Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay | 2300 | |
Hôm qua | 9154 | |
Tháng này | 55857 | |
Tổng cộng | 6398982 |
Trồng trọt
(17/10/2016)
Loại ớt này dài tới 30cm, trái nặng đến 300g, không chỉ dùng để chế biến các món ăn thông thường mà còn có thể ăn sống, xay làm sinh tố giống như các loại trái cây.
(12/10/2016)
Do mưa kéo dài từ đầu tháng 9 đến nay dẫn đến nhiều diện tích đất sản xuất bị ngập úng, ước tính hàng trăm ha đất trồng rau thương phẩm bà con nông dân không gieo trồng được.
(12/10/2016)
Công ty TNHH Đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp Vineco vừa được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng trên 30 ha khu nông nghiệp công nghệ cao ở xã Phúc Thọ, Lâm Hà.
(12/10/2016)
Công ty Yoshimoto Mushroom, một doanh nghiệp chuyên về nấm Nhật Bản vừa đưa trang trại trồng nấm mỡ Nhật Bản tại Khu công nghiệp Lộc Sơn, thành phố Bảo Lộc vào hoạt động.
(07/10/2016)
Thành phố Đà Lạt đang tổ chức sản xuất theo quy hoạch, gồm 1.900 ha diện tích rau (trong đó, rau an toàn 1.620 ha) tại các phường 7, 8, 9, 11, 12, xã Xuân Thọ; 480 ha diện tích chè (có 400 ha chè an toàn) tại xã Xuân Trường và Trạm Hành; 3.948 ha diện tích cà phê tại các xã Xuân Trường, Trạm Hành, Xuân Thọ và Tà Nung; 18 ha diện tích mặt nước nuôi cá hồi và cá tầm tại phường 4, 5, 7 và xã Tà Nung. Riêng 4 làng nghề trồng hoa truyền thống là Thái Phiên (phường 12), Hà Đông (phường 8), Vạn Thành (phường 5) và Xuân Thành (xã Xuân Thọ) với tổng diện tích canh tác hoa tập trung trên 600 ha.
(07/10/2016)
Từ nay đến năm 2020, mỗi năm Lâm Đồng đặt mục tiêu chuyển đổi bình quân khoảng 7.000 ha cà phê và gần 1.000 ha chè giống mới đạt năng suất và chất lượng cao. Trong đó, tập trung chuyển đổi các giống cây cà phê vối cao sản được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận như TR4, TR9, TR11…; hoặc chuyển đổi các giống cà phê chè gồm Moka, Katura, Bourbone…
(06/10/2016)
Theo Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện Di Linh, từ đầu năm 2016 đến nay, bà con nông dân trong huyện đã thực hiện tái canh được 2.650 ha cà phê, vượt kế hoạch cả năm 6%. Trong đó, diện tích ghép chồi là 1.380 ha và diện tích trồng lại (bằng cây giống thực sinh hoặc cây giống ghép) được 1.270 ha. Như vậy, tổng diện tích cà phê của huyện đã tái canh từ trước đến nay tăng lên 16.964 ha, chiếm gần 40% diện tích cà phê hiện có.
(06/10/2016)
Vùng nông nghiệp Lâm Đồng ngày càng nổi lên nhiều mô hình kỹ thuật mới trong sản xuất cây trồng, không chỉ nâng cao giá trị gia tăng trên đơn vị diện tích đất, mà còn bảo vệ môi trường an toàn cho chính người sản xuất.
(05/10/2016)
Trong 2 tháng 8 và 9/2016, hàng chục hộ nông dân xã Xuân Trường – TP Đà Lạt đã lần lượt xuống giống trồng mới 16 ha cây cam đường canh trong đó phần lớn trồng theo hình thức xen canh với các diện tích cây chè ô long kém hiệu quả hoặc cây cà phê đã già cỗi, mật độ trồng mới 1.000 cây/ha, theo quy cách hàng cách hàng và cây cách cây khoảng 3m.
(21/04/2016)
Cây chè là một trong những cây công nghiệp đóng vai trò quan trọng đứng thứ hai sau cây cà phê trong cơ cấu cây trồng của tỉnh Lâm Đồng. Năm 2014, tổng diện tích chè toàn tỉnh đạt khoảng: 21.861 ha, chiếm 22% diện tích chè cả nước. Khoảng 89% diện tích tập trung tại thành phố Bảo Lộc (7.726 ha) và huyện Bảo Lâm (11.912 ha),...
(21/04/2016)
Vụ mùa của cây cà phê được khép kín trong vòng 1 năm, khi cây cà phê bước vào giai đoạn thu hoạch cũng là lúc diễn ra sự phân hóa mầm hoa để bắt đầu cho 1 vụ mùa mới.
(21/04/2016)
Nhằm giúp cho các hộ dân ở huyện vùng sâu Đam Rông tiếp cận với những cây trồng mới mang lại giá trị kinh tế cao, từ năm 2011, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng đã triển khai Dự án: “Xây dựng mô hình phát triển vùng nguyên liệu ca cao”. Sau 4 năm triển khai mô hình, đến nay hầu hết diện tích ca cao đã cho thu quả bói, với mật độ từ 10 đến 20 quả/cây và đang hứa hẹn sẽ mang lại nguồn thu nhập cao cho các hộ dân, qua đó góp phần tích cực vào công tác xóa đói, giảm nghèo ở địa phương.
(21/04/2016)
Đơn Dương là huyện có diện tích trồng rau lớn nhất trong tỉnh Lâm Đồng, bà con tại địa phương có tập quán canh tác rau từ lâu và có nhiều kinh nghiệm. Huyện Đơn Dương cũng là địa phương đang triển khai những mô hình nhà kính, nhà lưới, tưới tự động, tưới nhỏ giọt… nhà nông Bùi Ngọc Cung tại Lạc Lâm, Đơn Dương, anh đã mạnh dạn đầu tư hệ thống nhà kính, hệ thống tưới tự động, nhỏ giọt trồng cây ớt ngọt trên giá thể với diện tích 0,4 ha.
(21/04/2016)
Sâu đục thân, sâu đục cành điều trưởng thành là loài xén tóc lớn có khả năng phát tán di trú lây lan rộng, vòng đời kéo dài một năm, là loài đa thực gây hại nhiều loại cây trồng nông nghiệp và lâm nghiệp. Ấu trùng, nhộng nằm sâu trong thân cây, cành cây nên các loài thiên địch rất khó phát hiện, thuốc bảo vệ thực vật khó tiếp xúc để tiêu diệt nên phải thực hiện tổng hợp các biện pháp phòng trừ và phải phòng trừ đúng thời điểm mới đạt kết quả cao.
(21/04/2016)
Hiện nay, rau tươi là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống con người. Với xu hướng phát triển của xã hội, nhu cầu của con người về các loại rau an toàn, tốt cho sức khỏe ngày càng tăng. Trong khi đó, sản lượng các sản phẩm rau an toàn thì chưa nhiều.
(21/04/2016)
Có thể hiểu Thủy canh là kỹ thuật trồng cây không cần đất mà trồng trực tiếp vào dung dịch dinh dưỡng. Dinh dưỡng thủy canh đã được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn Quốc tế, nó bao gồm đầy đủ và cân đối các nguyên tố đa lượng (N, P, K), trung lượng (Ca, Na, Mg, S) và vi lượng (Fe, Cu, Zn, Mn, B, Mo, Cl) giúp tối ưu hóa cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng.