Liên kết website

Bao bì sài gòn

 

Phần mềm tra cứu thuốc BVTV

Thống kê truy cập

05168988
Hôm nayHôm nay2183
Hôm quaHôm qua4616
Tháng nàyTháng này60001
Tổng cộngTổng cộng5168988
(18/10/2023)
Việt Nam đang phát triển mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hoá với nhiều sản phẩm chủ lực truyền thống như cà phê, cao su, hồ tiêu, hạt điều, thanh long,… và các sản phẩm mới du nhập năng suất cao như chanh dây, sầu riêng, mắc ca, cây dược liệu, các loại cây ăn quả khác... Một số Doanh nghiệp nông nghiệp đã chinh phục thành công những thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Úc, New Zealand, Hàn Quốc, EU... với những sản phẩm đạt chất lượng xuất khẩu, chiếm thị phần ngày càng cao. Tuy nhiên, sản xuất còn manh mún, quy mô nhỏ, năng suất thấp, khả năng liên kết, ứng dụng công nghệ cao hạn chế, mặt khác sản xuất còn chạy theo lợi nhuận, chưa tạo niềm tin trong sản xuất kinh doanh nên sản xuất nông nghiệp Việt Nam ẩn chứa và phát sinh nhiều rủi ro, thiếu bền vững, thậm chí thất bại. Điều này đặt ra cho các nhà sản xuất và xuất nhập khẩu nhiều quan ngại, thách thức.
(11/10/2023)
Thị trấn D’Ran là một vùng đất có diện tích cây ăn quả lớn nhất huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng. Đến nay, thị trấn D’Ran đã có trên 110 ha cây ăn quả, trong đó riêng cây hồng đã chiếm hơn 50% diện tích. Trước đây, bà con nông dân thị trấn D’Ran chủ yếu bán sản phẩm hồng quả tươi cho các thương lái để tiêu thụ ở các địa bàn trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng. Do vậy, có những năm hồng được mùa lại mất gíá, được giá thì lại mất mùa, nên thu nhập chẳng được bao nhiêu.
(10/10/2023)
Gần nửa thế kỷ gắn bó với nghề sản xuất, sơ chế, chế biến atiso Đà Lạt, nhà nông Ngô Nam Phong (sinh năm 1956) ở làng hoa Thái Phiên đã cùng với những nông hộ vượt qua nhiều khó khăn, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, phát triển nghề truyền thống này ở địa phương. 
(09/10/2023)
Quy trình sản xuất cà phê được kiểm soát nghiêm ngặt, cà phê được rang mộc, không sử dụng hương liệu tẩm ướp giúp giữ được vị thật của cà phê.
(06/10/2023)
Hiện nay, nhu cầu ca cao trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng vẫn đang tăng mạnh. Việt Nam là nước có tiềm năng phát triển cây ca cao rất lớn, cả về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, trình độ canh tác cũng như chất lượng hạt. Với địa bàn thị trấn Phước Cát, huyện Cát Tiên, trong những năm gần đây, cây ca cao được bà con nông dân ưa chuộng, bởi không những trồng ca cao để chế biến sữa ca cao mà còn dùng để nấu rượu ca cao.
(28/09/2023)
Ngày 27/9/2023, tại khách sạn Sài Gòn - Đà Lạt, Cục Bảo vệ thực vật Việt Nam kết hợp với Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam tổ chức hội thảo “Sử dụng tác nhân phòng trừ sinh học trong quản lý dịch hại tổng hợp”. Hội nghị dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Quý Dương – Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, cùng đại diện Bộ Nông nghiệp, Tự nhiên và Chất lượng thực phẩm Hà Lan và sự tham gia của các đại biểu là đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, đại diện Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng, đại diện các công ty về nông nghiệp và nông dân sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh…
(22/09/2023)
Đó là một trong những hướng đi mà Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã yêu cầu các tỉnh Tây Nguyên cần làm trong thời gian tới tại Hội nghị lần thứ nhất Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên tổ chức tại tỉnh Lâm Đồng.
(19/09/2023)
Ngày 17/8/2023, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên huyện Cát Tiên phối hợp với Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện, UBND xã Gia Viễn tổ chức khai giảng lớp đào tạo ngắn hạn nghề trồng rau. Lớp học dưới sự quản lý, theo dõi trực tiếp của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Gia Viễn, với 25 học viên tham gia, thời gian đào tạo 01 tháng, kết hợp lý thuyết và thực hành tại ruộng rau. Thực hành tại ruộng rau Mặc dù hiện nay Cát Tiên đang trong giai đoạn mùa mưa, việc trồng rau rất khó khăn, bởi khâu làm đất đòi hỏi yêu cầu cao. Song với tinh thần “đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, vừa được cùng nhau trao đổi kiến thức giữa người chưa trồng rau và người đã có kinh nghiệm trồng rau, kết hợp với những tiến bộ kỹ thuật được báo cáo viên truyền tải, đặc biệt là trồng rau sạch - trồng rau trong nhà lưới, bà con nông dân được tìm hiểu thêm về vai trò của đất đối với cây rau, để từ đó chọn lựa, cải tạo đất phù hợp với từng loại rau… Lớp học đã thu hút được nhiều nông dân tham gia. Bên cạnh việc được nghe lý thuyết, bà con được đi thực tế để nắm bắt cụ thể và chi tiết hơn về cách trồng và chăm sóc cây rau ở huyện Cát Tiên. Cụ thể là cách làm đất, bón lót, bón thúc và phòng, chống các loại sâu bệnh hại trên cây rau. Qua đó, được tìm hiểu kỹ hơn về cách ủ phân hữu cơ bón cho rau, cách ngâm ủ và gieo hạt giống rau cũng như cách thu hoạch rau đảm bảo được năng suất và chất lượng. Tìm hiểu về các loại phân vô cơ, phân vi lượng bón cho rau và một số loại thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh hại rau. Vốn dĩ việc trồng rau, đặc biệt là trồng rau trong nhà lưới ở huyện Cát Tiên chưa trở thành một nghề chính thống như trồng lúa. Song có thể khẳng định: Với mục tiêu đào tạo ngắn hạn vừa lý thuyết đi kèm thực hành ngay tại vườn, người nông dân sẽ có cơ hội cao trong việc tiếp cận những kiến thức cơ bản về trồng rau truyền thống cũng như trồng rau trong nhà lưới, nhằm phát huy tối đa lợi thế đất đai, sử dụng chế phầm nông nghiệp và lực lượng lao động nhàn rỗi của gia đình để sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, tạo dần thói quen trong sản xuất rau sạch, nhằm hướng đến cũng như góp phần bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng và nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích đất canh tác.                                                      Lê Thị Hiệp – Cát Tiên
(29/08/2023)
Phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn gắn với bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học ở Việt Nam cần đồng thời nhiều giải pháp: cơ chế chính sách, nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, thông tin tuyên truyền, số hóa, hình thành chuỗi liên kết…
(29/08/2023)
Ngày 24/8/2023, tại thành phố Đà Lạt, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng và các đơn vị liên quan tổ chức Tọa đàm chủ đề: "Khuyến nông cộng đồng trong sản xuất cà phê không gây mất rừng".
(14/08/2023)
Giun đất là loài động vật dễ nhận biết nhất trong lưới thức ăn dưới đất và hóa ra cũng chính là một trong những loài quan trọng nhất với vườn tược.
(11/08/2023)
Phân bò được dùng để nuôi trùn quế. Phân trùn quế được xử lý làm phân hữu cơ để trồng cỏ và ngô sinh khối làm thức ăn cho bò và bón cho cây trồng.
(01/08/2023)
Những năm gần đây, số diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp ở xã Tam Bố, huyện Di Linh đang dần được thay thế bởi các loại cây ăn trái, cây dâu tằm và cây trồng ngắn ngày khác, mang lại thu nhập ổn định cho nông dân, nhất là bà con đồng bào dân tộc thiểu số.
(24/07/2023)
Ngày 21/7/2023, tại Trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng – thành phố Đà Lạt, Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức “Hội nghị kết nối cung cầu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu các cấp”. Tham gia hội nghị có đại diện lãnh đạo Sở Công thương của 04 tỉnh: Lâm Đồng, Đắk Lắk, Quảng Ngãi, Ninh Thuận và khoảng 60 doanh nghiệp, nhà sản xuất, nhà phân phối bán sỉ...
(14/07/2023)
Gắn bó với nghề trồng dâu nuôi tằm gần 20 năm nay, chị Vũ Thị Túy ở xã Đạ R’sal, huyện Đam Rông là người hiểu rõ cây dâu, con tằm đối với việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân ở địa phương. Vì vậy, năm 2022, chị Vũ Thị Túy đã đầu tư hơn 21 tỷ đồng để xây dựng nhà máy ươm tơ đầu tiên trên địa bàn huyện Đam Rông đi vào hoạt động theo chuỗi liên kết sản xuất khép kín.
(12/07/2023)
Lâm Đồng là tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây cà phê, hiện nay toàn tỉnh có diện tích sản xuất cà phê khoảng 172.483,8 ha, sản lượng đạt khoảng 532.373,8 tấn, trong đó diện tích cà phê robusta 160.133 ha, diện tích cà phê catimor 12.150,1 ha, diện tích cà phê excelsa 200,7 ha (theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng tính đến tháng 02/2023). Những năm gần đây, tỉnh đã đẩy mạnh phát triển cà phê theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
(10/07/2023)
Trong sản xuất nông nghiệp thường sẽ tạo ra các phụ phẩm, phế phẩm ngoài các sản phẩm thu hoạch chính. Nếu không sử dụng có hiệu quả nguồn phế phụ phẩm này sẽ rất lãng phí, đồng thời phế phụ phẩm sẽ trực tiếp gây ô nhiễm môi trường. Để tăng cường tái sử dụng các phế phụ phẩm này, hướng đến phát triển kinh tế nông nghiệp sinh thái, bền vững, tỉnh Lâm Đồng đã triển khai thực hiện đề án phát triển kinh tế tuần hoàn trên các khu vực sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Mục tiêu của việc phát triển kinh tế tuần hoàn là góp phần cụ thể hóa mục tiêu giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP ít nhất 15% vào năm 2030 và hướng tới mục tiêu phát thải ròng về “0” vào năm 2050. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, việc triển khai thực hiện các mô hình kinh tế tuần hoàn đang là vấn đề cấp bách, được ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng và người dân rất quan tâm.
(29/06/2023)
Huyện Di Linh có trên 2.000 ha đất canh tác lúa, trong đó có trên 1.000 ha sản xuất 02 vụ/năm. Hầu hết người dân trồng lúa là các hộ dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên. Với sự vào cuộc đồng bộ và mạnh mẽ của các đơn vị chuyên môn và cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở trong công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, chuyển đổi giống lúa, xây dựng công trình thủy lợi,… Từ đó, đã tác động tích cực giúp nâng cao trình độ canh tác của người dân, năng suất lúa ngày càng tăng, nhiều giống lúa mới chất lượng cao được người dân sử dụng. Vì thế mà việc sản xuất lúa gạo không chỉ để tiêu dùng trong gia đình mà còn trở thành sản phẩm hàng hóa góp phần tăng thêm thu nhập.
(29/06/2023)
Với diện tích đất tự nhiên gần 9.000 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp trên 3.000 ha, diện tích cây cà phê 2.517 ha, dự kiến năng suất năm 2023 đạt 3 - 3,5 tấn/ha, ước sản lượng 8.809,5 tấn. Các mô hình sản xuất, trồng xen có giá trị kinh tế cao tiếp tục được triển khai trong vườn cây cà phê như: Sầu riêng, bưởi, bơ ghép...
(28/06/2023)
Hàng loạt các biện pháp trong tổ chức sản xuất, sơ chế, chế biến đang được tỉnh cao nguyên rốt ráo tăng cường nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường trong và ngoài nước.
Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG LÂM ĐỒNG

Tầng 4, Khu D, Trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng - 36 Trần Phú - Phường 4 - TP. Đà Lạt

ĐT: 02633.812932 - 02633.824180 Fax: 02633.812270 E-mail: ttknld@gmail.com

Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Tất Dương - Giám đốc Trung tâm

Top