Liên kết website

Bao bì sài gòn

 

Phần mềm tra cứu thuốc BVTV

Thống kê truy cập

05167275
Hôm nayHôm nay470
Hôm quaHôm qua4616
Tháng nàyTháng này60001
Tổng cộngTổng cộng5167275

Từ trước đến nay, trong chăn nuôi người dân thường tận dụng nguồn phân heo, gà, bò,… để bón cho cây trồng. Các loại phân chuồng này rất tốt cho cây trồng nhưng nếu phân chưa được ủ hoai mục hết sẽ chứa nhiều loại nấm bệnh gây hại lên cây trồng. Chính vì thế, việc bổ sung chế phẩm sinh học trong quá trình ủ phân chuồng sẽ giúp giai đoạn phân hủy diễn ra nhanh hơn, đồng thời tạo hệ vi sinh vật có ích chống lại nấm bệnh. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu đến bà con nông dân một số chế phẩm sinh học dùng để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ chất thải trong chăn nuôi:

Chế phẩm sinh học Emuniv

Tác dụng của chế phẩm sinh học Emuniv trong việc ủ phân chuồng: Tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh, trứng giun sán trong phân tươi; Chuyển hóa dinh dưỡng trong phân cho cây trồng; Rút ngắn thời gian hoai mục cho phân và các phế phụ phẩm nông nghiệp, khử mùi hôi bể biogas, hạn chế ruồi muỗi, giảm ô nhiễm môi trường

Quy trình ủ phân với chế phẩm sinh học Emuniv được tiến hành theo 2 bước:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ, công cụ bao gồm: Nguyên liệu sử dụng là phân chuồng, có thể là phân bò, phân heo, phân gà. Dùng chế phẩm  Emuniv loại dung dịch bột 200 gram dùng cho 400 - 600 kg phân chuồng. Nơi ủ nên có nền đất nện hoặc xi măng, khô ráo, hoặc lót nền đất bằng bạt. Chuẩn bị sẵn bình tưới, cuốc, xẻng, cào… và vật liệu để làm mái như bạt, bao tải, bao nilong… để che nắng, giữ nhiệt trong khi ủ.

Bước 2: Kỹ thuật ủ phân

Pha chế phẩm Emuniv 200 gram với 2 lít nước + 1 lít mật rỉ đường (để qua 24h là tốt nhất), lược hết cặn trong dung dịch, sau đó đổ vào bình ôzoa (lược cặn để chống bị tắc bình).

Xúc nguyên liệu thành 1 lớp 25 - 30 cm, dùng bình ôzoa tưới dịch vi sinh lên trên (không quá ướt), nếu có các loại rác hữu cơ khác thì rải xen một lớp phân chuồng, một lớp nguyên liệu hữu cơ. Khống chế độ ẩm 50%, đảo trộn đều tạo đống ủ có chiều rộng 1 - 1,2m, chiều cao 1 - 1,2m, chiều dài không hạn chế tùy vào địa hình để dễ dàng đảo trộn. Đậy đống ủ bằng bạt, bao dứa, lá cọ… để giữ ẩm và nhiệt độ. Sau 10 ngày, nhiệt độ trong phân tăng lên và đạt 40 - 500C, làm ức chế sự nảy mầm của hạt cỏ.

Thời gian 20 ngày sau tiến hành đảo trộn từ trên xuống, từ ngoài vào trong cho đều, tấp thành đống ủ tiếp khoảng 25 - 35 ngày nữa là có thể sử dụng tốt cho cây ăn trái, cây công nghiệp, các loại rau màu,…

Chú ý: Khi ủ phân chuồng không dùng vôi, vì làm huỷ diệt các vi sinh vật trong phân, nên bón ngoài ruộng trước khi làm đất là tốt nhất.

Chế phẩm Weviro (dùng xử lý phân gà)

Trước khi sử dụng cần chú ý xem phân gà sẽ ủ ở dạng ướt hay khô (100% không có trấu hoặc có kèm trấu) để có sự ước lượng về thể tích chế phẩm WEVIRO dùng phù hợp. Chi tiết như sau: Phân khô không có trấu: 5 lít Weviro dùng cho 1 - 1,5 m3 phân. Phân khô có trấu: Dùng 5 lít Weviro cho 1 m3 phân. Phân ướt: Dùng 5 lít Weviro với 2,5 - 3,0 m3 phân.

Cách thực hiện

Cách 1: Phun Weviro lên phân gà, sau đó trộn đều và ủ kín từ 30 - 45  ngày.

Cách 2: Phun Weviro theo từng lớp phân dày khoảng 15 - 20 cm. Sau đó nén chặt và ủ kín với thời gian từ 30 - 45 ngày.

Các bước thực hiện

Cách 1: Đối với phân khô: Bao gồm làm ướt lượng phân cần ủ (đảm bảo khoảng 60 - 70% ẩm độ); Phun Weviro đều lên đống phân; Nén chặt đống phân ủ (bằng cách dùng xẻng nén hoặc dùng chân nén, hay một số biện pháp khác sao cho càng nén chặt đống ủ càng tốt); Tiến hành ủ bằng cách đậy kín (có thể dùng đất, bùn để trét kín…). Trong 10 ngày đầu phải ủ thật kín. Thời gian sau không cần phải ủ kín nhưng phải đậy và che chắn.

Đối với phân ướt: Bỏ qua bước 1. Các bước còn lại đảm bảo tương tự.

Cách 2: Làm tương tự như cách 1, nhưng ở bước 2 thì phun Weviro theo từng lớp dày 15 - 20 cm. Ủ theo lớp đều, đống ủ có chiều cao 1,2 - 1,5m; rộng 1,5 - 2m (chân đống), dài 7 - 10m. Vì nếu đống ủ cao quá sẽ làm cho nguyên liệu bị nén chặt, khó thông khí. Khống chế nhiệt độ ủ khoảng 45 - 55oC, mức độ thông khí trung bình và độ ẩm 50% nhờ quá trình đảo trộn gián đoạn (7 - 10 ngày/lần). Bắt đầu từ ngày thứ 30, tiến hành kiểm tra độ chín của đống ủ thông qua phương pháp kiểm tra nhiệt (nhiệt độ ổn định, dưới 400C, sờ không thấy cảm giác bỏng rát thì đống ủ chín).

Văn Thành (t/h) - TTKN Lâm Đồng

Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG LÂM ĐỒNG

Tầng 4, Khu D, Trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng - 36 Trần Phú - Phường 4 - TP. Đà Lạt

ĐT: 02633.812932 - 02633.824180 Fax: 02633.812270 E-mail: ttknld@gmail.com

Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Tất Dương - Giám đốc Trung tâm

Top