Liên kết website

Bao bì sài gòn

 

Phần mềm tra cứu thuốc BVTV

Thống kê truy cập

05209428
Hôm nayHôm nay2328
Hôm quaHôm qua3925
Tháng nàyTháng này60001
Tổng cộngTổng cộng5209428
(22/04/2016)
Lâm Đồng là tỉnh vùng núi cao, hoạt động sản xuất thủy sản chủ yếu là nuôi thủy sản nước ngọt với quy mô nhỏ, phát triển trên diện tích mặt nước tận dụng và chủ yếu phục vụ nhu cầu cải thiện đời sống gia đình. Trong những năm gần đây, cùng với việc phát triển nuôi các loài cá truyền thống, thì việc phát triển nuôi cá rô phi đang ngày càng được mở rộng quy mô với  nhiều hình thức nuôi khác nhau, góp phần tăng thu nhập và cải thiện kinh tế hộ gia đình.
(22/04/2016)
Trong những năm gần đây, lươn đồng là loài đặc sản nước ngọt có hiệu quả kinh tế vì dễ tiêu thụ, giá thành cao và kỹ thuật nuôi đơn giản, chi phí thấp nên được nhiều bà con nông dân đầu tư. Hiện tại có 2 phương thức nuôi phổ biến là nuôi trong bể và nuôi trong ao đất, tùy vào điều kiện cụ thể của từng gia đình để có hướng nuôi phù hợp. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu đến bà con nông dân kỹ thuật nuôi lươn trong bể xi măng:
(22/04/2016)
Cá chẽm hay còn gọi là cá vược, có tên khoa học Lates calcarifer (Bloch, 1790). Đặc điểm hình thái: Cơ thể dài, miệng rộng, không cân, hàm trên kéo tới tận sau mắt. Đầu nhọn, nhìn bên lõm phía lưng và lồi ở phía trước vây lưng. Vảy dạng lược rộng (xù xì hay nhẵn). Chiều dài tối đa: 200cm, cân nặng: 60kg.
(02/01/2023)
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, năm 2022 toàn tỉnh sử dụng khoảng 3.498 tấn thuốc BVTV để quản lý dịch hại trên các loại cây trồng (giảm 219 tấn so với năm 2021). Với lượng thuốc sử dụng trên lượng bao gói thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) phát sinh tương ứng khoảng 175 tấn/năm. Để tổ chức thu gom bao gói thuốc BVTV, lũy kế đến cuối năm 2022 toàn tỉnh đã lắp đặt được 3.701 bể thu gom bao gói thuốc BVTV trên diện tích đất canh tác 300.000ha (tăng 559 bể so với 2021), lượng bao gói được thu gom và tiêu hủy đúng quy định đạt 42,5 tấn/175 tấn (chiếm 24,3%).
(05/05/2021)
Lâm Đồng là tỉnh có diện tích đất canh tác nông nghiệp lớn và là vùng sản xuất rau, hoa, cà phê lớn của cả nước. Với việc sản xuất nông nghiệp theo hướng đầu tư thâm canh dẫn đến việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật của nông dân Lâm Đồng thường cao hơn so với các địaphương khác. Hàng năm, lượng rác thải trong sản xuất nông nghiệp phát thải ra môi trường tương đối lớn. Đặc biệt là rác thải nguy hại như vỏ chai, bao bì phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp phát thải ra môi trường chưa được thu gom, xử lý theo đúng quy trình chiếm tỷ lệ cao, gây ô nhiễm không nhỏ đến môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
(13/01/2021)
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có trên 245 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn tại 12 huyện, thành phố, cấp nước cho khoảng 15.998 hộ dân. Thực hiện Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ Y tế Ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Năm 2020, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với các huyện, thành phố Bảo Lộc lựa chọn 30 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung và lấy 90 mẫu nước phân tích (mỗi công trình 03 mẫu, 01 mẫu đầu nguồn cấp, 01 mẫu giữa mạng lưới cấp và một mẫu cuối mạng lưới cấp). Đơn vị đã hợp đồng với Trung tâm Phân tích thuộc Viện nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt thực hiện phân tích mẫu nước.
(11/02/2020)
Nước sinh hoạt là một nhu cầu thiết yếu đối với đời sống hàng ngày của mỗi một con người. Nguồn nước sinh hoạt hiện nay có nguy cơ ngày càng cạn kiệt, ô nhiễm do tình trạng biến đổi khí hậu và những tác động của con người đến nguồn nước và môi trường nước. Việc bảo vệ nguồn nước và sử dụng nguồn nước hợp lý, tiết kiệm là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Chất lượng nguồn nước sinh hoạt có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống sinh hoạt, sức khỏe của mọi người dân. Người dân sử dụng nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm dễ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh như: bệnh đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh mắt đỏ và các bệnh lý nguy hiểm khác và suy giảm chất lượng cuộc sống.
(11/04/2019)
dsfsdf
(29/01/2024)
Để nâng cao giá trị các mặt hàng nông sản thế mạnh ở địa phương, tỉnh Lâm Đồng luôn khuyến khích các thành phần kinh tế nghiên cứu, đầu tư chế biến sâu. Thực tế cho thấy, chế biến sâu không chỉ giúp nông dân và doanh nghiệp đẩy mạnh liên kết sản xuất, mà đây còn là giải pháp đa dạng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ.
(11/07/2023)
Lạc Dương là địa phương có thế mạnh về phát triển nông sản và các sản phẩm nông thôn có tính đặc hữu vùng miền. Để phát huy lợi thế đó, trong thời gian qua huyện đã quan tâm phát triển chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đồng thời, hỗ trợ các sản phẩm này tiếp cận người tiêu dùng qua nhiều kênh khác nhau.
(06/06/2023)
Làm nông nghiệp quy mô lớn, với giống chuẩn, quy trình canh tác chuẩn, cho ra những sản phẩm có chất lượng đồng đều đang là hướng đi của nhiều nông dân vùng sâu. Và, một nông hộ đang canh tác sầu riêng - giống cây ăn trái khó tính với quy mô lớn, hướng tới mục tiêu xây dựng sản phẩm OCOP.
(12/12/2022)
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công thương và UBND tỉnh Lâm Đồng về việc nhân rộng điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, đồng thời chào mừng Festival Hoa Đà Lạt lần thứ IX năm 2022. Sáng ngày 02/12/2022, tại Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Rừng hoa Đà Lạt, Sở Công thương phối hợp với UBND thành phố Đà Lạt và các đơn vị liên quan tổ chức lễ công bố điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tỉnh Lâm Đồng năm 2022.
(05/07/2022)
Hiện nay, ngành nông nghiệp của huyện Đam Rông có sự chuyển đổi rõ ràng, phát triển tương đối toàn diện về quy mô, chất lượng; Cơ cấu cây trồng dịch chuyển theo đúng định hướng, đi vào khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng tiểu vùng sinh thái; Bước đầu thành lập và phát triển sản xuất theo hướng của nông nghiệp cao, nông nghiệp thông minh và nông nghiệp hữu cơ. Trong đó, có một số sản phẩm được Hội đồng đánh giá sản phẩm OCOP tỉnh Lâm Đồng công nhận sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao và 4 sao.
(07/06/2022)
Ngày 27/5/2022, Ban Chỉ đạo Xúc tiến thị trường nông sản gắn với phát triển sản phẩm OCOP tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Kế hoạch "Phát triển thị trường nông sản gắn với phát triển sản phẩm OCOP" tỉnh Lâm Đồng năn 2022.
(14/02/2022)
Thực hiện Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) giai đoạn 2018 - 2020, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành nhiều văn bản triển khai thực hiện, trọng tâm là Quyết định số 2301/UBND-NN ngày 12/11/2018 về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP Lâm Đồng giai đoạn 2018 - 2020.
(27/12/2021)
Đến thăm vùng đất huyện Cát Tiên, là huyện phía Nam của tỉnh Lâm Đồng, nằm dọc sông Đồng Nai có hệ thống thủy lợi, đường giao thông nội đồng khá hoàn chỉnh, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Lúa là cây trồng chủ lực của huyện, khi nhắc đến thương hiệu “Lúa gạo Cát Tiên” không ai còn xa lạ, đây là sản phẩm được huyện Cát Tiên đưa đi đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao năm 2019 và được Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng chứng nhận. Năm 2021, huyện Cát Tiên có thêm 2 sản phẩm được chứng nhận sản phẩm OCOP Lâm Đồng hạng 3 sao, đó là sản phẩm “Gạo lứt - Chùm ngây” và “Cám gạo - Chè xanh” của Hợp tác xã sản xuất Nông nghiệp và Dịch vụ tổng hợp xã Tư Nghĩa (HTX), được sản xuất từ nguyên liệu lúa hữu cơ.
Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG LÂM ĐỒNG

Tầng 4, Khu D, Trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng - 36 Trần Phú - Phường 4 - TP. Đà Lạt

ĐT: 02633.812932 - 02633.824180 Fax: 02633.812270 E-mail: ttknld@gmail.com

Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Tất Dương - Giám đốc Trung tâm

Top