB và VA201 phục vụ cho nuôi tằm trứng và tằm lấy kén. Gia đình bà nhận nuôi gia công trứng tằm cho các đại lý thu mua kén đã từ rất lâu rồi, tính đến nay đã hơn 20 năm, nghe công việc tưởng chừng đơn giản nhưng cũng không đơn giản chút nào, suốt ngày này qua tháng khác cứ quanh quẩn xung quanh từ nhà tới vườn dâu và về nhà, cứ vậy rồi thành quen, thoáng một cái mà đã hơn 20 năm, bà Hoa tâm sự: “Công việc tuy không nặng nhọc nhưng khắt khe về thời gian, nuôi theo hình thức gối đầu, tuần nào cũng nuôi, mỗi tuần nuôi 1 lứa, mỗi lứa nuôi 30-40 hộp, công lao động thường xuyên của gia đình phục vụ cho công việc nuôi tằm trứng từ 4-5 người tùy từng thời điểm, mỗi lứa tằm nuôi từ trứng đến ngủ tuổi ba là 12 ngày, sau khi tằm ngủ tuổi 3 thì giao cho chủ vựa kén, từ các chủ vựa sẽ phân phát cho người nông dân nuôi tằm lấy kén, sau khi người nông dân lấy tằm về là lúc tằm bắt đầu ăn tư”.

Không phải ai cũng có thể nuôi tằm được, nếu nuôi tằm con không có kinh nghiệm, tằm rất dễ bị bệnh và dễ bị hỏng, giai đoạn này giống như nuôi trẻ nhỏ, do đó việc kỹ lưỡng trong chăm sóc tằm con là rất quan trọng, nó sẽ có ý nghĩa rất lớn đến kết quả nuôi tằm lớn vì tằm con khả năng chống chịu và sinh lý khác tằm lớn nên cần được chăm sóc chu đáo, tằm con thường được nuôi trong các miếng nilông để giữ ẩm, đảm bảo dâu tươi lâu. Vì vậy, một ngày đêm cho ăn 4 lần (6 giờ cho ăn một lần), nếu không nuôi trên miếng nilông, cho ăn 6-7 lần, kích thước lá dâu thái phụ thuộc tuổi tằm ăn, tuổi càng nhỏ lá dâu thái càng nhỏ, trong suốt giai đoạn nuôi tằm nhỏ thì cần phải chú ý thay phân và san tằm để đảm bảo tằm được thông thoáng và phát triển tốt, tuổi 1 thay một lần trước khi tằm ướm ngủ, tuổi 2 thay 2 lần vào đầu và cuối tuổi, tuổi 3 thay 3 lần vào đầu, giữa và cuối tuổi. Xử lý khi tằm ngủ cũng là một khâu rất quan trọng, nó đảm bảo tằm ăn, ngủ đều ở các tuổi, dễ nuôi, chín tập trung, ít bệnh tật, khi chuẩn bị ngủ, tằm bóng vàng, đầu ngẩng cao, ít vận động và ăn dâu ít dần rồi ngừng hẳn, lúc này tằm đã ngủ để lột xác chuyển sang tuổi sau, khi tằm ngủ cần yên tĩnh, ánh sáng yếu, tránh gió lùa, để giảm bớt công lao động, gia đình bà Hoa sử dụng máy thái lá dâu cho tằm ăn, tùy vào độ tuổi của tằm mà điều chỉnh máy thái lá to nhỏ cho phù hợp. Trứng tằm được các vựa sử dụng giống trứng của Trung Quốc, một hộp trứng có giá 250.000đ, sau 12 ngày nuôi khi tằm đến tuổi 3 và ngủ thì giao cho chủ vựa kén với giá 320.000đ/hộp. Nếu nuôi đạt sẽ cho thu từ 55-60kg kén; còn một hộp trứng tằm của Việt Nam có giá 160-180.000đ nuôi đạt 45-50kg kén, do đó tuy giá trứng của Trung Quốc cao hơn nhưng năng suất kén đạt hơn nên bà con nông dân thường thích nuôi tằm có xuất xứ Trung Quốc, thực chất của vấn đề này không phải là Trứng tằm của Trung Quốc đạt hơn mà do vỉ trứng của Trung Quốc ở các thời điểm cạnh tranh thì quết trứng dày hơn so với trứng của Việt Nam nên 1 hộp trứng đông quân hơn dẫn đến năng suất kén đạt hơn, vào thời điểm mùa vụ không phải cạnh tranh thì vỉ trứng của Trung Quốc quết mỏng thì năng suất kén chỉ tương đương hoặc tăng hơn 1 ít so với trứng tằm của Việt Nam, lý giải cho điều này bà Hoa nói: Do người dân mình thường sử dụng theo thói quen và theo phong trào, bên cạnh đó thì việc sử dụng giống trứng tằm còn phụ thuộc vào chủ vựa thu mua kén hướng cho bà con sử dụng. Tuy nhiên, khi gắn bó với nghề này thì phải nghiêm khắc về thời gian, dụng cụ sử dụng trong nuôi tằm phải kỹ và sạch để đảm bảo nuôi tằm không bị hỏng và đạt lượng quân nhiều.

Gia đình bà Hoa nuôi tằm trứng chủ yếu bằng công lao động của gia đình, đây cũng là một công việc thường xuyên, giải quyết được việc làm cho cả gia đình, nuôi theo hình thức lấy công làm lời và tận dụng công lao động nhàn rỗi. Do vậy, vào những thời điểm giá kén thấp, mỗi tuần gia đình bà chỉ nuôi 15-20 hộp, từ năm 2014 đến nay giá kén cao người dân tập trung nuôi nhiều nên mỗi tuần gia đình bà nuôi từ 30-40 hộp có khi hơn. Nhờ đó đã giúp cho gia đình bà có nguồn thu nhập ổn định và cao so với công lao động ở địa phương, tháng ít thì cũng thu được trên 10 triệu, tháng cao điểm có thể lên trên 20 triệu đồng. Với mức thu nhập này rất có ý nghĩa đối với gia đình bà, nhất là trong những tháng nông nhàn.

 

Thanh Phương - Bùi Hằng

Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG LÂM ĐỒNG

Tầng 4, Khu D, Trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng - 36 Trần Phú - Phường 4 - TP. Đà Lạt

ĐT: 02633.812932 - 02633.824180 Fax: 02633.812270 E-mail: ttknld@gmail.com

Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Tất Dương - Giám đốc Trung tâm

Top