Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay | 2303 | |
Hôm qua | 9154 | |
Tháng này | 55860 | |
Tổng cộng | 6398985 |
(14/12/2020)
Nội dung quy trình theo file đính kèm...
(06/12/2020)
Với việc liên kết trồng hoa lan Vũ nữ xuất khẩu, nhiều hộ nông dân ở xã Tân Thành (Ðức Trọng) đã có vườn hoa khoe sắc vàng đem lại thu nhập ổn định.
(27/11/2020)
Là địa phương với đa phần người nông dân được đánh giá là đi đầu trong việc sẵn sàng tiếp cận những giống cây mới, Lâm Đồng đang thử nghiệm thành công với giống dưa lê Hàn Quốc, giống trái cây có vị ngọt, thơm, giòn. Với thành công của nhiều nông trại từ Đà Lạt, Lạc Dương cho tới Đức Trọng, nông dân Lâm Đồng đã cung cấp cho thị trường những trái dưa lê ngọt với giá trị cao.
(26/11/2020)
Không chỉ có bưởi da xanh, cam đường canh hay na thái là các loại sản phẩm cho thu nhập kinh tế ổn định mà gần đây, người dân ở các xã lân cận cũng như lái buôn ở các địa phương khác còn tìm đến xã Đan Phượng, huyện Lâm Hà để tham quan và đặt hàng mua ổi lê, ổi Nữ Hoàng. Đây được xem là một trong những mô hình hay của bà con trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.
(26/11/2020)
Ngày 16/11/2020, tại Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Tổng hợp (DVNNTH) Tân Tiến (Đà Lạt), Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau và Hoa tổ chức hội thảo đầu bờ giới thiệu, đánh giá mô hình trình diễn các giống rau mới từ Hàn Quốc thuộc dự án “Ứng dụng công nghệ sản xuất rau Hàn Quốc trong mô hình canh tác cánh đồng nhằm tăng thu nhập cho nông dân”.
(12/11/2020)
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển lớn mạnh của thương hiệu gạo nếp Quýt Đạ Tẻh, Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Tẻh đã phối hợp với Công ty Cổ phần Phát triển xanh Việt Nam (Green.D) tại TP. Hồ Chí Minh, UBND xã An Nhơn, HTX Quyết Tâm ở xã An Nhơn và thị trấn Đạ Tẻh thực hiện chương trình sản xuất lúa an toàn, đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và hữu cơ hướng tới hỗ trợ xây dựng các vùng sản xuất lúa gạo chất lượng cao trên địa bàn huyện Đạ Tẻh nhằm nâng cao năng lực trong quản lý, sử dụng giống lúa, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả, hướng đến xây dựng vùng sản xuất lúa an toàn, chất lượng cao gắn thị trường tiêu thụ sản phẩm.
(06/11/2020)
Để cây ăn quả, đặc biệt là cây bơ phát triển bền vững trong tương lai, thì bên cạnh việc đầu tư bài bản về quy trình chăm sóc, quan trọng hơn hết đó là phát triển vùng nguyên liệu trái cây phải gắn chặt với bài toán quy hoạch và đi kèm phát triển chế biến.
(03/11/2020)
LTS: Những năm gần đây, cây bơ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân vùng Tây Nguyên, nhất là những dòng bơ chất lượng cao, trái vụ. Tại tỉnh Lâm Đồng, do lợi nhuận khá lớn nên người dân đổ xô vào trồng loại cây này. Nhưng, với tốc độ trồng bơ không kiểm soát của khắp các tỉnh, thành từ Sơn La đến Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ… diện tích bơ trong tỉnh nói riêng và cả nước nói chung đang tăng nhanh đến chóng mặt, khiến cây bơ đối mặt với nhiều thách thức về đầu ra của sản phẩm cũng như chất lượng vườn cây là một bài toán cần sớm được các ngành chức năng tìm lời giải.
(27/10/2020)
Ngày 23/10/2020, tại TP. Buôn Ma Thuột, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội thảo giới thiệu tiến bộ kỹ thuật lĩnh vực trồng trọt. Tham gia hội thảo có gần 200 đại biểu là các nhà khoa học, nghiên cứu về lĩnh vực trồng trọt, đại diện các Trung tâm Khuyến nông, Chi cục trồng trọt và BVTV, các doanh nghiệp, Hợp tác xã, nông dân… đến từ 05 tỉnh Tây Nguyên.
(14/10/2020)
Trong những năm gần đây, ngành cà phê Lâm Đồng đang tập trung chuyển hướng từ sản xuất cà phê truyền thống sang sản xuất cà phê bền vững, cà phê hữu cơ, tăng cường áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật tiên tiến. Đặc biệt là áp dụng quy trình quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) cho cây cà phê nhằm giảm chi phí giá thành, tăng hiệu quả kinh tế, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái là vấn đề được quan tâm đặc biệt trong bối cảnh tác động ngày càng rõ ràng của biến đổi khí hậu. Nhằm nâng cao giá trị vườn cà phê, giảm thiểu việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh hại, cỏ dại, giảm lượng phân bón hóa học, chống rửa trôi, xói mòn đất… Việc trồng cây lạc dại trong vườn cà phê là cần thiết và phù hợp với xu thế sản xuất nông nghiệp hữu cơ trong giai đoạn hiện nay.
(08/10/2020)
Đứng giữa vườn măng tây xanh mướt, ông Nguyễn Văn Đóa kể lại hơn 30 năm trước ông cùng gia đình vào Lâm Đồng lập nghiệp, phát triển kinh tế gia đình. Sau khi chọn vùng đất Nam Hà, Lâm Hà ngày nay là nơi lập nghiệp, cũng như bao hộ dân khác trong vùng, gia đình ông Đóa lựa chọn cây cà phê là cây chủ lực để phát triển kinh tế, xen lẫn đó là các loại cây ngắn ngày và chăn nuôi nhỏ lẻ. Sau cà phê, ông cùng gia đình tiếp tục chuyển đổi cây trồng, vật nuôi sang nhiều loại cây trồng và vật nuôi khác với hi vọng đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, điệp khúc “được mùa, rớt giá” và “mất mùa” diễn ra triền miên. Mặc dù đầu tắt mặt tối, nhưng đời sống kinh tế gia đình vẫn chỉ dừng lại ở mức thoát nghèo, thu nhập không đáng bao nhiêu.
(07/10/2020)
Xà lách Dulcita (giống nhập) của Công ty Gautier (Pháp), là 1 loại xà lách lai giữa Iceberg (xà lách Mỹ) và Romaine, có vị ngọt đậm, giòn. Đặc biệt, đây là giống xà lách vẫn giữ được độ giòn, ngọt khi chế biến nóng (ăn với phở, hủ tiếu…) hoặc dùng chung với sốt nóng.
(06/10/2020)
Vú sữa, loại trái cây rất quen thuộc với người tiêu dùng đang được thêm một diện mạo mới: vú sữa Hoàng Kim. Bên cạnh những trái vú sữa Lò rèn, vú sữa Vĩnh Kim, nông dân Lâm Đồng đã trồng thêm giống vú sữa mới có nguồn gốc ngoại nhập, với màu vàng tươi và mức giá không hề thấp.
(09/09/2020)
Lâm Đồng là tỉnh có diện tích trồng keo khá lớn trong cả nước, tập trung chủ yếu ở các huyện Đam Rông, Đạ Tẻh, Đạ Huoai, Cát Tiên, Bảo Lâm… và đang mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho người nông dân trong tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay bệnh chết héo cây keo do nấm Ceratocytis manginecans đã xuất hiện ở nhiều địa phương ở nước ta, trong đó có tỉnh Lâm Đồng. Theo số liệu báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), trong 6 tháng đầu năm 2020, diện tích rừng trồng keo của nước ta bị chết xấp xỉ 100 ha, gây nhiều thiệt hại cho người trồng keo.
(08/09/2020)
Những cây na nhỏ nhắn cho trái to gấp 2-3 lần trái na truyền thống. Không cần chờ lâu năm như câu ca “trẻ trồng na, già trồng chuối”, chỉ gần 2 năm những cây na đã đơm hoa kết trái, mang lại thu nhập cao cho người nông dân. Trên đất đồi Đông Thanh, Lâm Hà, những cây na đang mang lại vụ mùa bội thu.
(21/08/2020)
Quy trình tạm thời kỹ thuật canh tác cây bí ngồi ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Kèm theo Quyết định số 883/QĐ-SNN, ngày 30/12/2019 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng)
(19/08/2020)
Quy trình tạm thời kỹ thuật canh tác cà chua cherry ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Kèm theo Quyết định số 883/QĐ-SNN, ngày 30/12/2019 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng)
(17/08/2020)
Quy trình tạm thời kỹ thuật canh tác cà rốt baby ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Kèm theo Quyết định số 883/QĐ-SNN, ngày 30/12/2019 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng)
(13/08/2020)
Quy trình tạm thời kỹ thuật canh tác cây dưa leo baby ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Kèm theo Quyết định số 883/QĐ-SNN, ngày 30/12/2019 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng)
(03/08/2020)
Đà Lạt được biết đến là thành phố sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hàng đầu của cả nước. Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp của thành phố liên tục tăng trưởng, phát triển toàn diện. Diện mạo nông nghiệp ngày càng đổi mới theo hướng nông nghiệp thông minh, đời sống nông dân được cải thiện đáng kể… Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao vẫn gặp những khó khăn như chi phí đầu tư cao, sử dụng nhiều nhân công, đang tìm kiếm những kiến thức, công nghệ phù hợp.
(31/07/2020)
Huyện Đơn Dương là một trong những huyện có diện tích rau thương phẩm lớn nhất tỉnh Lâm Đồng với tổng diên tích gieo trồng mỗi năm lên đến 27.060 ha, riêng diện tích rau, hoa được trồng trong nhà kính, nhà lưới có 2.240 ha, ngoài ra có có 8.192 ha rau được lắp đặt hệ thống tưới phun, tưới nhỏ giọt. bình quân mỗi năm huyện Đơn Dương đưa ra thị trường tiêu thụ từ 800 ngàn đến 950 ngàn tấn rau quả, trong đó chủ yếu là cung cấp cho thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông Nam bộ và các tỉnh lân cận như Ninh Thuận, Khánh Hòa, Đồng Nai, Phú Yên…