Liên kết website

 

Bao bì sài gòn

 

Phần mềm tra cứu thuốc BVTV

Thống kê truy cập

04446672
Hôm nayHôm nay2733
Hôm quaHôm qua7083
Tháng nàyTháng này60001
Tổng cộngTổng cộng4446672

Hỏi: Cây sầu riêng hay bị nhện đỏ gây hại đã dùng nhiều loại thuốc nhưng không hiệu quả, xin hướng dẫn cách xử lý?

Trả lời: Qua câu hỏi của anh Nguyễn Văn Thành, Thạc sỹ Phạm Thanh Sơn - Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng trả lời như sau: Nhện đỏ hại sầu riêng thường có kích thước rất nhỏ (khoảng 0,3 - 0,35mm), màu cam hay đỏ sậm, trên cơ thể có nhiều lông cứng. Ấu trùng mới nở có màu vàng, nâu nhạt, khó quan sát bằng mắt thường. Nhện đỏ có khả năng sinh sản cao, gây hại bằng cách ăn biểu bì lá. Nhện đỏ gây hại chủ yếu trên lá non và cả lá già, sống và chích hút ở 2 mặt lá (mặt dưới nhiều hơn). Khi bị hại nặng, lá non thường nhỏ và xoắn lại, gân lá nổi gồ lên, vết cạp hút để lại những chấm nhỏ li ti, lá có màu vàng bạc và bị rụng, trái chậm lớn, cây còi cọc, kém phát triển, khô và chết. Nếu mật số cao, nhện cũng gây hại trên vỏ trái làm vỏ sần sùi, màu vỏ xấu.

Biện pháp phòng trừ nhện đỏ hại sầu riêng: Cắt tỉa cành tạo vườn thông thoáng, không trồng dày. Bón phân cân đối, bón tập trung để đọt non ra đồng loạt. Mùa nắng nên thường xuyên tưới nước lên tán lá tạo ẩm độ cao. Chú ý khi mỗi đợt cây sầu riêng ra đọt, lá non cần thường xuyên thăm vườn hàng ngày để phát hiện nhện và xử lý kịp thời. Khi bị nhện gây hại nặng cần dùng luân phiên các loại thuốc có hoạt chất như: Bacillus thuringiensis (Aizabin WP, Delfin WG, Amatic SC, An huy WP, Wotac 5EC, 10EC, 16EC,…); Matrine (Sokupi 0.36 SL, Marigold 0.36 SL, Agri-one 1SL, Aphophis 5EC, 10EC, Wotac 5EC, 10EC, 16EC,…) để nhện không kháng thuốc.

Phạm Thanh Sơn – TTKN Lâm Đồng

Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG LÂM ĐỒNG

Tầng 4, Khu D, Trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng - 36 Trần Phú - Phường 4 - TP. Đà Lạt

ĐT: 02633.812932 - 02633.824180 Fax: 02633.812270 E-mail: ttknld@gmail.com

Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Văn Tuận - Giám đốc Trung tâm

Top