Liên kết website

Bao bì sài gòn

 

Phần mềm tra cứu thuốc BVTV

Thống kê truy cập

05153979
Hôm nayHôm nay107
Hôm quaHôm qua4354
Tháng nàyTháng này60001
Tổng cộngTổng cộng5153979
(19/12/2022)
Để giúp nông dân tại các huyện, thành phố và nông dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận thông tin về tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp, ứng dụng nhân rộng các kết quả của mô hình khuyến nông triển khai có hiệu quả để áp dụng vào thực tiễn sản xuất, góp phần tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi qua đó nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho người dân.
(14/12/2022)
Năm 2022, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu ong và Nuôi ong Nhiệt đới, triển khai xây dựng mô hình nuôi ong ngoại khai thác mật ong trên thùng kế theo hướng VietGAHP tại xã Lộc Đức, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng quy mô 100 đàn thuộc chương trình Khuyến nông Trung ương, giai đoạn (2020-2022).
(02/11/2022)
Năm 2022, Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau và Hoa thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng triển khai xây dựng mô hình sản xuất hoa Cúc thương phẩm áp dụng công nghệ chiếu sáng bằng đèn LED trong khuôn khổ Dự án Khuyến nông Trung ương “Xây dựng và phát triển mô hình sản xuất hoa Cúc thương phẩm áp dụng công nghệ chiếu sáng bằng đèn LED tại Lâm Đồng” với quy mô 3ha/30 hộ tham gia mô hình tại xã Xuân Thọ, TP. Đà Lạt. Đây là năm thứ hai dự án được triển khai đã mang lại những kết quả khả quan như hiệu quả kinh tế tăng cao cho các nông hộ tham gia mô hình cũng như các nông hộ đã được đào tạo tập huấn kỹ thuật. Đặc biệt, việc tìm kiếm, liên kết và phối hợp thêm với các Công ty, doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm đã tạo đầu ra tốt cho bà con nông dân, mở ra cơ hội nâng cao giá trị sản phẩm, nhằm nâng cao thu nhập cho người sản xuất, thúc đẩy khả năng nhân rộng của dự án.
(05/10/2022)
Ngày 04/10/2022, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Nông nghiệp huyện Lâm Hà tổ chức Tọa đàm tư vấn kỹ thuật “Giải pháp chăn nuôi gà an toàn sinh học gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm” cho bà con nông dân trên địa bàn các huyện Lâm Hà, Đức Trọng và Đam Rông.
(17/01/2022)
Trong những năm qua, sản xuất lúa của huyện Di Linh nói chung, thị trấn Di Linh và xã Sơn Điền nói riêng đã có những bước phát triển khá, sản lượng ổn định. Đạt được kết quả đó là nhờ quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất như thay đổi bộ giống, mở rộng diện tích, sử dụng các giống tiến bộ kỹ thuật mới có năng suất và chất lượng cao đã được bà con nông dân và chính quyền các cấp quan tâm. Khi sử dụng giống mới, đặc biệt là việc đưa các giống tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, ngoài việc hạn chế được hiện tượng thoái hóa giống do sử dụng giống cũ gây ra, còn hạn chế được sâu bệnh gây hại, do đó giảm được lượng thuốc bảo vệ thực vật, giảm chi phí sản xuất. Đó cũng là những yếu tố quan trọng làm tăng năng suất, chất lượng lúa gạo và giảm chi phí sản xuất cho nông dân.
(30/12/2021)
Trái hồng Đà Lạt hiện là đặc sản của địa phương, có giá trị kinh tế khá cao. Cây hồng được trồng nhiều ở các xã Xuân Trường, Trạm Hành của thành phố Đà Lạt và thị trấn Dran của huyện Đơn Dương… Trái hồng Đà Lạt ngoài dùng làm hồng giòn ăn tươi, hồng chín còn làm hồng sấy và đặc biệt hiện nay là sản phẩm hồng treo gió rất nổi tiếng.
(20/12/2021)
Cà phê là một trong những cây trồng chủ lực, đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng. Diện tích cà phê của tỉnh Lâm Đồng hiện nay có khoảng 174.000 ha, sản lượng hơn 507 ngàn tấn/năm. Diện tích cà phê chủ yếu tập trung ở các huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lâm, Đức Trọng, TP. Bảo Lộc và Đà Lạt...
(23/11/2021)
Hiện nay, sản xuất nông nghiệp có nhiều phát triển vượt bậc và ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất làm cho năng suất và chất lượng tăng cao. Tuy nhiên, cũng có mặt trái của vấn đề, đặc biệt là việc sử dụng các loại hóa chất thuốc bảo vệ thực vật vào phòng trừ các loại dịch hại gây hại cây trồng. Lượng hóa chất đưa vào liên tục với số lượng lớn trên đồng ruộng làm cho các loài sinh vật có ích dần giảm mật độ và bị tiêu diệt. Mặt khác, các loại dịch thường xuyên biến đổi gen để thích ứng, kháng lại với các loại hóa chất để tiếp tục gây hại ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Vì thế, nông dân phải thay đổi thuốc, hóa chất trừ dịch hại liên tục làm ảnh hướng tới sức khỏe, môi trường và chất lượng nông sản.
(15/07/2021)
Nuôi ong lấy mật là một nghề không còn xa lạ với các hộ chăn nuôi ở nước ta. Sản phẩm mật ong luôn là mặt hàng được ưa chuộng vì những tác dụng tốt cho sức khỏe. Ngoài mật ong, các sản phẩm khác từ nghề nuôi ong như phấn hoa, sữa ong chúa cũng là mặt hàng được người tiêu dùng quan tâm và có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, chăn nuôi bền vững gắn với bảo vệ môi trường tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm thay đổi nhận thức của người dân trong vùng, từ đó giúp người dân áp dụng nhân rộng mô hình để nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, góp phần cải thiện sinh kế cho người dân vùng đồng bào dân tộc.
(23/04/2021)
Tính đến năm 2019, toàn tỉnh Lâm Đồng có khoảng 969,2 ha diện tích sản xuất chuối, trong đó có 851 ha diện tích chuối kinh doanh, với năng suất bình quân đạt khoảng 25,81 tấn/ha, tập trung chủ yếu tại huyện Đam Rông, Lâm Hà, Đức Trọng… và một số vùng phụ cận khác. Giống chuối chủ lực được đưa vào canh tác là giống chuối Laba (chuối Tiến vua).
(07/04/2021)
Hiện nay, sản xuất nông nghiệp đang hướng tới một nền sản xuất bền vững, an toàn. Do đó, công tác phòng trừ sâu bệnh hại giảm sử dụng hóa chất là hướng được ưu tiên lựa chọn. Biện pháp sử dụng các loài côn trùng thiên địch để kiểm soát các loại sâu hại là một biện pháp có ưu thế an toàn, bền vững, giúp cân bằng hệ sinh thái.
(02/03/2021)
Cây điều được đưa vào trồng tại Lâm Đồng từ những năm 1980, tập trung chủ yếu tại 03 huyện phía nam của tỉnh (Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên) và huyện Đam Rông. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, toàn tỉnh hiện có hơn 28.498 ha, được trồng chủ yếu ở các vùng đất đồi dốc, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, địa bàn đi lại khó khăn, mức độ đầu tư của người nông dân rất hạn chế, dẫn đến năng suất và chất lượng điều của Lâm Đồng trong những năm gần đây sụt giảm (năng suất trung bình chỉ đạt từ 700-800 kg/ha), sâu bệnh hại phát triển và lây lan mạnh, đặc biệt là dịch bọ xít muỗi bùng phát và gây hại nặng trong năm 2017 đã ảnh hưởng lớn đến đời sống của người nông dân.    
(25/01/2021)
Cây điều được trồng chủ yếu ở các địa bàn khó khăn của tỉnh Lâm Đồng, đã góp phần hỗ trợ tích cực giúp cải thiện đời sống nông dân ở các vùng nông thôn. Cây điều là cây công nghiệp, có giá trị phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, những năm gần đây sản xuất kinh doanh điều gặp nhiều khó khăn, thu nhập từ sản xuất điều chưa thật sự hấp dẫn đối với người trồng, cây điều bị cạnh tranh quyết liệt bởi một số cây trồng khác, trong đó có cây cao su, cây ăn quả dẫn đến diện tích điều giảm sút, người trồng điều ít quan tâm đầu tư chăm sóc. Sản lượng điều bị giảm, không đáp ứng đủ nhu cầu của các nhà máy chế biến, giá trị gia tăng trong xuất khẩu điều bị giảm; ngành sản xuất điều có nhiều khó khăn, chưa mang tính bền vững và do thời tiết biến đổi bất thường khiến năng suất điều giảm.
(20/01/2021)
Sản xuất “hữu cơ” từ lâu đã được hiểu như một hình thức sản xuất “lành mạnh và thân thiện với môi trường”.  Sản phẩm hữu cơ được sản xuất mà không sử sụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật hoá học.
(14/01/2021)
Lâm Đồng là một trong những tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên trồng cây mắc ca với diện tích lớn nhất cả nước. Có thể khẳng định lợi thế phát triển cây mắc ca tại Lâm Đồng là rất lớn, có thể trồng thuần hoặc trồng xen trong các vườn cà phê, chè… vừa làm cây che bóng vừa tăng thêm thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác. Hiện nay có một số mô hình trồng mắc ca xen trong vườn cà phê được người dân đánh giá cho thu nhập cao hơn nhiều lần so với cây cà phê trồng thuần, do mắc ca chịu hạn tốt, ít tốn công chăm sóc. Vì vậy, trong thời gian vừa qua, người dân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã và đang mở rộng diện tích trồng cây mắc ca, tạo ra hướng phát triển kinh tế mới với nguồn thu nhập ổn định.
(14/01/2021)
Tại Việt Nam, việc xây dựng được hệ thống sản xuất giống chất lượng cao, sạch bệnh là vấn đề khó khăn lớn nhất trong sản xuất khoai tây hiện nay. Hiện tại, nguồn giống khoai tây trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 10% cho sản xuất. Việc nhập khẩu giống từ châu Âu đã được một số Công ty nhập, điển hình là Công ty Pepsico Việt Nam, mỗi năm nhập khoảng 150-200 tấn. Tuy nhiên, giá giống nhập khẩu quá cao (giá giống về đến Việt Nam khoảng 1.000 - 1.100 USD/tấn), không được người dân chấp nhận. Bên cạnh đó, những năm gần đây một lượng lớn khoai tây thương phẩm từ miền nam Trung Quốc nhập vào nước ta và được sử dụng làm giống, với giá thành khoảng 10.000 – 12.000 đồng/kg, các lô giống này có chất lượng rất thấp, nhưng vẫn được nhập để phục vụ cho sản xuất.
(24/12/2020)
Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi gia súc và chuyển đổi mô hình sản xuất vùng nội đô thị đông dân cư tại thị trấn Đạ Tẻh, huyện Đạ Tẻh, trong năm 2020, Trung tâm Nông nghiệp huyện thực hiện chương trình khuyến nông về xây dựng mô hình trồng các loại nấm thương phẩm, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cho nông hộ. Từ đó, tạo điều kiện để các nông hộ tự nhân rộng mô hình phát triển kinh tế cho huyện nhà.
(13/07/2020)
Lâm Đồng được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, đất đai, thuận lợi để phát triển nhiều loại cây trồng nói chung và cây cà phê nói riêng. Với diện tích cà phê hiện nay trên toàn tỉnh khoảng 175.000ha, cây cà phê giữ vị trí hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế ở Lâm Đồng. Tuy vậy, hiệu quả sản xuất vẫn chưa thực sự ổn định và bền vững, chưa phát huy hết tiềm năng của điều kiện tự nhiên, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro trước biến động của thời tiết bất thuận do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu gây ra, chất lượng vườn cà phê và sản phẩm cà phê còn thấp, chi phí đầu tư cao và chưa chú ý đến môi trường, chuỗi giá trị từ khâu cung ứng vật tư đầu vào cho người sản xuất đến người thu mua, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm chưa được kết nối chặt chẽ và ổn định. Do đó, kỹ thuật canh tác cà phê cần phải được cải tiến theo hướng phát triển bền vững nhằm phát huy hiệu quả tiềm năng sẵn có của địa phương và đáp ứng yêu cầu về chất lượng ngày càng cao của người tiêu dùng, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất mà vẫn đảm bảo được môi trường sinh thái và điều kiện xã hội.
(18/06/2020)
Trong những năm gần đây, tình hình khí hậu, thời tiết diễn biến ngày càng bất thường. Do tác động của việc biến đổi khí hậu toàn cầu, các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng xảy ra thường xuyên và diễn biến trên diện rộng. Tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, hiện tượng khô hạn đã gây ảnh hưởng xấu đến tình hình sinh trưởng và phát triển của một số loại cây trồng chủ lực của từng địa phương và cả vùng miền.
(20/04/2020)
Hiện nay, sản xuất nông nghiệp đang hướng tới nền sản xuất bền vững, an toàn. Do đó, công tác phòng trừ sâu bệnh hại giảm sử dụng hóa chất là hướng được ưu tiên lựa chọn. Biện pháp sử dụng thiên địch để phòng trừ sâu hại là một biện pháp có ưu thế an toàn, bền vững, cân bằng hệ sinh thái. Một số loài côn trùng thiên địch thường xuyên xuất hiện trên đồng ruộng cần được bảo vệ và nhân rộng trong sản xuất nông nghiệp hiện nay.
(30/03/2020)
Năm 2019, mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức của thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Song với sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị trong và ngoài ngành, cùng sự nỗ lực và cố gắng của toàn thể công chức, viên chức Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2019 đề ra trên tất cả các lĩnh vực.
Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG LÂM ĐỒNG

Tầng 4, Khu D, Trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng - 36 Trần Phú - Phường 4 - TP. Đà Lạt

ĐT: 02633.812932 - 02633.824180 Fax: 02633.812270 E-mail: ttknld@gmail.com

Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Tất Dương - Giám đốc Trung tâm

Top