Liên kết website
Thống kê truy cập








![]() | Hôm nay | 1211 |
![]() | Hôm qua | 3471 |
![]() | Tháng này | 60001 |
![]() | Tổng cộng | 7009874 |
(08/02/2017)
Hội Nông dân Lạc Dương cho biết, sản lượng cá nước lạnh của Lạc Dương đã đạt con số 365 tấn trong năm 2016. Theo đó, với diện tích 16,1 ha mặt nước, cá nước lạnh được thả nuôi đều là các loại cá có giá trị kinh tế cao như cá hồi, cá tầm vân...
(18/01/2017)
Ngày 15/1, khi tôi viết về cơ sở nuôi cá tầm ở Lâm Ðồng thì ông chủ Nguyễn Văn Toản đang có mặt ở Ðắk Lắk xây dựng cơ sở thứ 2 và chuẩn bị thả cá giống. Còn ở Lâm Ðồng, bên dòng suối trong veo, một chiếc đập được ngăn lại giữ nước lọt giữa thung lũng rừng xanh là nơi sinh sống của hàng triệu con cá tầm đủ các lứa tuổi…
(03/01/2017)
Anh Nguyễn Văn Thành, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng cho biết: Sau 5 tháng nuôi cá hô thực nghiệm 2 mô hình trong ao đất (quy mô 1.000 m²/mô hình) ở xã Hà Đông và xã Mỹ Đức, Đạ Tẻh, đến nay tỷ lệ cá sống gần 85%, trọng lượng bình quân đạt 0,7 kg/con.
(16/11/2016)
Với tổng nguồn vốn đầu tư hơn 38 tỷ đồng, Công ty TNHH Đa Phú đang hoàn thiện toàn bộ cơ sở hạ tầng dự án nuôi cá nước lạnh trên diện tích hơn 2 ha, kết hợp với quản lý, bảo vệ gần 50 ha rừng, thuộc địa bàn các xã Lát, huyện Lạc Dương và xã Phi Tô, xã Phú Sơn, huyện Lâm Hà; dự kiến ổn định sản xuất, kinh doanh vào năm 2018, đạt sản lượng 50 tấn cá thương phẩm/năm.
(07/11/2016)
Nghề nuôi thủy sản nước ngọt hiện nay đã và đang phát triển mạnh cả về diện tích nuôi, đối tượng nuôi và hình thức nuôi. Tuy nhiên, với tình hình biến đổi khí hậu ngày càng trở nên phức tạp, môi trường nuôi bị ô nhiễm trầm trọng, bệnh trên cá ngày càng diễn biến phức tạp và lây lan nhanh.
(12/10/2016)
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Di Linh, toàn huyện hiện có 826 hộ nông dân đầu tư đào ao, hồ để nuôi thả cá, với tổng diện tích mặt nước 120 ha.
(22/04/2016)
Muốn nuôi cá có hiệu quả kinh tế cao, người nuôi phải lựa chọn đối tượng cá nuôi và hình thức nuôi cho phù hợp với điều kiện ao nuôi của mỗi gia đình. Hiện nay ở nước ta vẫn song song tồn tại hai hình thức nuôi đơn và nuôi ghép.
(22/04/2016)
Nhằm chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật và các đối tượng nuôi mới cho người dân trên địa bàn tỉnh. Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng thực hiện mô hình nuôi cá chình trong ao đất tại xã Lộc Châu, Tp. Bảo Lộc, với tổng quy mô 3.000m2/2 hộ.
(22/04/2016)
Cá chạch bùn (tên khoa học: Misgurnus anguillicaudatus) có thịt thơm ngon, xương mềm nên thị trường nội địa tiêu thụ rất mạnh. Cá chạch bùn còn được gọi là cá chạch sụn vì khi cá đạt trọng lượng 30-40 con/kg thì toàn bộ xương cá (kể cả xương đầu và xương sống) được chuyển hóa thành sụn nên được nhiều người ưa chuộng, có thể sử dụng làm thực phẩm cho cả người già và trẻ nhỏ.
(22/04/2016)
Hiện nay thời tiết chuyển mùa, việc xuất hiện mầm bệnh trên cá xảy ra trong quá trình nuôi là điều khó tránh khỏi và gây nhiều tổn thất. Để hạn chế tối đa thiệt hại có thể xảy ra do dịch bệnh người nuôi cần tuân thủ một số yêu cầu kỹ thuật sau:
(22/04/2016)
Để đạt được năng suất và hiệu quả kinh tế cao trong nuôi trồng thủy sản, ngoài việc chăm sóc và quản lý tốt môi trường nuôi thì một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu và mang tính chất quyết định thắng lợi của vụ nuôi đó là khâu vận chuyển giống. Vận chuyển giống là giai đoạn sau khi đã chọn được giống nuôi đạt yêu cầu, đảm bảo chất lượng.
(22/04/2016)
Hiện nay, chạch đồng trong tự nhiên bị suy giảm nghiêm trọng do đánh bắt tùy tiện, dùng các phương tiện hủy diệt như xung điện, dùng nhiều loại thuốc hóa chất trong nông nghiệp. Vì vậy, giá chạch thương phẩm liên tục tăng và khan hiếm, nhiều nơi gọi chạch là “sâm đất” bởi chúng có giá trị rất cao trong bồi bổ sức khỏe. Chạch ngon được xuất ngoại nên chỉ có chạch nhỏ mới được bán trong nước.
(22/04/2016)
Lâm Đồng là tỉnh vùng núi cao, hoạt động sản xuất thủy sản chủ yếu là nuôi thủy sản nước ngọt với quy mô nhỏ, phát triển trên diện tích mặt nước tận dụng và chủ yếu phục vụ nhu cầu cải thiện đời sống gia đình. Trong những năm gần đây, cùng với việc phát triển nuôi các loài cá truyền thống, thì việc phát triển nuôi cá rô phi đang ngày càng được mở rộng quy mô với nhiều hình thức nuôi khác nhau, góp phần tăng thu nhập và cải thiện kinh tế hộ gia đình.
(22/04/2016)
Trong những năm gần đây, lươn đồng là loài đặc sản nước ngọt có hiệu quả kinh tế vì dễ tiêu thụ, giá thành cao và kỹ thuật nuôi đơn giản, chi phí thấp nên được nhiều bà con nông dân đầu tư. Hiện tại có 2 phương thức nuôi phổ biến là nuôi trong bể và nuôi trong ao đất, tùy vào điều kiện cụ thể của từng gia đình để có hướng nuôi phù hợp. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu đến bà con nông dân kỹ thuật nuôi lươn trong bể xi măng:
(22/04/2016)
Cá chẽm hay còn gọi là cá vược, có tên khoa học Lates calcarifer (Bloch, 1790). Đặc điểm hình thái: Cơ thể dài, miệng rộng, không cân, hàm trên kéo tới tận sau mắt. Đầu nhọn, nhìn bên lõm phía lưng và lồi ở phía trước vây lưng. Vảy dạng lược rộng (xù xì hay nhẵn). Chiều dài tối đa: 200cm, cân nặng: 60kg.
(23/05/2024)
Đây là khuyến nghị của Trung tâm Công nghệ và Dữ liệu kiểm soát ô nhiễm môi trường - Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường khi kết thúc Dự án thí điểm Mô hình Phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Phường 2, TP Đà Lạt.
(02/01/2023)
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, năm 2022 toàn tỉnh sử dụng khoảng 3.498 tấn thuốc BVTV để quản lý dịch hại trên các loại cây trồng (giảm 219 tấn so với năm 2021). Với lượng thuốc sử dụng trên lượng bao gói thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) phát sinh tương ứng khoảng 175 tấn/năm. Để tổ chức thu gom bao gói thuốc BVTV, lũy kế đến cuối năm 2022 toàn tỉnh đã lắp đặt được 3.701 bể thu gom bao gói thuốc BVTV trên diện tích đất canh tác 300.000ha (tăng 559 bể so với 2021), lượng bao gói được thu gom và tiêu hủy đúng quy định đạt 42,5 tấn/175 tấn (chiếm 24,3%).
(05/05/2021)
Lâm Đồng là tỉnh có diện tích đất canh tác nông nghiệp lớn và là vùng sản xuất rau, hoa, cà phê lớn của cả nước. Với việc sản xuất nông nghiệp theo hướng đầu tư thâm canh dẫn đến việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật của nông dân Lâm Đồng thường cao hơn so với các địaphương khác. Hàng năm, lượng rác thải trong sản xuất nông nghiệp phát thải ra môi trường tương đối lớn. Đặc biệt là rác thải nguy hại như vỏ chai, bao bì phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp phát thải ra môi trường chưa được thu gom, xử lý theo đúng quy trình chiếm tỷ lệ cao, gây ô nhiễm không nhỏ đến môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
(13/01/2021)
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có trên 245 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn tại 12 huyện, thành phố, cấp nước cho khoảng 15.998 hộ dân. Thực hiện Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ Y tế Ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Năm 2020, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với các huyện, thành phố Bảo Lộc lựa chọn 30 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung và lấy 90 mẫu nước phân tích (mỗi công trình 03 mẫu, 01 mẫu đầu nguồn cấp, 01 mẫu giữa mạng lưới cấp và một mẫu cuối mạng lưới cấp). Đơn vị đã hợp đồng với Trung tâm Phân tích thuộc Viện nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt thực hiện phân tích mẫu nước.
(11/02/2020)
Nước sinh hoạt là một nhu cầu thiết yếu đối với đời sống hàng ngày của mỗi một con người. Nguồn nước sinh hoạt hiện nay có nguy cơ ngày càng cạn kiệt, ô nhiễm do tình trạng biến đổi khí hậu và những tác động của con người đến nguồn nước và môi trường nước. Việc bảo vệ nguồn nước và sử dụng nguồn nước hợp lý, tiết kiệm là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Chất lượng nguồn nước sinh hoạt có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống sinh hoạt, sức khỏe của mọi người dân. Người dân sử dụng nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm dễ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh như: bệnh đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh mắt đỏ và các bệnh lý nguy hiểm khác và suy giảm chất lượng cuộc sống.
(11/04/2019)
dsfsdf