Liên kết website
Thống kê truy cập








![]() | Hôm nay | 946 |
![]() | Hôm qua | 2918 |
![]() | Tháng này | 3864 |
![]() | Tổng cộng | 4028214 |
Chăn nuôi
(21/09/2023)
Ông Bùi Văn Minh Bảo - Công ty Tafa Việt chia sẻ, với quy mô nuôi công nghiệp, mật độ dày, áp lực môi trường lớn…, đa số người chăn nuôi đều sử dụng kháng sinh.
(02/08/2023)
Chăn nuôi hướng tới chất lượng và giá trị gia tăng hơn là số lượng; phát triển công nghiệp năng suất cao, sản lượng lớn, đồng thời khuyến khích chăn nuôi hộ chuyên nghiệp hóa…
(19/07/2023)
Anh Lê Văn Hưng ở thôn Phú Hòa, xã Mỹ Đức, huyện Đạ Tẻh là một nông hộ sản xuất đa ngành nghề. Thuở ban đầu từ trồng mía, sắn, dâu, nuôi heo, bò, gà cho đến mở xưởng đan lát mây, tre, bèo khô, sản xuất chế biến, cắt tách, cung cấp nhân hạt điều. Nói chung nghề nào anh Lê Văn Hưng cũng đã làm và khá thành công, có sức lan tỏa trong cộng đồng. Đúng là một nông dân cần cù sáng tạo, ham học hỏi, dám nghĩ, dám làm để phát triển kinh tế gia đình xứng đáng được địa phương ghi nhận. Từ đó, các cấp Hội Nông dân cùng với khuyến nông đã tổ chức nhiều buổi tham quan, hội thảo cho bà con nông dân trong và ngoài xã đến học tập nhân rộng để cùng xây dựng phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân. Ngoài ra, gia đình anh Lê Văn Hưng còn tạo công ăn việc làm cho rất nhiều lao động tại địa phương trong những năm qua.
(18/07/2023)
Huyện Lạc Dương là một huyện miền núi nằm ở phía Bắc tỉnh Lâm Đồng, có diện tích tự nhiên hơn 131 ngàn ha. Đất đai, khí hậu, nguồn nước thích hợp thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế theo hướng nông nghiệp công nghệ cao như: Trồng rau, hoa xuất khẩu, nuôi cá nước lạnh, chăn nuôi đại gia súc… Hiện nay, trên địa bàn huyện Lạc Dương chăn nuôi chủ yếu đại gia súc (trâu, bò), tổng đàn 6.900 con tập trung chủ yếu trên địa bàn các xã Đạ Sar, Đa Nhim, thị trấn Lạc Dương, xã Lát. Bò thịt được nuôi chủ yếu ở các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, chăn nuôi theo hình thức chăn thả hoàn toàn, một số ít hộ dân có chuồng trại, còn đa số bà con thả trong vườn rừng, trong nương rẫy. Hiện có trên 60% số hộ trên địa bàn các xã có nuôi bò, tỷ lệ bò Laisind chiếm trên 50%, khoảng 30% tổng đàn bò các hộ dân nuôi bán thịt.
(23/06/2023)
Năm nay, anh Trần Huy Rin ở tổ dân phố 1, thị trấn Phước Cát mới tròn 30 tuổi nhưng từ nhiều năm nay, anh đã là một gương điển hình của huyện Cát Tiên trong phong trào thanh niên khởi nghiệp và lập nghiệp thành công với mô hình chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản và chăn nuôi heo. Với quyết tâm dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn đầu tư để phát triển kinh tế, khi huyện Cát Tiên triển khai Đề án phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn huyện giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến năm 2030, anh đã tiên phong trong việc đăng ký chuyển đổi từ chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản sang chăn nuôi bò sữa.
(30/05/2023)
Nhu cầu dinh dưỡng của động vật liên quan đến năng lượng, protein, khoáng chất và vitamin. Những điều này đã được hiểu rõ từ lâu và đã không ngừng được cải tiến trong những thập kỷ gần đây. Dưới đây sẽ là những xu hướng dinh dưỡng động vật trên thế giới trong những năm tiếp theo.
(25/04/2023)
Trong những năm qua, huyện Cát Tiên đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển chăn nuôi bò thịt cao sản đồng thời tập trung chuyển dịch phát triển chăn nuôi bò sữa theo hướng hàng hóa, thực hiện đồng bộ các giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, góp phần trong phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện.
(17/04/2023)
Sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo thuộc xã Thạch Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. Năm 2008, chị Trần Thị Tuyến tạm biệt gia đình, người thân và bạn bè lên đường vào xã Ka Đô, huyện Đơn Dương lập nghiệp. Vào vùng đất mới, do điều kiện hoàn cảnh gia đình bước đầu còn khó khăn, do vậy gia đình chị Tuyến đã làm đủ mọi thứ việc để tìm kế mưu sinh.
(05/04/2023)
Nghề trồng dâu nuôi tằm đã có từ lâu trên địa bàn huyện Cát Tiên và là nghề tạo công ăn việc làm cho nhiều lứa tuổi, đem lại thu nhập cao hơn các loại cây trồng khác như cây điều, bắp,... Từ năm 2014 đến năm 2016, nghề trồng dâu nuôi tằm ở huyện phát triển chậm với diện tích 60 ha. Từ năm 2018 đến năm 2020, thực hiện chương trình hỗ trợ của nhà nước về phát triển trồng dâu nuôi tằm, bao gồm chú trọng phát triển các giống dâu mới chủ yếu là giống dâu lai; hình thành các Hợp tác xã trồng dâu nuôi tằm; hỗ trợ vật tư nuôi tằm và tổ chức liên kết sản xuất... Đến năm 2020, diện tích dâu tằm toàn huyện đạt 285,2 ha, năng suất bình quân 141,1 tạ/ha.
(30/03/2023)
Ngày 21/3/2023, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn kết nối nông sản: Kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi, cơ hội và thách thức. Diễn đàn do Báo Nông nghiệp Việt Nam, Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp), Tổ chức điều hành Diễn đàn kết nối 970 và Nhóm tham vấn kinh doanh nông nghiệp (ARG) của Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Úc tại Việt Nam (ACIAR) đồng tổ chức.
(30/03/2023)
Giá thu mua sữa tươi của các công ty đang có xu hướng tăng lên. Một số công ty có chính sách hỗ trợ giá thức ăn chăn nuôi… Đó là những tín hiệu vui cho người chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh. Và đây cũng là cơ sở quan trọng để tỉnh Lâm Đồng tiếp tục xác định những mục tiêu phát triển ngành Chăn nuôi bò sữa trong tương lai.
(28/03/2023)
Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại của Bộ Công thương, năm 2022, Việt Nam nhập khẩu 10,32 triệu tấn nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi, tiêu tốn 5,6 tỷ USD, giảm 1,1% về lượng nhưng tăng 13,6% về trị giá so với năm 2021. Dự báo năm 2023, nhập khẩu nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi sẽ tăng nhẹ so với năm 2022, đạt khoảng 10,5 triệu tấn, trị giá 5,55 tỷ USD…
(14/03/2023)
Bất chấp những thách thức ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu, ngành chăn nuôi nước ta vẫn đạt được một số thành tựu và bước tiến quan trọng. Được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2023, thế nhưng liệu những khó khăn đối với các doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất đã được giải quyết?
(10/02/2023)
Những năm qua, chăn nuôi gặp không ít khó khăn do tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn ra khá phức tạp, khó kiểm soát. Trước thực trạng đó, chăn nuôi an toàn sinh học được xem là giải pháp hữu hiệu giúp kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ đàn vật nuôi, hạn chế ô nhiễm môi trường, hướng đến phát triển bền vững.
(10/02/2023)
Trang trại nuôi bò sữa - lấy chất thải nuôi trùn quế của anh Lê Văn Thạnh (thôn Phú Thạnh, xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng) là một trong những mô hình khép kín theo hướng kinh tế tuần hoàn...
(20/12/2022)
Người xưa thường nói “muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi heo, muốn nghèo nuôi vịt”, nhưng với anh Phạm Tín sinh năm 1989, ở thôn Quảng Lợi, xã Quảng Lập, huyện Đơn Dương lại có một suy nghĩ khác với mọi người. Sau khi nghiên cứu học hỏi về kỹ thuật nuôi chim cút trên sách báo, trên mạng internet và học hỏi kinh nghiệm nuôi chím cút của những người đi trước, đầu năm 2019 anh đã mạnh dạn đầu tư vốn làm trang trại để nuôi 15 ngàn con chim cút, sau hơn 2 năm, nhận thấy hiệu quả của việc nuôi chim cút có lãi nhiều hơn so với các loại gia súc khác như nuôi heo, nuôi bò vàng, anh Phạm Tín đã tiếp tục mở rộng trang trại nuôi chim cút với quy mô lớn hơn.
(14/12/2022)
Ngày 7/12, ông Bùi Văn Văn - Phó Chủ tịch UBND huyện Cát Tiên cho biết, trong tháng 12 này, huyện Cát Tiên sẽ nhập lứa giống bò sữa đầu tiên về địa phương với số lượng ban đầu là 57 con cho các hộ dân nuôi.
(09/12/2022)
Có thể nói, ngành dâu tằm tơ đã góp phần giúp cho nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh thoát nghèo, xây dựng kinh tế gia đình vững mạnh. Hiện nay, với giá kén tằm đang ở mức cao giao động từ 180.000 - 200.000 đồng/kg. Người trồng dâu nuôi tằm có thu nhập ổn định, vì vậy việc mở rộng quy mô cũng như xây dựng mô hình áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến để việc trồng dâu nuôi tằm phát triển bền vững là việc làm rất cần thiết.
(05/12/2022)
Tuân thủ quy trình tối ưu về vệ sinh, sát trùng chuồng trại giúp duy trì môi trường chăn nuôi lành mạnh, giảm tác động xấu của dịch bệnh, tối ưu hóa hiệu suất chăn nuôi và phúc lợi của đàn gà, đồng thời đảm bảo các vấn đề an toàn thực phẩm.
(29/11/2022)
Di Linh có hơn 6.000 ao hồ nhỏ, người dân thường múc ao để trữ nước phục vụ tưới cho cây trồng trong mùa khô. Nhằm tận dụng các ao hồ có sẵn tại các nông hộ, đồng thời giới thiệu thêm vật nuôi mới có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế trong chuyển đổi giống vật nuôi trên địa bàn huyện. Trung tâm Nông nghiệp huyện Di Linh thực hiện 15 mô hình trình diễn nuôi ốc bươu đen thương phẩm tại 06 xã Hòa Ninh, Liên Đầm, Gung Ré, Tân Lâm, Tân Nghĩa, Tam Bố và thị trấn Di Linh với qui mô 10.000 con/1 mô hình; thông qua các mô hình để đánh giá tính thích nghi của giống ốc bươu đen hay còn gọi là ốc nhồi đối với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng tại địa phương.
(18/11/2022)
Hiện nay, diện tích trồng dâu toàn tỉnh Lâm Đồng đạt 9.498 ha chiếm khoảng 70% diện tích dâu cả nước, sản lượng lá dâu đạt khoảng 200.000 tấn/năm, sản lượng kén đạt khoảng 13.500 tấn/năm; sản lượng sợi tơ các loại đạt khoảng 1.520 tấn/năm, lụa các loại đạt khoảng 5.180.000 m2. Toàn tỉnh có khoảng 16.000 hộ nông dân trồng dâu, nuôi tằm. Lâm Đồng hiện có 05 làng nghề trồng dâu nuôi tằm, trong đó 03 làng nghề được công nhận và 45 tổ hợp tác, 12 hợp tác xã trồng dâu, nuôi tằm được thành lập.