Liên kết website

Bao bì sài gòn

 

Phần mềm tra cứu thuốc BVTV

Thống kê truy cập

05221076
Hôm nayHôm nay330
Hôm quaHôm qua3800
Tháng nàyTháng này4130
Tổng cộngTổng cộng5221076

Tại Việt Nam, vấn đề khó khăn lớn nhất trong sản xuất khoai tây hiện nay là xây dựng được hệ thống sản xuất giống đảm bảo chất lượng, hiện tại nguồn giống sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 10% cho sản xuất. Do đó một số công ty phải nhập khẩu khẩu giống từ châu Âu để phục vụ cho sản xuất, điển hình như Công ty Pepsico Việt Nam mỗi năm nhập khoảng 150 - 200 tấn khoai giống. Tuy nhiên, giá giống nhập khẩu quá cao (giá giống về đến Việt Nam khoảng 1.000 - 1.100 USD/tấn), không được người dân chấp nhận. Bên cạnh đó, những năm gần đây một lượng lớn khoai tây thương phẩm từ miền Nam Trung Quốc nhập vào nước ta và được sử dụng làm giống, với giá thành khoảng 10.000 - 12.000 đồng/kg, các lô giống này có chất lượng thấp, nhưng vẫn được nhập để phục vụ cho sản xuất.

Do vậy, để nâng cao năng lực sản xuất khoai tây giống ở trong nước góp phần giảm lượng khoai tây nhập khẩu, đẩy mạnh phát triển sản xuất khoai tây, đồng thời xây dựng và chuyển giao được mô hình sản xuất khoai tây giống nguyên chủng, khoai tây giống xác nhận, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao cho Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau và Hoa Đà Lạt thực hiện dự án “Xây dựng mô hình và chuyển giao công nghệ sản xuất khoai tây giống sạch bệnh”.

Trong năm 2017, dự án đã xây dựng và chuyển giao 15ha mô hình sản xuất củ khoai tây giống nguyên chủng và xây dựng được 100ha mô hình sản xuất củ giống khoai tây xác nhận tại các tỉnh Lâm Đồng, Lào Cai, Thái Bình, Hải Dương và Hải Phòng.

Tại Lâm Đồng, trong năm 2017, Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau và Hoa đã triển khai chọn 40 hộ tham gia mô hình sản xuất giống khoai tây nguyên chủng với diện tích 04ha tại xã Lạc Xuân, Đơn Dương và 120 hộ tham gia mô hình giống khoai tây xác nhận với diện tích 30ha (trong đó 10ha tại xã Lạc Xuân, Đơn Dương và 20ha tại xã Xuân Thọ, TP. Đà Lạt). Mô hình sản xuất khoai tây giống nguyên chủng được thực hiện trên 03 giống (PO3, O7 và Atlantic). Kết quả mô hình tại thời điểm 50 - 60 ngày sau trồng cho thấy, các giống sinh trưởng, phát triển tốt, độ đồng đều cao, mức độ phủ luống đạt 100%, không xuất hiện các triệu chứng bệnh héo xanh và virus trên đồng ruộng, bệnh mốc sương bị nhiễm nhẹ (khoảng 1%) tuy nhiên được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn xử lý kịp thời nên được kiểm soát hoàn toàn. Các điểm thực hiện mô hình đều cho thu hoạch đảm bảo thời gian sinh trưởng, cụ thể giống khoai tây Atlantic cho thu hoạch vào thời điểm từ 95 - 100 ngày, giống PO3, O7 cho thu hoạch vào thời điểm từ 100 - 105 ngày, năng suất củ tươi của các giống Atlantic, PO3, O7 lần lượt đạt 22,80 tấn/ha, 20,35 tấn/ha, 20,40 tấn/ha, cao nhất so với 04 tỉnh còn lại triển khai dự án (giống Solara trung bình chỉ đạt 17,34 tấn/ha).

Mô hình trồng khoai tây giống xác nhận trồng ở xã Xuân Thọ, TP. Đà Lạt

Mô hình khoai tây giống xác nhận được thực hiện trên giống khoai P03 và O7 tại xã Xuân Thọ và xã Lạc Xuân, với năng suất trung bình lần lượt đạt 21,54 tấn/ha và 21,66 tấn/ha. Chất lượng củ giống nguyên chủng và xác nhận được Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống cây trồng kiểm định trong suốt vụ trồng. Kết quả tất cả các lô giống đều đạt chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN8549:2011, về cấp giống nguyên chủng và xác nhận. Bên cạnh đó, trong năm 2017, dự án đã tổ chức 02 lớp tập huấn về quy trình kỹ thuật sản xuất khoai tây giống nguyên chủng, giống xác nhận tại 02 xã Lạc Xuân và Xuân Thọ cho 160 học viên là nông dân tham gia trực tiếp xây dựng mô hình. Đồng thời tập huấn cho gần 100 học viên là những cán bộ khuyến nông và nông dân tại địa phương chưa được tham gia mô hình về những kiến thức cơ bản, những tiến bộ mới của các giống khoai tây, kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hoạch, bảo quản khoai tây đạt chất lượng.

Trên thực tế việc triển khai mô hình tại Lâm Đồng, tuy mới là năm thứ hai thực hiện nhưng dự án đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ chính quyền địa phương các cấp và bà con nông dân chưa có điều kiện tham gia mô hình. Với những hiệu quả thực tế dự án đã mang lại, không những làm tăng thu nhập cho bà con nông dân tham gia mô hình mà còn chủ động sản xuất ra được nguồn giống khoai tây sạch bệnh, giá thành hợp lý để cung cấp cho sản xuất khoai tây tại địa phương cũng như các vùng khác trên cả nước, tạo sự ổn định về mặt kinh tế - xã hội. Nhiều hộ chưa có điều kiện tham gia mô hình năm 2017 đã rất nỗ lực tìm hiểu, liên hệ và khắc phục các điều kiện hiện có để có thể tham gia dự án vào những năm tiếp theo.

Thanh Phương - TTKN Lâm Đồng

Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG LÂM ĐỒNG

Tầng 4, Khu D, Trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng - 36 Trần Phú - Phường 4 - TP. Đà Lạt

ĐT: 02633.812932 - 02633.824180 Fax: 02633.812270 E-mail: ttknld@gmail.com

Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Tất Dương - Giám đốc Trung tâm

Top