Liên kết website

Bao bì sài gòn

 

Phần mềm tra cứu thuốc BVTV

Thống kê truy cập

05061435
Hôm nayHôm nay2820
Hôm quaHôm qua6025
Tháng nàyTháng này60001
Tổng cộngTổng cộng5061435

Trong năm 2021, toàn tỉnh đã thực hiện chuyển đổi 10.609,2 ha (đạt 127,27% so với kế hoạch), cụ thể:

Thực hiện tái canh, ghép cải tạo cà phê 6.425,9 ha, trong đó: Trồng tái canh cà phê vối 2.900,1 ha; trồng tái canh cà phê chè 50 ha; ghép cải tạo cà phê vối 3.475,8 ha…

Chuyển đổi cây trồng trên đất điều 995,6 ha (đạt 248,9% so với KH) chủ yếu là cây ăn quả tại 03 huyện phía Nam cho giá trị kinh tế cao như sầu riêng, cam, mít. Riêng huyện Đạ Huoai việc chuyển đổi sang trồng sầu riêng từ giai đoạn trước (2013 - 2020) đã hình thành các vùng sản xuất sầu riêng; đặc biệt là vùng sản xuất sầu riêng ứng dụng công nghệ cao tại xã Hà Lâm với quy mô 300 ha đã được UBND tỉnh công nhận năm 2021 tạo “bước đột phá” trong tái cơ cấu trồng trọt của tỉnh.

Trên đất lúa được triển khai đảm bảo mùa vụ sản xuất, phù hợp với định hướng chung của tỉnh. Năm 2021, toàn tỉnh đã chuyển đổi được 2.247 ha (đạt 122,19% so với KH), trong đó: cây ngô 1.592,5 ha; dưa hấu 170 ha; rau các loại 299,7 ha; hoa các loại 06 ha; đậu các loại 53 ha; khoai lang 04 ha; dâu tằm 42 ha; cây khác 79,8 ha tập trung tại các huyện Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đơn Dương… Hiệu quả kinh tế chuyển đổi sang trồng rau, đậu các loại tại các huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà mang lại hiệu quả kinh tế cao với doanh thu cao gấp 3 - 4 lần/năm so với trồng lúa; tại 03 huyện phía Nam chuyển sang cây ngô, rau, dưa hấu cho doanh thu cao gấp 2 - 3 lần/năm. Đối với chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng cây lâu năm (cà phê, dâu tằm,...) giai đoạn kinh doanh ổn định cho doanh thu cao gấp 1,5 - 2 lần/năm so với trồng lúa.

Chuyển đổi cây trồng khác 940,7 ha, trong đó 813,7 ha chuyển đổi chè hạt, chè cành già cỗi sang trồng chè chất lượng cao chủ yếu tại Bảo Lâm, Bảo Lộc, Lâm Hà góp phần nâng diện tích chè chất lượng cao đạt 4.987,0 ha/11.287,1 ha diện tích chè toàn tỉnh; Chuyển đổi cao su sang trồng cây ăn quả đạt 127 ha tại 03 huyện phía Nam góp phần tăng diện tích cây ăn quả theo hướng thâm canh tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.

Công tác chuyển đổi giống cây trồng góp phần tăng trưởng về diện tích cũng như sản lượng so với năm 2020, trong đó: Cây cà phê 527.978 tấn, tăng 2,2% so với 2020; Cây dâu tằm 9.544 ha, sản lượng 239.243 tấn (tăng 3,4% về diện tích và 29,8% sản lượng); Cây ăn quả 29.352 ha, sản lượng 235.941 tấn (tăng 20,0% diện tích và 30,2% sản lượng); Cây mắc ca 6.904 ha, sản lượng 3.946 tấn (tăng 42,0% về diện tích và tăng 14,7% sản lượng);.... Giảm 4.334 ha diện tích có giá trị sản xuất dưới 50 triệu đồng/ha so với 2020. Nâng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đất canh tác của toàn tỉnh năm 2021 đạt 201 triệu đồng/ha (tăng 5% so với năm 2020). Tuy nhiên, đến nay toàn tỉnh vẫn còn 49.497 ha canh tác cây trồng kém hiệu quả (chiếm 16,5% diện tích canh tác toàn tỉnh). Trong thời gian tới cần phải có kế hoạch chuyển đổi phù hợp để hình thành vùng sản xuất tập trung gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Văn Thọ (t/h) - TTKN Lâm Đồng

Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG LÂM ĐỒNG

Tầng 4, Khu D, Trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng - 36 Trần Phú - Phường 4 - TP. Đà Lạt

ĐT: 02633.812932 - 02633.824180 Fax: 02633.812270 E-mail: ttknld@gmail.com

Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Văn Tuận - Giám đốc Trung tâm

Top