Liên kết website

 

Bao bì sài gòn

 

Phần mềm tra cứu thuốc BVTV

Thống kê truy cập

04446363
Hôm nayHôm nay2424
Hôm quaHôm qua7083
Tháng nàyTháng này60001
Tổng cộngTổng cộng4446363
(26/05/2022)
Ngày 21/5/2022, Hội Nông dân huyện Đức Trọng phối hợp với HTX Nông nghiệp xanh tổ chức tham quan, đánh giá mô hình sử dụng phân trùn quế làm giá thể trồng ớt chuông trong nhà kính tại Công ty Giang Thạch Thảo (Quốc lộ 20, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng) cho hơn 70 cán bộ, hội viên, nông dân trên địa bàn huyện.
(20/05/2022)
Ngày 17/5/2022, tại Chi hội nông dân Nghề nghiệp trồng chanh dây của xã Đạ Chais. Hội Nông dân huyện Lạc Dương đã phối hợp với UBND xã Đạ Chais tổ chức lớp tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chanh dây trồng xen trong vườn cà phê chè theo hướng hữu cơ. Tham gia lớp tập huấn có 40 nông dân là những hộ dân người đồng bào dân tộc thiểu số trong Chi hội nông dân Nghề nghiệp, hội viên nông dân đang trồng chanh dây tại thôn Tu Poh, xã Đạ Chais.
(19/05/2022)
Ngày 18/5/2022, tại Khách sạn La Sapinette, TP. Đà Lạt, Cục Trồng trọt phối hợp với Tổ chức lao động Quốc Tế (ILO) tổ chức hội thảo lấy ý kiến cho bộ tài liệu tập huấn về vệ sinh an toàn lao động trong chuỗi sản xuất cà phê.
(18/05/2022)
Với mục tiêu cung cấp thực phẩm chất lượng cao và an toàn cho người tiêu dùng, tăng năng suất và thu nhập cho nông dân thông qua ứng dụng mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh theo chuỗi giá trị nông sản. Ngày 17/5/2022, tại văn phòng Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau và Hoa ở phường 12, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam đã tổ chức lễ khởi động Dự án Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam.  Tham dự buổi lễ khởi động có ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng; ông Hong Kiok, Tham tán Nông nghiệp Đại sứ quán Hàn Quốc; ông Hyun Jong Nea, Giám đốc Chương trình nông nghiệp quốc tế Hàn Quốc tại Việt Nam (KOPIA); đại diện các cơ quan ban ngành của tỉnh Lâm Đồng, các Hợp tác xã và nông dân sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Lạt. Đại biểu tham dự tại buổi lễ khởi động dự án Dự án được triển khai từ tháng 1/2022 đến tháng 12/2024 tại Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau và Hoa ở phường 12, thành phố Đà Lạt đối với 03 loại sản phẩm cà chua bi, ớt ngọt, dâu tây, với nguồn vốn tài trợ không hoàn lại của chính phủ Hàn Quốc 2,8 triệu USD. Dự án gồm 6 hợp phần: Xây dựng trang trại thông minh từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ với 16 nhà kính, hệ thống kho lạnh, cửa hàng; phát triển hệ thống phần mềm điều hành, giám sát canh tác, phân tích dữ liệu hỗ trợ ra quyết định; xây dựng chiến lược tổng thể quốc gia về nông nghiệp thông minh; chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và đào tạo nâng cao năng lực, đẩy mạnh truyền thông phát triển thương hiệu. Lễ khởi công lắp đặt mô hình trang trại thông minh Thông qua chuỗi nội dung hoạt động của dự án, các kỹ thuật tiên tiến được chuyển giao, áp dụng trong mô hình trang trại thông minh của Hàn Quốc phù hợp với điều kiện tại Việt Nam, góp phần nâng cao năng lực trong sản xuất, bảo quản, lưu thông hàng hóa và quản lý dữ liệu hệ thống cho cán bộ nông nghiệp và nông dân. Lê Văn Đắc
(13/05/2022)
Nhằm khuyến khích các nhà khoa học, các nhà sáng tạo hăng say đóng góp trí tuệ của mình cho sự nghiệp phát triển khoa học công nghệ và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lâm Đồng đã đề nghị các Sở, ngành, viện, trường và UBND các huyện, thành phố trong tỉnh căn cứ vào Quy chế Giải thưởng để tuyên truyền phổ biến Giải thưởng để các tổ chức, cá nhân, các nhà khoa học trên địa bàn tỉnh biết, đăng ký tham dự Giải thưởng Sáng tạo Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2022.
(11/05/2022)
Vào một ngày đầu tháng ba, chúng tôi đến thăm “mô hình nuôi gà thả vườn” của anh Trần Thanh Đức, sinh năm 1992 tại xóm 4, thôn An Hòa, xã Lộc An. Khi bước vào trang trại, trước mắt chúng tôi là một khu chăn nuôi gà thả vườn sạch sẽ, bố trí khoa học và hợp lý.
(10/05/2022)
Từ một nền đất chuyên dùng để sản suất lúa, rau, bắp… qua nhiều năm canh tác đều thu về giá trị thu nhập thấp, kinh tế gia đình ngày càng eo hẹp. Với ý chí vươn lên để phát triển kinh tế gia đình ngày càng khá giả hơn, chị Ngô Thị Thuỳ Dung ở thôn 5, xã Đạ Kho, huyện Đạ Tẻh, từ một người nữ sinh sau khi được trải qua lớp đào tạo về công nghệ môi trường, được tham quan học hỏi một số mô hình điển hình tiên tiến tại các địa phương khác, với những kinh nghiệm tích luỹ được từ thực tế, chị Dung đã quyết tâm về địa phương để lập nghiệp.
(09/05/2022)
Khi đặt chân đến huyện Đạ Tẻh nói đến Hợp tác xã (HTX) trái cây Mỹ Đức thì ai cũng biết đến các loại kết quả đặc trưng như: Sầu riêng, bưởi da xanh, ổi, bơ, măng cụt,… thành viên HTX sản xuất theo quy trình VietGAP. Trong đó, tiêu biểu có hộ anh Nguyễn Hữu Trường một gia đình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi nhiều năm của HTX với đa dạng các lọai cây trồng, vật nuôi. Gần đây, anh Nguyễn Hữu Trường có đầu tư giống ổi TA 036 mà anh đang tâm huyết, giống này được nuôi trên đồi, khi quả chín có mùi thơm, ngon, ngọt, đậm đà. Từ ngày có vườn ổi gần với anh với danh sách là trường ổi.
(06/05/2022)
Ở tuổi 62, nhưng ông Vũ Thành Nam ở tổ dân phố 4D, thị trấn Đạ Tẻh vẫn hăng hái tham gia sản xuất, tăng thu nhập trên mảnh vườn của mình. Sau khi về hưu đầu năm 2020, ông bắt tay vào chăm sóc vườn cây ăn trái của gia đình. Dù được nghỉ hưu theo chế độ, tuổi đã cao, nhưng ông vẫn tham gia công tác xã hội và hàng ngày cùng gia đình tích cực, đam mê lao động trồng trọt - chăn nuôi, phát triển kinh tế, có thêm thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm.
(05/05/2022)
Hoa cát tường là loại hoa mang lại giá trị kinh tế khá cao. Hiện nay, hoa cát tường không chỉ được trồng tại thành phố Đà Lạt mà còn được trồng tại các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng. Đây là những huyện có nhiệt độ cao hơn so với Đà Lạt, nhiều người nông dân nơi đây chưa có điều kiện để đầu tư nhà kính trồng hoa, do đó, nhu cầu về các giống hoa có giá trị kinh tế cao, thích hợp để trồng ngoài trời hoặc trong nhà lưới là rất cần thiết.
(04/05/2022)
Nhằm hướng đến mục tiêu “Phát triển nền nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường nông thôn, phấn đấu giảm phát thải khí nhà kính 10% so với năm 2020” đã được đề ra trong Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022. Ngày 28/4/2022, Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) tổ chức hội thảo “Ứng dụng than sinh học trong phát triển nông nghiệp bền vững”.
(04/05/2022)
Sản xuất nông nghiệp vốn là công việc nặng nhọc, vất vả nắng mưa mà ông bà vốn xưa hay gọi là “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” thì nay với nông trại hoa cây cảnh Lá Trần của gia đình anh Hiếu - chị Như ở thôn 6, xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm hoàn toàn người lao động có thể gọi là “mưa không đến mặt, nắng không đến đầu”.
(29/04/2022)
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Vai trò của công nghệ thông tin trong lĩnh vực nông nghiệp đang từng bước trở nên quan trọng, đem lại hiệu quả thiết thực và ngày càng thể hiện ưu thế vượt trội, đáp ứng nhu cầu của sản xuất nông nghiệp công nghệ cao theo hướng hiện đại, thông minh, bền vững.
(27/04/2022)
Nấm Hầu thủ hay còn gọi là nấm Đầu khỉ, là loại nấm ôn đới, chỉ trồng được ở những vùng khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thích hợp cho nấm sinh trưởng là 20 - 240C. Nấm Hầu thủ là loại nấm dược liệu quý có tác dụng chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe chứa các thành phần dinh dưỡng, nguyên tố khoáng và vitamin… vừa là một loại thực phẩm sạch bổ dưỡng. Đặc biệt, nấm Hầu thủ chứa nhiều chất có hoạt tính sinh học cao có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ phòng và điều trị bệnh viêm loét dạ dày, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cho con người,… Nấm Hầu thủ, hiện nay đã được trồng thành công ở nước ta và các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản… Nấm Hầu thủ khá khác biệt so với các giống nấm khác; thay vì có mũ nấm và thân nấm, quả thể nấm lại phát triển thành khối hình cầu và có tua (gai) dài màu trắng hoặc có màu kem dày đặc, rũ xuống như đầu khỉ, lúc già tua dài và chuyển sang màu vàng trông như bờm sư tử.
(27/04/2022)
Xã Đạ M’rông là một trong 03 xã Đầm Ròn thực hiện tốt Kế hoạch số 33/KH-UBND ngày 21/3/2018 của Ủy ban nhân dân huyện Đam Rông về việc tuyên truyền, vận động và phát triển diện tích trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn huyện đến năm 2020 và Kế hoạch số 101/KH-UBNDngày 05/9/2019 của Ủy ban nhân dân huyện Đam Rông về việc thực hiện Đề án phát triển bền vững ngành dâu tằm tơ trên địa bàn huyện Đam Rông đến năm 2023. Qua hơn 4 năm triển khai thực hiện chương trình chuyển đổi diện tích bãi bồi ven sông, ven suối được người dân sử dụng trồng bắp và lúa 1 vụ sang trồng dâu, đến nay diện tích trồng dâu của xã Đạ M’rông đã phát triển lên trên 50 ha. Đây là kết quả của quá trình tuyên truyền, vận động nhằm thay đổi tập quán, tư duy sản xuất của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, từ đó hình thành vùng sản xuất dâu tằm có quy mô lớn.
(26/04/2022)
Huyện Cát Tiên có tổng diện tích đất tự nhiên trên 42.670 ha, trong đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp 13.107 ha gồm: Diện tích cây lâu năm 6.760 ha, cây hàng năm khác 6.347 ha, diện tích đất lâm nghiệp 27.254 ha. Huyện đã xác định phát triển chăn nuôi chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành Nông nghiệp; trong đó, chăn nuôi bò là loại vật nuôi chủ lực, phù hợp với điều kiện, tiềm năng lợi thế của huyện, góp phần chính trong phát triển kinh tế nông hộ, từng bước phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế nhằm ổn định cuộc sống cho người nông dân. Theo đó, năm 2015, UBND huyện chỉ đạo xây dựng và ban hành Quyết định số 56/QĐ-UBND ngày 28/01/2015 về việc Phê duyệt Đề án phát triển và nâng cao chất lượng đàn bò trên địa bàn huyện Cát Tiên giai đoạn 2015 - 2020; đến năm 2016, huyện Cát Tiên tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 772/QĐ-UBND ngày 11/04/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án phát triển bò thịt cao sản tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016 - 2020. Đến nay, trên địa bàn huyện Cát Tiên có tổng đàn bò gần 10.000 con; trong đó, tỷ lệ bò lai chiếm 98% tổng đàn, chất lượng và thể trạng đàn bò thịt cao sản xuất bán trung bình trên 400 kg (năm 2015 là 250 kg), nhiều hộ gia đình có quy mô trên 30 con cho thu nhập ổn định từ chăn nuôi. Qua đánh giá, chăn nuôi bò đã góp phần trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, nâng cao sức cạnh tranh ngành chăn nuôi bò thịt của huyện, nhiều hộ gia đình đã áp dụng các giải pháp chăn nuôi bò an toàn dịch bệnh có hiệu quả, đặc biệt đàn bò thịt giống BBB, Brahman đang cho hiệu quả kinh tế cao.
(25/04/2022)
Lâm Đồng hiện là một trong những địa phương chăn nuôi bò sữa lớn của cả nước. Với sự đầu tư và quy trình chăm sóc ngày càng hoàn thiện, chăn nuôi bò sữa ở vùng đất Nam Tây Nguyên đã giúp nhiều nông hộ nâng cao thu nhập, tăng sức cạnh tranh trong giai đoạn bình thường mới hiện nay.
(22/04/2022)
Hợp tác xã Nông nghiệp Đạ K’Nàng, xã Đạ K’Nàng, huyện Đam Rông được thành lập từ đầu năm 2018, với diện tích đất nông nghiệp gần 40 ha (trong đó có 10 ha nhà kính), chủ yếu canh tác, sản xuất rau, quả thương phẩm các loại như: Ớt chuông, cà chua Beef, dưa leo baby, dưa lưới, măng tây theo hướng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Sản phẩm rau, quả của Hợp tác xã cung ứng chủ yếu cho thị trường thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Thu nhập trên đơn vị diện tích trồng rau, quả thương phẩm của Hợp tác xã trung bình đạt 800 - 1.200 triệu đồng/ha/năm.
(20/04/2022)
Hiện nay, canh tác nông nghiệp theo hướng hữu cơ trên địa bàn huyện Đạ Tẻh đối với các loại cây trồng ngày càng được người nông dân chú trọng, bên cạnh đó có sự hỗ trợ của Nhà nước nên diện tích sản xuất theo hướng hữu cơ trên một số loại cây trồng chủ lực phát triển mạnh mẽ như: Diện tích sản xuất lúa theo hướng hữu cơ đạt 125 ha; cây ăn trái (sầu riêng, bưởi, quýt, bơ…) đạt gần 500 ha; đặc biệt cây điều những năm gần đây diện tích sản xuất theo hướng hữu cơ không ngừng phát triển do có sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương cùng với sự phối hợp của Công ty Cổ phần Visimex Sài Gòn đã nghiên cứu, đầu tư sản xuất thực phẩm, thức uống Organic tuân theo những tiêu chí, quy trình nghiêm ngặt để tìm cơ hội tham gia vào sân chơi quốc tế và khẳng định chất lượng trên những thị trường tiềm năng này. Tuy nhiên, để phát triển mạnh và bền vững hơn nữa, công ty nhận thấy sự cần thiết trong việc tạo ra chuỗi cung cấp sản phẩm ổn định, lâu dài. Việc liên kết xây dựng vùng nguyên liệu cho sản phẩm điều hữu cơ tại huyện Đạ Tẻh đã trở thành mục tiêu chiến lược của công ty.
(19/04/2022)
Từ những mô hình liên kết, những khái niệm nông nghiệp tiên tiến trên thế giới đã không còn xa lạ với người nông dân ở Tây Nguyên. 
(18/04/2022)
Nông nghiệp là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro - nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu và những tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, nếu có kế hoạch và giải pháp phù hợp, thì nông nghiệp vẫn là mảnh đất màu mỡ để làm giàu. Bởi vậy mà ngày càng có nhiều nhà nông trẻ chọn nông nghiệp là nghề mưu sinh, với những mô hình khởi nghiệp có sức lan tỏa mạnh mẽ.
Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG LÂM ĐỒNG

Tầng 4, Khu D, Trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng - 36 Trần Phú - Phường 4 - TP. Đà Lạt

ĐT: 02633.812932 - 02633.824180 Fax: 02633.812270 E-mail: ttknld@gmail.com

Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Văn Tuận - Giám đốc Trung tâm

Top