Liên kết website
Thống kê truy cập








![]() | Hôm nay | 2378 |
![]() | Hôm qua | 7083 |
![]() | Tháng này | 60001 |
![]() | Tổng cộng | 4446317 |
Nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng
Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ra quyết định phê duyệt Đề án Nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng.
Mục tiêu tổng quát của Đề án nhằm củng cố kiện toàn hệ thống khuyến nông cơ sở theo hướng mở rộng đa chức năng dịch vụ, phục vụ tái cơ cấu ngành và phát triển nông thôn, góp phần củng cố xây dựng thương hiệu Khuyến nông Việt Nam, đa dạng các hoạt động khuyến nông phục vụ phát triển nguồn nguyên liệu, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng nông sản.
Các mục tiêu cụ thể bao gồm: (1) Xây dựng hệ thống các tổ khuyến nông cộng đồng đáp ứng yêu cầu vùng nguyên liệu đạt chuẩn ở 13 tỉnh thành trên cả nước, từ đó phát triển nhân rộng ra các tỉnh khác; (2) Xây dựng được bộ tài liệu về khuyến nông cộng đồng bao gồm các tài liệu tư vấn phát triển các tổ chức nông dân (hợp tác xã, doanh nghiệp), tài liệu phát triển kinh doanh và thị trường; (3) Nâng cao năng lực cho tổ khuyến nông cộng đồng để thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ HTX nông nghiệp, chuyển giao công nghệ khuyến nông; (4) Tài liệu hóa mô hình khuyến nông cộng đồng và đưa ra các bài học kinh nghiệm, tổ chức nhân rộng mô hình; (5) Đề xuất các kiến nghị, chính sách khuyến nông làm cơ sở để đề nghị điều chỉnh Nghị định 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông.
Về thời gian và địa điểm thực hiện, Đề án được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (2022-2023) thực hiện Dự án thí điểm “Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng”, triển khai tại 13 tỉnh gồm: Sơn La, Hòa Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang; Giai đoạn 2 (2024-2025) thực hiện Dự án đánh giá và nhân rộng mô hình tổ khuyến nông cộng đồng trong hệ thống khuyến nông, triển khai tại 15 tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh miền Trung có điều kiện tương tự.
Các nội dung của Đề án bao gồm:
Hợp phần 1. Xây dựng mô hình khuyến nông cộng đồng phục vụ phát triển vùng nguyên liệu bền vững, gồm các hoạt động sau:
- Thành lập tổ khuyến nông cộng đồng: Thành lập tổ khuyến nông cộng đồng; Xây dựng mô hình, cơ chế hoạt động của các tổ khuyến nông cộng đồng;
- Nâng cao năng lực cho các tổ khuyến nông cộng đồng đã được thành lập: Xây dựng bộ tài liệu tập huấn cho cán bộ khuyến nông cộng đồng; Tập huấn ToT nâng cao năng lực cho tổ khuyến nông cộng đồng; Thông tin tuyên truyền;
- Đầu tư trang thiết bị cho tổ khuyến nông cộng đồng: Đầu tư cho tổ khuyến nông cộng đồng các trang thiết bị thiết yếu để triển khai các hoạt động như các thiết bị phục vụ đào tạo, các thiết bị và phương tiện truyền thông;
- Hướng dẫn tổ khuyến nông cộng đồng xây dựng kế hoạch, phương pháp tổ chức để thực hiện chức năng, nhiệm vụ: Tư vấn, hướng dẫn xây dựng kế hoạch, đào tạo, phương án kinh doanh, sản xuất của hợp tác xã; Tổ chức hội thảo, thảo luận, tham quan thực tế để áp dụng vào thực tế chức năng nhiệm vụ; Triển khai hỗ trợ, tư vấn cho hợp tác xã tại các vùng nguyên liệu và các vùng khác.
Hợp phần 2. Củng cố hệ thống khuyến nông cơ sở thông qua nhân rộng mô hình tổ khuyến nông cộng đồng, gồm các hoạt động sau:
- Tài liệu hóa mô hình khuyến nông cộng đồng: Tài liệu hóa bài học kinh nghiệm trong quá trình hình thành tổ khuyến nông cộng đồng gồm quy chế hoạt động, chức năng nhiệm vụ và công tác tổ chức; Tài liệu hóa các tài liệu nâng cao năng lực tổ khuyến nông cộng đồng phân theo 3 nhóm tài liệu: Tài liệu nâng cao năng lực chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, tài liệu hỗ trợ các hợp tác xã nông nghiệp và nhóm tài liệu về thị trường và liên kết sản xuất; Tổng kết, đánh giá các chính sách của địa phương hỗ trợ phát triển và nhân rộng tổ khuyến nông cộng đồng;
- Hướng dẫn các địa phương ban hành chính sách hình thành tổ khuyến nông cộng đồng: Hoàn thiện quy chế mẫu về hoạt động tổ khuyến nông cộng đồng trên cơ sở đánh giá hoạt động của tổ khuyến nông cộng đồng đã thực hiện ở dự án giai đoạn trước; Hướng dẫn các địa phương ban hành những văn bản cần thiết, phù hợp với địa phương để áp dụng và nhân rộng tổ khuyến nông cộng đồng; Thành lập các tổ khuyến nông cộng đồng.
- Nâng cao năng lực cho tổ khuyến nông cộng đồng được thành lập để thực hiện tốt 3 chức năng (chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ HTX và liên kết sản xuất, thị trường): Tập huấn cho tổ khuyến nông cộng đồng, ưu tiên các kiến thức và kỹ năng để hỗ trợ hình thành và phát triển HTX nông nghiệp, liên kết sản xuất và thị trường; Đầu tư trang thiết bị cần thiết cho hoạt động của tổ khuyến nông cộng đồng; Truyền thông, thông tin nâng cao nhận thức về vai trò khuyến nông trong phát triển nông thôn (thông tin trên các nền tảng thông tin đại chúng).
Dự kiến kết quả đạt được: Giai đoạn 1 (2022 - 2023): Hình thành ít nhất 26 tổ khuyến nông cộng đồng trên địa bàn 13 tỉnh thực hiện mô hình thí điểm; Xây dựng được bộ học liệu phục vụ đào tạo tổ khuyến nông cộng đồng, bao gồm tài liệu đào tạo ToT và các video clips; Tổ chức được các hoạt động nâng cao năng lực tổ khuyến nông cộng đồng; Tổ khuyến nông cộng đồng hỗ trợ được các hợp tác xã vùng nguyên liệu phát triển sản xuất, thông tin thị trường và liên kết sản xuất; Tài liệu hóa được kinh nghiệm tổ chức, bài học kinh nghiệm về tổ khuyến nông cộng đồng để nhân rộng trong giai đoạn tiếp theo. Giai đoạn 2 (2024 - 2025): Nhân rộng mô hình khuyến nông cộng đồng ra 15 tỉnh tiếp theo có điều kiện tương đồng như các tỉnh thí điểm ở giai đoạn 1, mỗi tỉnh dự kiến nhân rộng ít nhất 02 mô hình khuyến nông cộng đồng, hoạt động theo 4 nhóm chức năng: Chuyển giao công nghệ khuyến nông, hỗ trợ phát triển hợp tác xã, hỗ trợ thị trường và liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị bền vững và hỗ trợ chuyển đổi số trong các HTX nông nghiệp; Hoàn thiện được khung chương trình đào tạo và các tài liệu đào tạo cho tổ khuyến nông cộng đồng để nâng cao năng lực cho tổ khuyến nông cộng đồng hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Nguyễn Minh Trường (t/h) - TTKN Lâm Đồng