Liên kết website

Bao bì sài gòn

 

Phần mềm tra cứu thuốc BVTV

Thống kê truy cập

06661316
Hôm nayHôm nay286
Hôm quaHôm qua1879
Tháng nàyTháng này54834
Tổng cộngTổng cộng6661316
(20/12/2024)
Đây là bước tiến quan trọng của Việt Nam nhằm tuân thủ quy định chống mất rừng và suy thoái rừng (EUDR).
(29/01/2024)
Ngày 16/5/2023, Nghị viện châu Âu đã thông qua Quy định Chống phá rừng châu Âu (EUDR). Theo đó, EU cấm nhập khẩu các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ, cà phê, cao su của Việt Nam nếu được sản xuất trên đất phá rừng kể từ sau ngày 31/12/2020. Tất cả 100% các sản phẩm nông nghiệp vào EU phải có thông tin định vị (GPS) bằng hệ thống giám sát viễn thám. Như vậy, cà phê khi nhập khẩu vào thị trường này phải có thông tin định vị GPS đến từng vườn.
(15/11/2022)
Theo kết quả hiện trường và mô hình trồng thử nghiệm, các giống keo tai tượng từ vườn giống Việt Nam được công nhận sinh trưởng tốt hơn nguồn giống nhập khẩu.
(08/10/2021)
Phát huy thế mạnh của một địa phương có diện tích đất rừng lớn, những năm qua, huyện Cát Tiên đã thực hiện chủ trương khuyến khích người dân đầu tư phát triển kinh tế rừng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện thu nhập cho gia đình và nâng cao tỷ lệ độ che phủ rừng trên địa bàn. 
(05/10/2021)
Ngày 16/9/2021, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 444/QĐ-SNN về việc Ban hành "Quy trình kỹ thuật trồng rừng các loài keo trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng".
(01/10/2021)
Ngày 16/9/2021, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 443/QĐ-SNN về việc Ban hành "Quy trình kỹ thuật trồng rừng Sao đen trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng". Nội dung Quy trình theo file đính kèm...    
(30/09/2021)
Ngày 16/9/2021, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 442/QĐ-SNN về việc Ban hành "Quy trình kỹ thuật trồng rừng Dầu rái trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng".
(29/09/2021)
Ngày 16/9/2021, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 441/QĐ-SNN về việc Ban hành "Quy trình kỹ thuật trồng rừng thông ba lá trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng".
(29/01/2021)
Cây giổi ăn hạt, tên khoa học là Michelia tonkinensis A. Chev, họ Ngọc lan (Magnoliaceae), là cây thân gỗ lớn thường xanh đa tác dụng cao đến 30m, cho hạt làm gia vị và làm thuốc. Hạt giổi là đặc sản truyền thống của người dân ở nhiều vùng núi phía Bắc, được gọi là “vàng đen” của núi rừng Tây Bắc. Gỗ giổi có giác và lõi phân biệt, giác màu vàng nhạt, lõi màu vàng nâu, có mùi thơm, không bị mối mọt, cong vênh, lại nhẹ và bền, nên là một trong những loại gỗ được ưa chuộng trong xây dựng nhà cửa và đóng đồ gỗ. Giổi là loài cây đặc hữu của khu vực nam Trung Quốc và Việt Nam, thường gặp ở vùng núi nước ta, trong các rừng rậm thường xanh, phân bố nhiều ở các tỉnh Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung bộ vào đến Tây Nguyên và Đông Nam bộ.
(11/11/2020)
Tam Thất (Panax pseudoginseng (Burk) F.H. Chen) còn có tên là Kim bất hoán, Nhân sâm tam thất… thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae). Đây là cây thảo dược quý, được sử dụng lâu đời trong y học cổ truyền của các nước vùng châu Á - Thái Bình Dương. Tam thất được dùng chữa thổ huyết, nôn ra máu, đái ra máu, lỵ ra máu… Tam thất có tác dụng tăng nhanh quá trình phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân suy nhược, tăng nội tiết sinh dục, trị vô sinh… Trong thời gian gần đây, Tam thất được dùng như Nhân sâm điều trị ung thư cũng có kết quả (Võ Văn Chi, 2012).
(10/11/2020)
Ngày 06/11/2020, tại UBND xã Đồng Nai Thượng, huyện Cát Tiên, Ban Quản lý dự án “Nâng cao hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng và cải thiện sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số vùng đệm, góp phần bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Cát Tiên” đã tổ chức hội nghị sơ kết sau 01 năm triển khai dự án.
(05/08/2020)
Trong thời gian qua, UBND huyện Đạ Tẻh đã xây dựng kế hoạch và tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn tăng cường thực hiện công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả chuyển sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn, phù hợp với điều kiện tự nhiên và thích ứng với biến đổi khí hậu. Theo đó, UBND huyện đã chỉ đạo triển khai mô hình trồng tre tầm vông tập trung trên diện tích đất lâm nghiệp giao khoán theo Nghị định 168/NĐ-CP cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên tại buôn Tố Lan, xã An Nhơn, huyện Đạ Tẻh từ nguồn vốn ngân sách địa phương hỗ trợ hàng năm. Từ năm 2014, các hộ gia đình đồng bào tại buôn Tố Lan được Nhà nước giao khoán đất lâm nghiệp để trồng tre tầm vông với diện tích 27ha/20 hộ. Hiện nay đã cho thu hoạch, đầu ra sản phẩm tre tầm vông được các doanh nghiệp trong và ngoài huyện ký kết hợp đồng thu mua ổn định, qua đó đã giúp cho các hộ dân nơi đây có nguồn thu nhập khá ổn định, góp phần xóa đói giảm nghèo.
(11/05/2020)
Thực trạng để mất rừng trên toàn quốc một phần quan trọng do lấn chiếm rừng và đất rừng trái phép để sản xuất nông nghiệp. Cùng các giải pháp quản lý và bảo vệ rừng (BVR) khác nhằm tăng độ che phủ rừng, huyện Di Linh tiên phong triển khai hiệu quả công tác trồng xen trên diện tích đất lâm nghiệp đang bị xâm lấn. 
(21/04/2020)
Sau khi báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) có loạt bài phản ánh về tiềm năng, cơ hội phát triển của cây đàn hương ở Tây Nguyên, Bộ NN&PTNT đã có ý kiến chính thức về vấn đề này. Theo GS.TS Phạm Văn Điển - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), đây là loài cây có triển vọng đem lại hiệu quả kinh tế nếu được trồng bằng giống đã được công nhận, với quy mô cũng như phương thức trồng hợp lý. 
(05/09/2019)
Quyết định số 2962/QĐ-BNN-TCLN ngày 30/7/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng thâm canh gỗ lớn và chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn đối với loài cây Keo lai và Keo tai tượng.
(04/04/2019)
Ngày 19/3/2019, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký và ban hành quyết định số 911/QĐ-BNN-TCLN công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2018.
(04/04/2019)
Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng mất rừng, từng bước khôi phục rừng. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Đề án bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững vùng Tây Nguyên giai đoạn 2016-2030” với mục tiêu đến năm 2030 diện tích rừng đạt khoảng 2,72 triệu ha, nâng độ che phủ rừng lên 49,2%... với các nhiệm vụ chính:
(11/01/2019)
Ngày 01/01/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2019/ND-CP về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.
(08/01/2019)
Một trong những nguyên nhân quan trọng gây mất rừng và suy thoái rừng là tình trạng người dân xâm canh đất rừng để sản xuất cây công nghiệp dài ngày, chủ yếu là cây cà phê. Ðể khôi phục lại môi trường rừng bị mất, bị suy thoái, giải pháp khả thi là thông qua chia sẻ lợi ích sinh kế cho người dân.
(21/11/2018)
Thực hiện nghiêm chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên của Chính phủ; công tác quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) được UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện quyết liệt. Trong tỉnh không để xảy ra cháy rừng lớn, cháy rừng giảm 24 vụ/90,4 ha so cùng kỳ mùa khô 2016. Công tác phát triển rừng được triển khai theo kế hoạch.
(17/08/2018)
Gỗ có chứng chỉ vẫn là một khái niệm mới đối với đa số người dân Việt Nam. Một trong những lý do chính đó là các sản phẩm này ít được bày bán tại Việt Nam, do nhu cầu về chúng chưa có. Hầu hết sản phẩm làm từ gỗ có chứng chỉ được xuất khẩu. Nhưng điều này có thể thay đổi nếu như người tiêu dùng Việt Nam hiểu được vai trò của họ trong việc thúc đẩy quản lý và thương mại gỗ có trách nhiệm.
Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG LÂM ĐỒNG

Tầng 4, Khu D, Trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng - 36 Trần Phú - Phường 4 - TP. Đà Lạt

ĐT: 02633.812932 - 02633.824180 Fax: 02633.812270 E-mail: ttknld@gmail.com

Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Tất Dương - Giám đốc Trung tâm

Top