Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay | 2689 | |
Hôm qua | 9154 | |
Tháng này | 56246 | |
Tổng cộng | 6399371 |
Trồng trọt
(20/07/2020)
Huyện Đạ Huoai được mệnh danh là “thủ phủ” sầu riêng của tỉnh Lâm Đồng, những năm gần đây, huyện đã chú trọng việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thâm canh cây sầu riêng nhằm tăng năng suất, sản lượng trên một đơn vị diện tích đất canh tác, góp phần tăng thu nhập cho người dân.
(29/06/2020)
Hiện nay, hoa cát tường không chỉ được trồng tại thành phố Đà Lạt mà còn được trồng tại các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng. Đây là những huyện có nhiệt độ cao hơn so với Đà Lạt, nhiều người nông dân nơi đây chưa có điều kiện để đầu tư nhà kính trồng hoa, do đó, nhu cầu về các giống hoa có giá trị kinh tế cao, thích hợp để trồng ngoài trời hoặc trong nhà lưới là rất cần thiết.
(23/06/2020)
Những ngày đầu tháng 5/2020, du khách lên Đà Lạt rất háo hức được trải nghiệm du lịch canh nông của Công ty TNHH Hoa Thắng Thịnh (khu đất mới - Phường 7 - TP. Đà Lạt) với các loại trái cây được trồng theo hướng công nghệ cao như: Dâu tây, dưa lưới và đặc biệt đã thu hút du khách hơn cả bởi sự lạ lẫm, ngạc nhiên và tò mò bởi những cây nho đen Mỹ sai quả trĩu nặng. Đây là giống nho đen Mỹ không hạt và nho sữa Hàn Quốc đã được Công ty trồng thử nghiệm cách đây 02 năm, sau nhiều lần thất bại, đúc rút kinh nghiệm đến nay đã bắt đầu cho thu hoạch trái.
(28/04/2020)
Việc xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu “Hoa hồng Langbiang” ở huyện Lạc Dương được kỳ vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội giao thương, nâng cao thu nhập cho người dân trong hoạt động sản xuất - kinh doanh; đặc biệt, nâng cao giá trị thương mại của sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, hạn chế những rủi ro về biến động giá...
(21/04/2020)
Vài năm trở lại đây, nhiều người dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã mạnh dạn đầu tư trồng xen cây dổi ghép lấy hạt trong các vườn cây, bước đầu mang lại giá trị kinh tế cao.
(16/04/2020)
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) các tỉnh Gia Lai, Kon Tum vừa đưa ra khuyến cáo người dân khi mua giống chanh dây kém chất lượng, trôi nổi trên thị trường.
(13/04/2020)
Thực hiện nghị quyết số 03-NQ/HU ngày 03/02/2016 của Huyện ủy Đạ Tẻh về phát triển kinh tế nông nghiệp theo chiều sâu: Năng suất, chất lượng, hiệu quả giai đoạn 2016 - 2020. Trong thời gian qua, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn tăng cường ứng dụng công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng vùng sản xuất lúa chất lượng cao gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.
(09/04/2020)
Chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi trên địa bàn huyện Cát Tiên là cần thiết và là xu thế tất yếu của nền nông nghiệp huyện nhà. Vì vậy, trong thời gian qua, ngoài việc chuyển đổi mạnh giống lúa và điều - là 2 cây trồng chủ lực của Cát Tiên, thì việc chuyển đổi vườn tạp sang trồng cây ăn trái đang là xu hướng và lợi thế của người dân nơi đây, nhất là những xã vùng ven sông Đồng Nai. Đó là suy nghĩ và cách làm của anh Nguyễn Xuân Lai ở thôn 3, xã Quảng Ngãi.
(08/04/2020)
Lâm Đồng là vùng sản xuất khoai tây quan trọng thứ 2 của cả nước (sau vùng Đồng bằng Sông Hồng), với điều kiện khí hậu thuận lợi, tại đây khoai tây có thể được tổ chức sản xuất quanh năm.
(07/04/2020)
Với diện tích canh tác trên 7.000 ha chiếm 82,2% diện tích trồng cây lâu năm, cây điều là cây trồng chủ lực có đóng góp khá quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên, trong những năm gần đây từ 2017 - 2019 do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (mưa trái vụ, sương muối, lạnh giá...) và sâu bệnh hại (thán thư, bọ xít muỗi...) nên cây điều bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thường xuyên bị mất mùa làm ảnh hưởng đến đời sống của nông dân. Trước tình hình đó, UBND huyện đã chỉ đạo tập trung các giải pháp thực hiện Đề án tái canh, chuyển đổi những diện tích điều hạt già cỗi, năng suất thấp sang trồng các giống điều ghép cao sản như PN1, AB29, AB0508... với diện tích 1.927 ha và chuyển đổi sang các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như sầu riêng, măng cụt, bơ ghép, mít thái... với diện tích 553 ha.
(03/04/2020)
Trong số các loại quả, bí Nhật mini là loại quả giàu hàm lượng sắt, giàu vitamin, muối khoáng cũng như các axít hữu cơ. Ngoài ra, còn được chế biến thành các món ăn như làm bánh, súp bí non, hoặc có thể nhồi thịt vào trong quả bí và nướng cùng vỏ quả.
(01/04/2020)
Tại Lâm Đồng, thực vật làm thuốc gồm có 283 họ, 2.291 loài được phân bố ở nhiều địa phương trong tỉnh. Trong đó, có 55 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam như đảng sâm, hà thủ ô đỏ, bảy lá 01 hoa, hoàng liên ô rô, sâm Ngọc linh…; có 16 loài là những cây thuốc đặc trưng của tỉnh như atiso, lan Gấm, linh chi, đảng sâm…; có 20 loài là những cây thuốc có trữ lượng lớn như atiso, bình vôi, hà thủ ô…; có 23 loài là những cây thuốc di thực đã được trồng như bạch truật, canh kina đỏ, cỏ ngọt, địa hoàng, đỗ trọng, dương cam cúc, đương quy, ngưu tất, đảng sâm, xuyên khung…cho thấy nguồn dược liệu của tỉnh phong phú hơn so với các tỉnh khác trong nước.Trong số đó, một số loại dược liệu được trồng phổ biến, mang lại giá trị kinh tế cao như:
(01/04/2020)
Di Linh có diện tích đất canh tác trên 57.000 ha, trong đó cây cà phê là cây trồng chủ lực, bởi chúng không những phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu mà năng suất, chất lượng đạt được cũng rất tốt. Tuy nhiên, nếu chỉ độc canh một loại cây cà phê, đặc biệt là những vùng cà phê đã bắt đầu có dấu hiệu già cỗi thì hiệu quả kinh tế không cao. Vì vậy, giải pháp trồng xen các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như sầu riêng, bơ, mắc ca… trên diện tích cà phê được xem là hướng đi hiệu quả của bà con nông dân, việc trồng xen không những nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích mà còn góp phần phá thế độc canh cây cà phê, tránh tình trạng được mùa mất giá hoặc mất giá do thị trường thế giới biến động theo chiều hướng xấu.
(27/03/2020)
Với sáng kiến bằng chai nước và lon sữa bò là công cụ đo độ ẩm của đất, các chuyên gia nông nghiệp Nestlé Việt Nam đã giúp nông dân tiết kiệm nước tưới khi mùa khô ở Tây Nguyên đang đến gần.
(23/03/2020)
Ngày 13/3/2020, tại Tp. Quy Nhơn – tỉnh Bình Định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức hội nghị “Sơ kết sản xuất Trồng trọt vụ Đông Xuân 2019 – 2020; triển khai kế hoạch vụ Hè Thu, vụ Mùa năm 2020” tại các tỉnh, thành Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Hội nghị dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Lê Quốc Doanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định – Trần Châu, hội nghị thu hút hơn 100 đại biểu là đại diện các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp, các Viện, Trung tâm; Đài Khí tượng Thủy văn; đại diện các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên; và một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp tham dự.
(10/03/2020)
Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hiện đang là thế mạnh của huyện Đức Trọng. Đặc biệt, nhằm thực hiện Chương trình hành động “Phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững và hiện đại giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025” của huyện ủy có hiệu quả trên cơ sở tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng bền vững, phát huy tiềm năng, lợi thế về đất đai, điều kiện tự nhiên và nguồn nhân lực… để từng bước nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác, nâng cao đời sống cho bà con nông dân, góp phần hoàn thành các mục tiêu xây dựng huyện nông thôn mới.
(28/02/2020)
Sau hơn 10 năm chuyển đổi từ trồng lúa 2 vụ kém hiệu quả sang trồng củ năng, tổng diện tích cây trồng này tại xã Próh, huyện Đơn Dương là 300 ha. Đây cũng là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao của người dân xã Próh và được xem như cây xóa nghèo của nhiều hộ dân trên địa bàn.
(10/02/2020)
Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với tổng diện tích trên 622.167 ha, sản lượng hàng năm đạt khoảng 1,3 triệu tấn, niên vụ 2012 kim ngạch xuất khẩu đạt 3,3 tỷ USD, trong đó các tỉnh Tây Nguyên đã chiếm tới 94% diện tích. Trong những năm qua, ngành cà phê đã có những bước phát triển đáng kể về diện tích, năng suất, sản lượng, bên cạnh đó ngành còn tạo được nhiều việc làm, tăng thu nhập, góp phần cải thiện đời sống của người lao động, đặc biệt là đồng bào các dân tộc vùng Tây Nguyên. Tuy vậy, hiện nay nhiều diện tích cà phê đang trong tình trạng già cỗi, năng suất ở các diện tích này đang sụt giảm rất nhanh, nếu tiếp tục khai thác sẽ kém hiệu quả, do vậy cần được phá bỏ để lập lại một chu kỳ mới.
(06/02/2020)
Lâm Đồng là địa phương được đánh giá đa dạng về chủng loại cây trồng, có quy mô diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao lớn (tính đến tháng 10 năm 2019 đạt 56.403 ha) với nhiều công nghệ, thiết bị, giống mới được sử dụng... thuận lợi cho phát triển nông nghiệp hữu cơ. Tuy nhiên, đến nay sản xuất nông nghiệp hữu cơ được chứng nhận tại Lâm Đồng mới chỉ được thực hiện trên sản xuất trồng trọt (phúc bồn tử, rau), chăn nuôi (bò sữa) với diện tích chiếm tỷ lệ rất thấp so với tiềm năng và chỉ đạt 105,24 ha cả sản xuất hữu cơ và bán hữu cơ (chiếm khoảng 0,187% tổng diện tích sản xuất nông nghiệp theo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh). Một trong những mô hình điển hình sản xuất hữu cơ trong thời gian qua có thể kế đến là Công ty TNHH Univer Farm Organics.
(04/02/2020)
Ngày 30/12/2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 5052/QĐ-BNN-TT về việc công nhận chính thức 03 giống ngô mới, đó là: Giống ngô lai Thịnh Vượng 9999, giống ngô lai VS6939 và giống ngô lai PAC789.
(09/01/2020)
Giữa màu xanh bạt ngàn của những đồi cà phê cùng những vườn cây ăn trái trĩu quả ở thôn 10, xã Hòa Nam, huyện Di Linh có gia đình chú Trần Văn Dũng lại có hướng canh tác khác là chọn trồng cây tùng đuôi chồn lấy cành trang trí hoa, bước đầu mang lại lợi nhuận kinh tế rất cao cho gia đình.