Liên kết website

Bao bì sài gòn

 

Phần mềm tra cứu thuốc BVTV

Thống kê truy cập

06998846
Hôm nayHôm nay922
Hôm quaHôm qua3838
Tháng nàyTháng này60001
Tổng cộngTổng cộng6998846
(01/02/2023)
Khoai lang mật là giống khoai lang ngon, ngọt, dẻo thơm, loại khoai này có vỏ xù xì, khi luộc hay nướng chín ruột khoai có màu vàng cam rất đẹp, thu hoạch xong càng để lâu khoai sẽ tiết ra rất nhiều mật. Do đặc tính dẻo và nhiều mật nên khoai còn được dùng để chế biến thành các món đặc sản như khoai lang sấy dẻo, khoai lang tẩm gừng là một trong những đặc sản nổi tiếng ở Đà Lạt.
(20/12/2022)
Để thực hiện ý tưởng mang cây lựu đỏ Ấn Độ về phát triển trên vùng đất thôn Tân Hòa, xã Tân Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, anh Võ Văn Hiệp đã bỏ nhiều thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu về giống cây trồng này. Theo anh Hiệp, do đây là loại cây trồng mới ở Việt Nam, hầu như chưa có mô hình nào chuyên canh phát triển với diện tích lớn mà phần nhiều chỉ trồng để làm cây cảnh, phong thủy. Đây là thách thức và là cơ hội lớn để anh Hiệp bắt tay vào phát triển cây lựu đỏ Ấn Độ.
(15/12/2022)
Trồng xen cây ăn quả có giá trị kinh tế cao trong vườn cà phê có thể xem là một giải pháp vừa tăng thu nhập bền vững, hiệu quả trên cùng đơn vị diện tích canh tác, vừa tạo môi trường sinh thái ổn định, đối phó với điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay.
(14/12/2022)
Chỉ sau 3 năm đưa vào trồng và chăm sóc, mô hình trồng vú sữa Hoàng Kim của trang trại VHC Farm tại xã Triệu Hải, huyện Đạ Tẻh đã cho thu nhập với hiệu quả rất cao, mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho địa phương.
(12/12/2022)
Ứng dụng các giải pháp kỹ thuật của Công ty Công nghệ Đình Nguyên (xã Liên Hà, huyện Lâm Hà), nhiều mô hình canh tác sầu riêng theo hướng hữu cơ ở huyện Lâm Hà đã giảm dần và đi đến chấm dứt sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thu hoạch sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm đối với người tiêu dùng. 
(28/11/2022)
Dứa MD2 được Viện Nghiên cứu Rau quả nhập nội để tuyển chọn từ năm 2006. Giống dứa này có khả năng sinh trưởng khỏe, tỷ lệ ra hoa đạt cao; trái dứa có trọng lượng bình quân 1,4-1,5kg, ít bị rám nắng hư hại, vỏ mỏng, nhiều nước, màu vàng tươi, thơm, ít xơ, thịt quả giòn, hương vị thơm ngon…. Dứa MD2 là loại dứa đang được ưa chuộng trên thị trường trong và ngoài nước, phù hợp để ăn tươi hoặc chế biến công nghiệp. Sản phẩm sản xuất ra có khả năng cạnh tranh so với các loại dứa Queen và Cayenne đang được sản xuất đại trà hiện nay. Việc áp dụng đồng bộ các kỹ thuật canh tác và chăm sóc sẽ giúp tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của loài dứa này, nhất là việc trồng xen trong vườn điều có hiệu quả kinh tế thấp, vì thế bà con nông dân cần chú ý những kỹ thuật sau:
(23/11/2022)
Vừa qua, Hội Nông dân xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương đã tổ chức lễ ra mắt Chi hội nông dân nghề nghiệp trồng chanh dây gồm 19 thành viên là các hội viên nông dân thôn Tu Poh, chủ yếu là hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là Chi hội nông dân nghề nghiệp đầu tiên được thành lập ở một xã vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số huyện Lạc Dương, nhằm mục đích tập hợp những hộ nông dân trồng chanh dây cùng giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ vay vốn, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng; đồng thời tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao đời sống cho nông dân dân tộc thiểu số trên địa bàn từ loại cây trồng mới này.
(21/11/2022)
Hiện nay, theo thống kê của Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng, diện tích sầu riêng trên toàn tỉnh Lâm Đồng hơn 14.000 ha (gồm diện tích trồng xen 8.894 ha, trồng thuần 5.538 ha). Trong đó diện tích kinh doanh cho thu hoạch khoảng 7.000 ha, sản lượng đạt khoảng 99.364 tấn mỗi năm. Toàn tỉnh hiện có hơn 900 ha sầu riêng được cấp giấy chứng nhận VietGAP; có 17 chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sầu riêng với 411 hộ liên kết, diện tích hơn 645 ha, sản lượng đạt gần 14.000 tấn.
(31/10/2022)
Lâm Đồng là địa phương duy nhất trong cả nước sản xuất được hoa quanh năm với chất lượng vượt trội so với các vùng sản xuất khác. Sản phẩm hoa của Lâm Đồng được phân phối cho thị trường nội tiêu và tham gia phần lớn thị trường xuất khẩu. Toàn tỉnh Lâm Đồng hiện có khoảng 7.030,1 ha với sản lượng đạt 2.613.763.500 cành/năm, sản lượng này gần tương đương với nước sản xuất hàng đầu thế giới như Hà Lan và vượt một số nước sản xuất hoa cúc lớn trên thế giới.
(27/10/2022)
Đạ Tẻh là một trong những huyện trồng điều chủ lực của tỉnh Lâm Đồng. Tuy nhiên, do hiệu quả kinh tế của loại cây công nghiệp dài ngày này không đảm bảo, nên nhiều nông hộ ở địa phương đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất. Trong đó, sầu riêng, bưởi, quýt đường,… là những loại cây ăn trái được nhiều nông hộ “chọn mặt gửi vàng”.
(21/10/2022)
Đã từng học Trường Nông Lâm Súc trước ngày miền Nam giải phóng, mặc dù đã có một cơ ngơi, sự nghiệp về kinh tế ổn định ở thành phố Đà Lạt, nhưng với bản tính yêu thích làm nông nghiệp, năm 2000, anh Nguyễn Đắc Tâm đã mua 7 sào đất nông nghiệp ở tổ dân phố Nghĩa Hội, thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Đơn Dương để trồng các loại cây ăn quả. Lúc đầu anh chủ yếu trồng cây dâu tằm với mục đích lấy quả dâu tằm để làm nguyên liệu chế biến rượu vang. Tuy nhiên, do điều kiện lúc bấy giờ còn gặp khó khăn nhiều thứ, nhất là nguồn lưới điện quốc gia chưa có. Vì vậy, dự án làm nhà máy chế biến rượu vang mà anh Tâm ấp ủ đành phải dừng lại. Toàn bộ 5 sào dâu tằm ăn quả của anh đành phải phá bỏ để chuyển sang trồng các loại cây ăn quả khác.
(30/09/2022)
Lâm Đồng là tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây cà phê. Hiện nay, toàn tỉnh có 172.329,5 ha cà phê, sản lượng ước đạt 528.028,4 tấn/ha/năm. Trong đó, diện tích cà phê chè Arabica đạt khoảng 12.150,2ha, diện tích cà phê ứng dụng công nghệ cao đạt 19.129 ha, diện tích cà phê đạt các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, UTZ, 4C... đạt 75.493ha. Tuy nhiên, sản xuất cà phê trong những năm gần đây đang gặp những khó khăn như do sự thay đổi bất thường của điều kiện khí hậu thời tiết (hạn hán, mưa trái mùa…), giá cả thấp, chi phí vật tư đầu vào tăng (công lao động, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…).
(05/09/2022)
Chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng dâu nuôi tằm, người dân xã khu vực 1 Phúc Thọ (huyện Lâm Hà) có nguồn thu nhập ổn định, vươn lên làm giàu.
(28/06/2022)
Được thiên nhiên ưu đãi nên Đức Trọng (Lâm Đồng) có khí hậu ôn đới ngay trong vùng khí hậu nhiệt đới. Vì thế, sản xuất nông nghiệp tại Đức Trọng luôn tạo ra những sản phẩm đặc trưng riêng, mang tính vùng miền cao, không chỉ cho năng suất cao mà chất lượng cũng tốt hơn, được ưa chuộng hơn so với các sản phẩm tương ứng được trồng tại vùng khác. Điển hình như cây Nha đam tại huyện Đức Trọng.
(14/06/2022)
Trước thực trạng vườn điều già cỗi, năng suất thấp, thu nhập của người dân ngày càng bấp bênh. Năm 2019, Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai đã xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện 03 mô hình điều trồng dày tỉa cành tạo tán theo phương pháp mới. Qua đó, nhằm áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong canh tác cây điều, đồng thời nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế vườn điều. Sau 03 năm thực hiện, mô hình cho năng suất khá cao, đã góp phần tăng thu nhập cho các hộ gia đình. So với diện tích trồng cùng thời điểm, hiệu quả kinh tế mô hình nổi trội hơn, nông hộ rất phấn khởi vì được áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong canh tác cây điều.
(31/05/2022)
Mắc ca là một loại cây trồng phù hợp với địa bàn tỉnh Lâm Đồng và đem lại hiệu quả kinh tế khả quan cho nhiều nông hộ. Tại huyện Đam Rông - một huyện vùng xa của tỉnh, vốn được mệnh danh là vùng đất khó khăn với người nông dân. Những năm gần đây, không ít nông hộ đã có nguồn kinh tế khá giả nhờ chuyển đổi cây trồng đúng hướng - và cây mắc ca đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình. Cùng với định hướng của ngành Nông nghiệp địa phương, cây mắc ca tại huyện Đam Rông không còn là cây trồng mới nhưng hướng phát triển mắc ca như một cây công nghiệp lâu năm và được trồng với quy mô lớn hướng đến liên kết theo chuỗi, tạo ra vùng nguyên liệu, sơ chế, chế biến xuất khẩu. Hiện nay, tại Đam Rông đã phát triển diện tích mắc ca lên gần 1.000 ha, tập trung chủ yếu tại 02 xã Đạ K’Nàng và Phi Liêng.
(11/05/2022)
Cuối tuần qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (TTKNQG) phối hợp với Sở NN-PTNT Thanh Hóa và Tập đoàn An Phước Viramie tổ chức Hội thảo “Phát triển sản xuất cây gai xanh làm nguyên liệu sợi phục vụ ngành dệt may tại một số tỉnh phía Bắc”. Chủ trì hội thảo là Thứ trưởng NN-PTNT Trần Thanh Nam và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang với sự tham dự của Giám đốc TTKNQG Lê Quốc Thanh, lãnh đạo Tập đoàn An Phước Viramie và đại diện một số Sở NN-PTNT các tỉnh như Nghệ An, Thanh Hóa, Hòa Bình, Điện Biên...
(23/03/2022)
Gieo cấy thưa bằng máy không chỉ giảm lúa giống mà còn giúp nông dân giảm lượng phân bón, số lần phun thuốc, giảm công lao động, hạ giá thành sản xuất lúa hiệu quả.
(17/03/2022)
Những công nghệ mới có thể cải thiện sản lượng dâu tây bằng cách giảm chi phí đầu vào và tăng hiệu quả một loạt các bước trong chuỗi sản xuất, cung ứng.
(17/03/2022)
Để đáp ứng nhu cầu nguồn giống cây trồng chủ lực chất lượng cao, trong thời gian tới, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng cần có những giải pháp nâng cao năng lực nghiên cứu và sản xuất theo hướng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật hiện đại, nhằm phục vụ kịp thời và hiệu quả việc cơ cấu lại sản xuất trên các vùng nông nghiệp tỉnh. 
(17/03/2022)
Nằm ngay đầu đèo Prenn, ở cuối con đường nhỏ dẫn vào hẻm 13 (phường 3, Tp. Đà Lạt) có vườn nho thân gỗ đang vào mùa trĩu quả. 
Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG LÂM ĐỒNG

Tầng 4, Khu D, Trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng - 36 Trần Phú - Phường 4 - TP. Đà Lạt

ĐT: 02633.812932 - 02633.824180 Fax: 02633.812270 E-mail: ttknld@gmail.com

Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Tất Dương - Giám đốc Trung tâm

Top