Liên kết website
Thống kê truy cập








![]() | Hôm nay | 676 |
![]() | Hôm qua | 2918 |
![]() | Tháng này | 3594 |
![]() | Tổng cộng | 4027944 |
Thủy sản
(03/07/2023)
Nghề nuôi cá nước lạnh tại tỉnh Lâm Đồng được thực hiện theo Đề án nuôi thử nghiệm cá nước lạnh từ năm 2006, đến năm 2013 sản phẩm cá nước lạnh tỉnh Lâm Đồng được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể “Cá nước lạnh Đà Lạt” đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất, tiêu thụ và truy xuất nguồn gốc để sản phẩm cá nước lạnh được vận chuyển, tiêu thụ tại các tỉnh, thành trong cả nước.
(09/06/2023)
Mô hình nuôi cá tầm lồng trong ao với chi phí thấp giúp người dân chuyển đổi từ vật nuôi truyền thống sang loài cá có giá trị kinh tế cao, vươn lên làm giàu.
(30/05/2023)
Đó là hướng đi nhiều triển vọng giúp người chăn nuôi khắc phục được các yếu tố bất lợi về nguồn nước, môi trường và chi phí đầu tư.
(05/09/2022)
Để phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản trên địa bàn, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng cần khai thác, phát huy hơn nữa các tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu và đất đai để tăng hiệu quả sản xuất, hạn chế tối đa tổn thất sau thu hoạch, nâng cao giá trị gia tăng, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
(18/04/2022)
Hơn 1 năm qua, cùng với các mô hình nông nghiệp đã được các hộ nông dân trên địa bàn xã Đam B’ri gắn bó, phát triển, nhân rộng như trồng dâu nuôi tằm, nuôi dê Bách Thảo, nuôi chim trĩ… đã mang đến cho người nông dân thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm thì giờ đây, với sự tìm tòi, học hỏi từ các khu vực lân cận, người dân nơi đây đã mở ra một hướng đi mới: Mô hình nuôi lươn không bùn.
(31/03/2022)
Nuôi cá tầm công nghệ cao với khâu xử lý nguồn nước khác biệt, giảm thiểu được thiệt hại do thiên tai, giúp tăng năng suất, giảm nhân công đang là xu hướng mới được người dân nuôi cá tìm tòi, học hỏi.
(24/03/2022)
Với việc nuôi thử nghiệm thành công giống cá chạch lấu của Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt miền Trung (thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy hải sản III, đóng chân trên địa bàn huyện Đức Trọng), hy vọng sẽ mở ra hướng phát triển kinh tế cho các hộ dân có điều kiện nuôi cá nước ngọt trên địa bàn huyện.
(09/07/2021)
Ngày 07/7/2021, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Văn bản số 4609/KH-UBND về Kế hoạch phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021 - 2030.
(22/01/2021)
Cá Leo hay còn gọi là cá Nheo có tên khoa học là Wallago attu thuộc loại cá da trơn. Cá thường sống ở sông, kênh rạch và đồng ruộng. Cá Leo có phạm vi phân bố khá rộng từ phía Nam đến phía Đông Nam châu Á. Cá có kích thước lớn, giàu giá trị dinh dưỡng, chất lượng thịt thơm ngon, rất được thị trường ưa chuộng, sau 10 tháng nuôi cá có thể đạt trọng lượng từ 1 - 1,5 kg.
(27/11/2020)
Thời gian qua trên địa bàn huyện Đam Rông, các mô hình, dự án nuôi cá tầm công nghệ cao được người dân phát triển rất mạnh, mang lại sự thành công lớn. Điều này góp phần đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, làm phong phú thêm mặt hàng thủy sản ở địa phương.
(26/11/2020)
Nghề nuôi cá nước lạnh ở nước ta đang ngày một phát triển. Tuy nhiên, thách thức về chất lượng con giống là trở ngại lớn hiện nay. Để giải quyết nút thắt này, tất yếu cần có sự đầu tư bài bản về công nghệ.
(16/11/2020)
Để có thể cạnh tranh với cá nhập khẩu, đương đầu với cá nhập lậu từ Trung Quốc “đội lốt” cá nước lạnh Việt Nam, các doanh nghiệp phải đa dạng hóa sản phẩm từ cá tầm, cá hồi.
(05/11/2020)
Lâm Đồng là tỉnh vùng núi cao, hoạt động sản xuất thủy sản chủ yếu là nuôi thuỷ sản nước ngọt với quy mô nhỏ, phát triển trên diện tích mặt nước tận dụng, chủ yếu phục vụ nhu cầu cải thiện đời sống gia đình. Những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản trong tỉnh đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, sản xuất còn manh mún, quy mô nhỏ, dịch bệnh… Trong đó, chất lượng con giống luôn là vấn đề được người nuôi quan tâm, bởi đây là yếu tố gần như quyết định đến 50% sự thành bại của vụ nuôi. Vì vậy, lựa chọn con giống phù hợp với điều kiện nuôi tại địa phương là vấn đề vẫn luôn được quan tâm hàng đầu của các cấp, các ngành cũng như người nuôi trồng thủy sản hiện nay.
(14/07/2020)
Lâm Đồng là tỉnh có điều kiện về thời tiết, khí hậu thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại thủy sản khác nhau, nhất là phát triển cá nước lạnh và có hệ thống sông, hồ, đập phong phú có thể tận dụng để nuôi các loại cá truyền thống (trắm, chép, mè, trôi, rô phi…). Hơn nữa, từ năm 2012 UBND tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt quy hoạch phát triển cá nước lạnh đến năm 2020, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất cá nước lạnh gắn với công tác quản lý và bảo vệ rừng tại các địa phương trong tỉnh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản đã chủ động liên kết, hỗ trợ kỹ thuật và sản xuất giống, thức ăn, cung ứng đầy đủ cho sản xuất (nhất là cá nước lạnh); xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu Cá nước lạnh Đà Lạt, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu ra của sản phẩm được ổn định.
(29/06/2020)
Ngày 23/6/2020, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III phối hợp với Hiệp hội Phát triển cá nước lạnh tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức hội thảo với chủ đề: “Tổng kết mô hình nuôi thử nghiệm và bàn giải pháp phát triển nuôi cá trắng Châu Âu tại Lâm Đồng”. Đây là chủ đề thuộc Đề tài “Nghiên cứu nuôi thử nghiệm cá trắng Châu Âu (Coregonus lavaretus) tại Lâm Đồng” theo Hợp đồng số 36/HĐ-SKHCN ngày 13/10/2016 giữa Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng và Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III. Đề tài được thực hiện từ năm 2018 - 2020 và triển khai trên địa bàn huyện Đức Trọng và Lạc Dương.
(15/06/2020)
Ngày 11/6/2020, Tổng cục Thủy sản ra Thông báo số 1082/TB-TCTS-KHCN&HTQT về việc mời đăng ký tham gia Chương trình giống gốc giống thủy sản năm 2020.
(04/06/2020)
Ngày 22/5/2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 1802/QĐ-BNN-QLCL về việc ban hành "Chương trình kiểm soát an toàn thực phẩm cá và các sản phẩm cá bộ Siluriformes xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ".
(18/05/2020)
Việc nuôi cá tầm tự phát, chưa đảm bảo được các chỉ số an toàn nguồn nước khiến người nuôi cá đối mặt với nhiều rủi ro.
(24/04/2020)
Cát Tiên, với dòng sông Đồng Nai chảy qua là vùng đất phù hợp để nuôi trồng thủy sản. Và nhiều mô hình chăn nuôi cá cũng như thủy sản khác cho hiệu quả đang được triển khai, cung cấp thêm cho thị trường những sản phẩm chất lượng cao. Nuôi cá lóc, lươn trong bể sạch đang là một hướng đi của nông dân vùng đất Gia Viễn, Cát Tiên.
(13/02/2020)
Cá chài có tên khoa học là Leptobarbus hoevenii. ở Việt Nam cá phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cá chài có đặc điểm thân dày, tương đối tròn, vảy phủ đều toàn thân, thân và bụng có màu trắng và vàng nhạt, viền mắt màu đỏ tươi. Là đối tượng có thịt chắc, thơm ngon, bổ dưỡng và có khả năng chữa bệnh. Cá chài có thể nấu được rất nhiều món ăn như: Thịt cá chài ướp gia vị nướng than hồng, ướp gừng cuốn mỡ chài rán, xào sả ớt, gỏi, cá chài nấu canh chua, nấu măng, lẩu, hấp, kho tộ, rán, nấu xổi... Trong tự nhiên, cá chài được xếp vào hạng cá ngon, đặc sản, trong bữa cơm gia đình được ưu tiên cho người già và trẻ em. Hiện nay trên thị trường đang hiếm loài cá này, do vậy nuôi cá chài thương phẩm đang có tiềm năng lớn.
(24/12/2019)
Cát Tiên vốn là một vùng đất có truyền thống nuôi trồng thủy sản, bên cạnh địa hình đất đai phù hợp, thôn Vân Minh thuộc xã Gia Viễn, huyện Cát Tiên đã, đang và sẽ xuất hiện nhiều mô hình thử nghiệm trong nuôi trồng thủy sản, đem lại hiệu quả cao và thiết thực.