Liên kết website

Bao bì sài gòn

 

Phần mềm tra cứu thuốc BVTV

Thống kê truy cập

06399490
Hôm nayHôm nay2808
Hôm quaHôm qua9154
Tháng nàyTháng này56365
Tổng cộngTổng cộng6399490
(07/01/2020)
Mỗi ngày, chủ vườn thu hoạch 400kg cà chua để cung cấp cho doanh nghiệp, thu về gần 10 triệu đồng.
(30/12/2019)
Bảo Lâm, với tổng diện tích cà phê khoảng 29.000 ha, sản lượng cà phê hàng năm trên 90.000 tấn, đây là cây trồng chủ lực đem lại thu nhập chính cho bà con nông dân ở địa phương. Tuy nhiên, thực tế giá cà phê trong những năm qua bấp bênh, liên tục ở mức thấp quanh mốc 32.000 – 33.000 đồng/kg, ảnh hưởng lớn đến thu nhập của bà con nông dân trồng cà phê nói chung. Trăn trở đâu là hướng đi mới, mà vẫn giữ được cây cà phê sao cho ổn định, bền vững và tăng thu nhập cho kinh tế hộ gia đình, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Bảo Lâm đã tích cực tìm hiểu và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xen canh nhiều loại cây ăn quả nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập bền vững trên cùng đơn vị diện tích.
(24/12/2019)
Nhận thấy trồng cà phê mất nhiều công chăm sóc, bên cạnh đó giá cả mặt hàng nông sản này những năm gần đây luôn ở mức thấp khiến kinh tế gia đình bị sụt giảm. Hai anh em Ngô Văn Quỳnh và Ngô Văn Cường trú tại thôn 3, xã Lộc Tân đã quyết định phá bỏ một phần diện tích cà phê để chuyển sang trồng nấm mèo với mong muốn cải thiện thu nhập gia đình.
(24/12/2019)
Xã Đa Sar, huyện Lạc Dương là xã có 90,6% người dân là người đồng bào dân tộc K’ho. Cây trồng chủ lực của xã là cà phê, rau, hoa. Tuy nhiên đối với diện tích trồng rau hoa trong nhà kính chủ yếu là của người Kinh từ khu vực phường 12, thành phố Đà Lạt vào canh tác, bà con người đồng bào tại đây chủ yếu trồng cà phê và canh tác một số loại rau đơn giản ngoài trời, thu nhập còn bấp bênh, đời sống còn gặp rất nhiều khó khăn.
(24/12/2019)
Thời còn trẻ, cô Nguyễn Thị Đây là một cán bộ công chức của Ủy ban nhân dân thị trấn D’ran. Cô Đây cho biết, vào năm 2012 cô tình cờ xem một phóng sự trên ti vi về nghề trồng nấm đơn giản và dễ làm, cô thấy có sự yêu thích loài nấm và quyết tâm trồng nấm.
(22/12/2019)
Những năm gần đây, nhiều nhà nông trong tỉnh đã chuyển sang đầu tư trồng các loại cây ăn trái. Hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất nói trên đã góp phần rất lớn giúp nhiều nhà vườn ổn định thu nhập trên mỗi đơn vị canh tác.
(16/12/2019)
Hiện nay, nông dân trồng cây bằng smartphone, chăm sóc cây trồng tự động… là những mô hình ứng dụng công nghệ hiện đại đang được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp tại Lâm Đồng.
(12/12/2019)
Xã Hòa Nam là một xã đứng đầu huyện Di Linh về công tác chuyển đổi, đa dạng giống cây trồng đem lại thu nhập kinh tế cao như cây sầu riêng, cây bơ, cây mắc ca… Nhưng anh Nguyễn Văn Điền ở thôn 5, xã Hòa Nam lại chọn cây chuối có nguồn gốc từ Nam Mỹ để phát triển kinh tế gia đình.
(10/12/2019)
Chuyển đổi cây trồng theo hướng bền vững, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao đó là một trong những hướng đi mới được rất nhiều nông dân trên địa bàn xã Tân Văn, huyện Lâm Hà đang thực hiện trong thời gian qua. Trong đó, điển hình như mô hình trồng cà chua trong nhà kính của anh Trần Văn Phương ở thôn Tân Lin, xã Tân Văn thời gian qua mang lại một nguồn thu nhập ổn định.
(03/12/2019)
Cây điều được đưa vào trồng tại Lâm Đồng rất sớm, từ năm 1986 cây điều đã được trồng tập trung chủ yếu tại 3 huyện phía nam của tỉnh (Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên). Cây điều được trồng chủ yếu ở các địa bàn khó khăn, đã góp phần hỗ trợ tích cực cho cải thiện đời sống nông dân ở các vùng nông thôn. Cây điều còn có giá trị như cây công nghiệp, phủ xanh đất trống, đồi trọc, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, những năm gần đây sản xuất kinh doanh điều gặp nhiều khó khăn, thu nhập từ sản xuất điều chưa thật sự hấp dẫn đối với người trồng, cây điều bị cạnh tranh quyết liệt bởi một số cây trồng khác, trong đó có cây cao su, cà phê dẫn đến diện tích điều giảm sút, người trồng điều ít quan tâm đầu tư chăm sóc vườn điều.
(06/11/2019)
Cát Tiên là huyện phía Nam của tỉnh Lâm Đồng, nằm dọc sông Đồng Nai, có hệ thống thủy lợi, đường giao thông nội đồng hoàn chỉnh, thuận lợi phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, với lúa là cây trồng chủ lực có diện tích gieo trồng hàng năm đạt trên  9.000 ha, trong đó có trên 7.500 ha lúa chất lượng cao, 500 ha lúa giống. Huyện Cát Tiên đã ban hành các quy hoạch về xây dựng, hình thành vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao với diện tích diện tích trên 1.300 ha để sản xuất lúa theo hướng hàng hóa, tạo nguồn nông sản chất lượng cao phục vụ cho nhãn hiệu “Lúa - Gạo Cát Tiên”.
(24/10/2019)
Theo chân tổ Khuyến nông xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm vào một ngày giữa tháng 5, chúng tôi đi thăm quan vườn cây ăn quả diện tích 2,3 ha của gia đình anh Tự Minh Tuấn, hộ nông dân ở thôn 12, xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm. Khi bước chân vào thăm vườn, chúng tôi thật ngỡ ngàng, khâm phục anh với một vườn những cây quýt sai trĩu quả, chín đỏ cây, anh là người tiên phong đưa trái cây có múi về trồng trên địa bàn xã Lộc Ngãi.
(09/10/2019)
Trước đây, việc sản xuất nông nghiệp nước ta nói chung và tỉnh Lâm Đồng nói riêng chủ yếu là manh mún và nhỏ lẻ, cơ giới hóa chưa được chú trọng, vì vậy điện chưa đóng vai trò quan trọng trong sản xuất. Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập, trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sản xuất nông nghiệp hiện đại đã được chuyên môn hóa và áp dụng máy móc trong tất cả các công đoạn. Điều này góp phần đưa nông sản đạt chất lượng cao, giá thành giảm và sản phẩm có tính cạnh tranh cao trên thị trường. Tất nhiên, cùng với đó là nhu cầu sử dụng điện phục vụ sản xuất cũng sẽ tăng và người sản xuất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cũng không nằm ngoại lệ của quy luật này.
(09/10/2019)
Hướng về huyện Lạc Dương (Lâm Đồng), trên cao nguyên Lang Biang nơi đầu nguồn dòng Đa Nhim có một vườn sâm quý mà các nhà khoa học giấu kín 5 năm qua.
(10/09/2019)
Đóng chân trên địa bàn thôn 6, xã Lộc An, huyện Bảo Lâm, Công ty TNHH sản xuất thương mại Long Thủy là doanh nghiệp chuyên cung cấp trái sầu riêng cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
(09/09/2019)
Đưa cây sầu riêng vào cơ cấu sản xuất thời gian qua chính là hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất hiệu quả đã được nhiều nông hộ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tập trung triển khai. Đây cũng là vấn đề quan trọng mà chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới khuyến khích đẩy mạnh.
(26/08/2019)
Theo rà soát mới đây của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, toàn tỉnh Lâm Đồng hiện đang phát triển 3.630 ha mắc ca với 18 giống khác nhau, đạt năng suất bình quân 2,2 tấn/ha. 
(16/08/2019)
Thực trạng rụng trái cà phê vào mùa mưa Theo các chuyên gia, thời gian qua trên địa bàn Lâm Đồng mưa kéo dài nhiều ngày, độ ẩm cao nên tình trạng cà phê rụng trái xảy ra khá phổ biến ở nhiều vườn tại địa bàn các huyện Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm…, khiến nhiều bà con nông dân lo lắng sản lượng cà phê niên vụ tới sẽ sụt giảm. Mặc dù chưa có số liệu cụ thể về diện tích cà phê bị rụng quả nhưng theo phản ánh của nhiều nhà vườn, mức độ rụng trái năm nay nhiều hơn so với những năm trước (theo dự đoán có hàng ngàn hecta cà phê bị hiện tượng rụng quả, trong đó có hàng trăm hecta bị nhiễm rệp sáp, nấm…)
(13/08/2019)
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và áp thấp nhiệt đới, nên tại tỉnh Lâm Đồng trong thời gian qua có mưa rất to (lượng mưa 70-120mm/24h, có nơi trên 150mm/24h). Do mưa to và gió lớn nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình sinh trưởng và phát triển nhiều loại cây trồng chủ lực của tỉnh như: lúa, rau màu, cây cà phê… đặc biệt nhất là cây sầu riêng. Theo thống kê sơ bộ, có hơn 100 tấn sầu riêng của hàng trăm hộ dân tại các huyện Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai và TP. Bảo Lộc bị rụng. Việc ngập úng kéo dài đã làm cho cây trồng thiếu ánh sáng để quang hợp, cây trồng bị ngâm nước nên thiếu oxy và bị đổ cây, gẫy cành, rụng trái. Để khắc phục úng ngập, giảm thiểu rủi ro trên cây sầu riêng sau mưa bão, nhà vườn cần tiến hành ngay một số biện pháp kỹ thuật dưới đây:
(25/07/2019)
Để thúc đẩy sản xuất và nâng cao giá trị của sản phẩm khoai tây, loại bỏ những hành vi trà trộn giả mạo khoai tây Đà Lạt, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có Quyết định số 2683/QĐ - UBND ngày 06/12/2017, về việc Phê duyệt Đề án thí điểm nhận diện sản phẩm khoai tây Đà Lạt, giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng triển khai thực hiện trong năm 2018. Thông qua Đề án, giúp các cơ quan chức năng quản lý tốt thị trường kinh doanh khoai tây, ngăn chặn gian lận thương mại trong việc giả mạo khoai tây Đà Lạt, giúp người tiêu dùng nhận diện được sản phẩm khoai tây, góp phần bảo vệ và xử lý vi phạm thương hiệu nông sản Đà Lạt.
(24/07/2019)
Với ưu thế sinh trưởng và phát triển trên địa hình đồi dốc, là loại cây trồng xen tốt, cây dứa Cayenne được trồng tại thị trấn D’ran từ rất lâu. Hiện nay, cây dứa Cayenne của thị trấn D’ran đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp nhãn hiệu độc quyền làm gia tăng hiệu quả kinh tế, nông dân càng có niềm tin gắn bó lâu dài với loại trái cây đặc sản này. 
Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG LÂM ĐỒNG

Tầng 4, Khu D, Trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng - 36 Trần Phú - Phường 4 - TP. Đà Lạt

ĐT: 02633.812932 - 02633.824180 Fax: 02633.812270 E-mail: ttknld@gmail.com

Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Tất Dương - Giám đốc Trung tâm

Top