Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay | 2790 | |
Hôm qua | 9154 | |
Tháng này | 56347 | |
Tổng cộng | 6399472 |
(17/07/2023)
Cây sung ngọt hay còn gọi là sung mỹ là cây thân bụi thuộc họ dâu tằm, mặc dù được trồng nhiều ở Nam Mỹ nhưng sung mỹ lại có nguồn gốc từ Tây Á. Cây cao từ 1,5 đến 2m, thậm chí là 6m. Đặc điểm nhận biết của loại cây này là lá có bản to, xẻ rãnh gần giống với lá đu đủ. Ngoài ra, lá sung mỹ không thể ăn sống và trái sung cho thu hoạch trái từ nách lá chứ không mọc thành chùm như cây sung thường.
(12/07/2023)
Sinh ra ở một vùng quê nghèo nhưng giàu truyền thống cách mạng ở xã Đức Thuận, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tỉnh. Sau gần 04 năm phục vụ trong quân đội, làm lính lái xe biên chế thuộc đơn vị phòng Kỹ thuật, Trường Lục quân 2, Bộ Quốc phòng. Năm 1991 anh được xuất ngũ, nhận thấy quê hương đất chật người đông, cuộc sống gia đình còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, năm 1992 anh Bùi Xuân Chiến đã về xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương lập nghiệp.
(29/06/2023)
Với mong muốn phát triển kinh tế từ loại cây trồng đặc sản này, bà Trịnh Thị Truyền ở phường 3, thành phố Đà Lạt đã đầu tư hàng tỷ đồng làm nhà kính công nghệ cao trồng dâu tây theo quy trình VietGAP. Với quy trình canh tác dâu tây theo quy trình VietGAP ngày càng bài bản, cây dâu tây đã mang lại thu nhập khá cho nông hộ.
(13/06/2023)
Đây là một nội dung tại Quyết định số 611 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 được UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế, UBND các huyện Lạc Dương, Đam Rông và TP Đà Lạt triển khai ngày 9/6/2023.
(22/05/2023)
Những quả bí sợi mì được chị Lương Thị Yến Vân (xã Xuân Thọ, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) cùng những cộng sự trồng đang gây sốt trên cộng đồng mạng xã hội. Theo chia sẻ của chủ khu vườn, bí sợi mì luôn trong tình trạng trồng không đủ bán cho khách hàng.
(09/05/2023)
Là giáo viên dạy môn toán cho một trường phổ thông trên địa bàn xã Xuân Thọ, bằng sự đam mê với nông nghiệp, chàng trai trẻ Phạm Ngọc Khánh ở thôn Đa Quý, xã Xuân Thọ, thành phố Đà Lạt đã sáng chế thành công “Chế phẩm PNK01”- Chế phẩm giúp người trồng hoa không chỉ ở xã Xuân Thọ mà nhiều nông hộ đang trồng hoa tại thành phố Đà Lạt tin dùng, thay thế hoàn toàn phân bón lá, giúp cây hoa mập thân, lá to xanh dày, phát triển mạnh và toàn diện, tăng hiệu quả kinh tế đặc biệt là trong giai đoạn giá vật tư phân bón tăng cao như hiện nay.
(26/04/2023)
Lâm Đồng là tỉnh được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, đất đai thuận lợi để phát triển đa dạng các loại cây trồng nói chung và cây cà phê nói riêng. Tổng diện tích cà phê toàn tỉnh khoảng 172.483,8 ha, trong đó diện tích cà phê chè là 12.150,1 ha, chiếm 7,04% diện tích cà phê toàn tỉnh. Mặc dù diện tích cà phê toàn tỉnh lớn nhưng chất lượng còn hạn chế, chưa ngang tầm với những lợi thế sẵn có. Đặc biệt, Lâm Đồng có tiểu vùng khí hậu thích hợp để phát triển vùng trồng cà phê chè chất lượng cao, là lợi thế để Lâm Đồng mở rộng diện tích trồng cà phê chè, nâng cao chất lượng cà phê, tăng giá trị sản phẩm và tính cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
(18/04/2023)
Trái dâu tây là một trong những loại đặc sản của Đà Lạt, Lâm Đồng. Ngoài chức năng cải thiện tình trạng chống oxy hóa máu, giảm stress oxy hóa, giảm viêm,... trái dâu tây còn giúp cải thiện chức năng mạch máu, cải thiện tình trạng lipid máu cao và giảm quá trình oxy hóa có hại... Chính những tác dụng tuyệt vời đó mà gia đình chị Trần Thị Mỹ Thành (ở xã Xuân Thọ, TP. Đà Lạt) đã đầu tư trồng dâu tây theo hướng hữu cơ.
(10/04/2023)
Trong những năm qua, huyện Đạ Tẻh đã thực hiện chuyển đổi cây trồng hiệu quả thấp sang các loại cây có giá trị kinh tế cao như cây dâu tằm, cây ăn trái, cao su, tre tầm vông… Tập trung chuyển đổi chủ yếu trên diện tích điều già cỗi, hiệu quả thấp, vườn tạp với mục tiêu nhằm tăng hiệu quả kinh tế, chuyển đổi cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu, hướng đến xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô lớn. Theo đó, huyện cũng đưa ra các tiêu chí để chuyển đổi hiệu quả, bên cạnh yếu tố về thổ nhưỡng, địa hình, khả năng đầu tư của nông dân, đối với cây ăn trái để được chuyển đổi nông dân phải đầu tư được hệ thống tưới nhằm đảm bảo nước tưới cho cây trồng, nhất là vào mùa khô.
(28/03/2023)
Xác định công tác lãnh đạo, quản lý việc đăng ký, cấp mã số vùng trồng, mã cơ sở đóng gói sầu riêng trên địa bàn huyện Đạ Huoai là nhiệm vụ chính trị quan trọng, góp phần bảo vệ nhãn hiệu sầu riêng Đạ Huoai, nâng cao giá trị nông sản xuất khẩu, nâng cao đời sống nhân dân, đóng góp tích cực vào nguồn thu ngân sách địa phương. Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể của huyện Đạ Huoai đã tích cực tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân đăng ký cấp mã số vùng trồng cho cây sầu riêng.
(15/03/2023)
Tại xã An Nhơn (huyện Đạ Tẻh), diện tích bí đỏ của gia đình anh Dương Quang Dân (thôn 1) đã mang đến tín hiệu vui về việc chuyển đổi cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả. Đây là một trong những mô hình thí điểm nằm trong Chương trình Cơ cấu lại ngành Nông nghiệp hướng đến toàn diện, bền vững và hiện đại của địa phương.
(21/02/2023)
Trước thực tế sản xuất nông nghiệp theo cách truyền thống năng suất và thu nhập thấp, từ năm 2018 tới nay, nhiều nông dân ở huyện Đam Rông đã mạnh dạn học hỏi kinh nghiệm, đầu tư nhà kính, nhà lưới chuyển từ các loại cây như cà phê, bắp, đậu, dâu tằm sang trồng rau màu. Hướng đi này đã giúp nhiều nông hộ tăng thu nhập, đổi đời và trở nên giàu có.
(16/02/2023)
Trong những năm gần đây, diện tích trồng sầu riêng trên địa bàn huyện Đạ Huoai phát triển mạnh, sầu riêng là cây trồng cho thu nhập cao, mang lại giá trị kinh tế rất lớn. Bên cạnh sự phát triển về quy mô diện tích thì phương thức canh tác theo hướng công nghệ cao cũng được các cơ quan chuyên môn quan tâm đầu tư phát triển, giúp người dân có nhiều tiến bộ mới trong canh tác sầu riêng đạt năng suất, chất lượng cao.
(09/02/2023)
Những tháng gần cuối năm là thời điểm bà con xã viên HTX Dịch vụ Nông nghiệp Tổng hợp Đất Làng (xã Xuân Trường, thành phố Đà Lạt) tập trung thu hái trái hồng tươi để chế biến thành hồng treo gió theo công nghệ Nhật Bản cung ứng cho bạn hàng gần xa. Với chất lượng vượt trội, trái hồng treo gió của nông dân xã Xuân Trường ngày càng được người tiêu dùng trong nước đánh giá cao. Sản phẩm này cũng đã được công nhận OCOP 3 sao.
(01/02/2023)
Khoai lang mật là giống khoai lang ngon, ngọt, dẻo thơm, loại khoai này có vỏ xù xì, khi luộc hay nướng chín ruột khoai có màu vàng cam rất đẹp, thu hoạch xong càng để lâu khoai sẽ tiết ra rất nhiều mật. Do đặc tính dẻo và nhiều mật nên khoai còn được dùng để chế biến thành các món đặc sản như khoai lang sấy dẻo, khoai lang tẩm gừng là một trong những đặc sản nổi tiếng ở Đà Lạt.
(20/12/2022)
Để thực hiện ý tưởng mang cây lựu đỏ Ấn Độ về phát triển trên vùng đất thôn Tân Hòa, xã Tân Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, anh Võ Văn Hiệp đã bỏ nhiều thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu về giống cây trồng này. Theo anh Hiệp, do đây là loại cây trồng mới ở Việt Nam, hầu như chưa có mô hình nào chuyên canh phát triển với diện tích lớn mà phần nhiều chỉ trồng để làm cây cảnh, phong thủy. Đây là thách thức và là cơ hội lớn để anh Hiệp bắt tay vào phát triển cây lựu đỏ Ấn Độ.
(15/12/2022)
Trồng xen cây ăn quả có giá trị kinh tế cao trong vườn cà phê có thể xem là một giải pháp vừa tăng thu nhập bền vững, hiệu quả trên cùng đơn vị diện tích canh tác, vừa tạo môi trường sinh thái ổn định, đối phó với điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay.
(14/12/2022)
Chỉ sau 3 năm đưa vào trồng và chăm sóc, mô hình trồng vú sữa Hoàng Kim của trang trại VHC Farm tại xã Triệu Hải, huyện Đạ Tẻh đã cho thu nhập với hiệu quả rất cao, mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho địa phương.
(12/12/2022)
Ứng dụng các giải pháp kỹ thuật của Công ty Công nghệ Đình Nguyên (xã Liên Hà, huyện Lâm Hà), nhiều mô hình canh tác sầu riêng theo hướng hữu cơ ở huyện Lâm Hà đã giảm dần và đi đến chấm dứt sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thu hoạch sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm đối với người tiêu dùng.
(28/11/2022)
Dứa MD2 được Viện Nghiên cứu Rau quả nhập nội để tuyển chọn từ năm 2006. Giống dứa này có khả năng sinh trưởng khỏe, tỷ lệ ra hoa đạt cao; trái dứa có trọng lượng bình quân 1,4-1,5kg, ít bị rám nắng hư hại, vỏ mỏng, nhiều nước, màu vàng tươi, thơm, ít xơ, thịt quả giòn, hương vị thơm ngon…. Dứa MD2 là loại dứa đang được ưa chuộng trên thị trường trong và ngoài nước, phù hợp để ăn tươi hoặc chế biến công nghiệp. Sản phẩm sản xuất ra có khả năng cạnh tranh so với các loại dứa Queen và Cayenne đang được sản xuất đại trà hiện nay. Việc áp dụng đồng bộ các kỹ thuật canh tác và chăm sóc sẽ giúp tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của loài dứa này, nhất là việc trồng xen trong vườn điều có hiệu quả kinh tế thấp, vì thế bà con nông dân cần chú ý những kỹ thuật sau: