Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay | 3883 | |
Hôm qua | 16492 | |
Tháng này | 60001 | |
Tổng cộng | 6191544 |
(28/08/2024)
Biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến sinh lý ra hoa, đậu quả, phát triển quả cà phê trong năm 2024 ở Tây Nguyên nên bà con nông dân cần hết sức lưu ý...
(12/08/2024)
Kinh doanh mua bán các mặt hàng nông sản, góp phần tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân cũng là một trong những cách làm giàu chính đáng mà nhiều hộ tiểu thương ở huyện Đơn Dương đã làm được.
(08/04/2024)
Với vai trò là một đảng viên, những năm qua, ông Lê Văn Rụ ở thôn Tân Tiến, xã Đạ R’sal (Đam Rông) luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, từng bước phát triển kinh tế và làm giàu chính đáng. Từ mô hình đa canh hiệu quả, đến nay, ông Lê Văn Rụ đã trở thành đầu tàu gương mẫu cho người dân trong vùng học tập và noi theo.
(29/02/2024)
Cây ca cao tuy không phải là cây trồng thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng, nhưng nhờ những ưu đãi về khí hậu, thổ nhưỡng tại khu vực phía Nam của tỉnh Lâm Đồng, là nơi đang dần hình thành vùng nguyên liệu ca cao của tỉnh. Ngày trước tại thị trấn Phước Cát, huyện Cát Tiên rộ lên phong trào trồng cây ca cao, lúc này đa phần trái ca cao được người dân thu hái, bán tươi hoặc bán khô cho đại lý thu mua, một số gia đình chế biến các sản phẩm phụ kèm theo như rượu ca cao. Ngoài ra, khi trồng, chăm sóc cây ca cao bà con nông dân còn chưa nắm được kỹ thuật trồng và chăm sóc nên dẫn đến tình hình dịch bệnh trên diện rộng và không mang lại hiệu quả kinh tế, vì vậy bà con nông dân nơi đây không còn mặn mà với loại cây này.
(22/02/2024)
Cây Atiso là cây dược liệu có giá trị kinh tế cao, đặc sản của thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương. Tại các vùng trồng cây Atiso ở thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương người trồng Atiso đang áp dụng sản xuất theo quy trình VietGAP hoặc GACP-WHO (thực hành tốt nuôi trồng và thu hái theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới) để đảm bảo chất lượng dược liệu.
(26/01/2024)
Vào một ngày đầu năm 2024, sau khi được biết có một nông dân ở xã Ka Đô chuyên canh cây mãng cầu Đài Loan mà người ta còn thường gọi là cây Na dứa, mang lại hiệu quả kinh tế cao, chúng tôi đã tìm đến vườn nhà anh Nguyễn Văn Thành ở thôn Nghĩa Hiệp II, xã Ka Đô, huyện Đơn Dương để tìm hiểu mô hình này. Đúng như lời cổ nhân đã nói “trăm nghe không bằng một thấy”, có đi đến nơi, có chứng kiến tận mắt mới thấy được những thành quả lao động của những nhà nông đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng để góp phần tăng thêm nguồn thu nhập cho kinh tế gia đình.
(19/12/2023)
Thị trấn Phước Cát là một trong những địa phương tại huyện Cát Tiên có diện tích chuyển đổi cây trồng lớn, từ những vườn điều năng suất không cao, một phần do thời tiết, một phần do điều già cỗi, thì việc tiếp cận các dự án cùng với tư duy phát triển kinh tế vườn đồi của người dân khi tìm hiểu thị trường, bà con nông dân nơi đây đã chuyển sang trồng một số loại cây trồng khác, phù hợp với điều kiện chăm sóc, đầu tư mà cho hiệu quả kinh tế cao hơn trên một đơn vị diện tích. Trong đó, nổi bật là cây ca cao. Từ việc trồng cây ca cao, người nông dân còn tận dụng tất cả các chế phẩm từ cây ca cao để nâng cao hiệu quả và tăng thu nhập như lá để chăn nuôi dê, cơm của trái ca cao dùng để nấu rượu ca cao, hạt tạo ra sản phẩm sữa, vỏ trái dùng làm phân hữu cơ…
(08/12/2023)
Lâm Đồng là tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây cà phê, hiện nay toàn tỉnh có 175.708 ha, sản lượng đạt 545.415,3 tấn/ha/năm, diện tích cà phê chè (Arabica) khoảng 11.863,9 ha. Trong đó có diện tích cà phê ứng dụng công nghệ cao đạt 19.129 ha, diện tích cà phê đạt các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, UTZ, 4C... đạt 75.493ha. Tuy nhiên, sản xuất cà phê trong những năm gần đây đang gặp những khó khăn như do sự thay đổi bất thường của điều kiện khí hậu thời tiết (hạn hán, mưa trái mùa…), giá cả thấp, chi phí vật tư đầu vào tăng (công lao động, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,…). Các chương trình sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ, hữu cơ triển khai còn nhỏ lẻ mới chỉ phần nào đáp ứng được một phần nhu cầu của thị trường và bà con nông dân.
(04/12/2023)
Ngày 29/11/2023, UBND xã Hiệp An (huyện Đức Trọng) cho biết, để phục vụ cho mùa hoa Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, các nhà vườn trên địa bàn xã đã xuống giống hơn 100 ha hoa lay ơn các loại.
(27/11/2023)
Một nông dân còn rất trẻ nhưng đã gắn bó với cây sầu riêng, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng loại cây này mang lại thu nhập tốt. Những điển hình nông dân trẻ đang mang lại sức sống cho vườn quê, sống tốt bằng sản xuất nông nghiệp.
(01/11/2023)
Lâm Đồng là tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nhiều loài cây dược liệu có giá trị, khí hậu được chia thành 3 vùng (dưới 500 m; 500 - 1.000 m và trên 1.000 m so với mực nước biển), mỗi vùng phù hợp cho phát triển một số loài khác nhau, tạo nên sự phong phú, đa dạng sản phẩm dược liệu của tỉnh. Đây là tiềm năng chính để phát triển nhiều loại dược liệu quý hiếm, đặc biệt là trên đất lâm nghiệp, trồng xen dưới tán rừng.
(23/10/2023)
Được Hội Nông dân xã Ka Đô, huyện Đơn Dương giới thiệu về một mô hình chuyên canh rau xà lách thủy tinh của Hà Lan được sản xuất theo công nghệ thủy canh. Chúng tôi đã cùng với anh Đoàn Văn Hải - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Ka Đô, huyện Đơn Dương tìm đến vườn rau nhà anh Nguyễn Công Minh và chị Đỗ Anh Đào vào một ngày đầu tháng 9. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, anh Nguyễn Công Minh sinh năm 1995 và chị Đỗ Anh Đào sinh năm 1998 là một trong những người được sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống chuyên sản xuất rau hoa theo hướng công nghệ cao nhiều năm nay ở xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương.
(19/10/2023)
Giữa vùng đất ở thôn Hoàn Kiếm 2, xã Nam Hà, có một hộ nông dân Tiêu Văn Phước đã mạnh dạn trồng hơn 1 ha cây đô la để phục vụ nhu cầu trang trí cắm hoa. Điều đặc biệt việc trồng cây đô la không chỉ mang lại sự khấm khá cho riêng gia đình mình, mà còn mở ra cơ hội lựa chọn các mô hình hay, hiệu quả trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phát triển kinh tế đối với các nông hộ trên địa bàn xã Nam Hà.
(19/10/2023)
Mấy năm trở lại đây, nhờ giá kén tằm luôn ổn định ở mức cao nên nhiều hộ nông dân xã Đinh Lạc, huyện Di Linh đã chuyển đổi những diện tích đất sản xuất cà phê kém hiệu quả sang trồng dâu nuôi tằm. Từ mô hình này, nhiều nông dân của xã Đinh Lạc đã vươn lên thoát nghèo, cải thiện cuộc sống. Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, mô hình trồng dâu nuôi tằm ở Đinh Lạc còn góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.
(17/10/2023)
Lạc Dương là địa phương được thiên nhiên ưu đãi về các điều kiện tự nhiên như đất đai màu mỡ, khí hậu quanh năm mát mẻ, thích hợp cho nhiều loại cây trồng sinh trưởng, phát triển. Nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao đã được đưa vào chuyển đổi như các loại rau, hoa, cây dược liệu, cây đặc sản... thông qua việc xây dựng mô hình sản xuất trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong giai đoạn 2018 - 2023, Ủy ban nhân dân huyện Lạc Dương đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với các địa phương xây dựng nhiều mô hình điểm, mô hình trình diễn được các hộ dân ủng hộ. Trong đó nhiều mô hình đã được người dân chủ động áp dụng, nhân rộng vào sản xuất.
(22/09/2023)
Từ khi tiếp cận với chương trình “Tiếp cận cảnh quan trong sản xuất cà phê hướng tới sự bền vững và giảm phát thải khí carbon” do Công ty JDE, Tổ chức IDH và Công ty Cổ phần Intimex Mỹ Phước tài trợ, người dân huyện Di Linh (Lâm Đồng) đã thay đổi nhận thức và hiểu được tầm quan trọng của việc thực hiện các mô hình cà phê cảnh quan, giúp giảm phát thải đáp ứng tiêu chí tăng trưởng xanh và bền vững.
(21/09/2023)
Vài năm trước, măng cụt còn là loại trái cây chưa phổ biến tại Lâm Đồng do diện tích khiêm tốn và là cây trồng thử nghiệm của nông dân. Tuy nhiên hiện nay, măng cụt ở Lâm Đồng cũng đã được trồng theo hướng hàng hoá. Đặc biệt là khu vực Bảo Lộc, Bảo Lâm. Cứ đến khoảng tháng 8,9 hàng năm, măng cụt tại khu vực Bảo Lâm, Bảo Lộc sẽ bắt đầu vào vụ, năm nay, nông dân khá phấn khởi vì măng cụt được mùa - được giá.
(01/08/2023)
Mắc ca là cây yêu cầu điều kiện sinh thái, cây giống khắt khe. Những hiểu biết không đầy đủ về đặc điểm sinh học, điều kiện sinh thái sẽ gây thiệt hại lâu dài.
(31/07/2023)
Lâm Đồng hiện là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Dựa trên nền tảng này, bà con nông dân đã tăng cường chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Và, cây phúc bồn tử là một trong những loại cây trồng được nông dân đưa vào cơ cấu canh tác của gia đình mình.
(20/07/2023)
Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau và Hoa vừa lai tạo thành công bộ giống cà chua năng suất cao. Đặc biệt vị ngon, ngọt, có thể ăn tươi thay trái cây truyền thống.
(17/07/2023)
Cây sung ngọt hay còn gọi là sung mỹ là cây thân bụi thuộc họ dâu tằm, mặc dù được trồng nhiều ở Nam Mỹ nhưng sung mỹ lại có nguồn gốc từ Tây Á. Cây cao từ 1,5 đến 2m, thậm chí là 6m. Đặc điểm nhận biết của loại cây này là lá có bản to, xẻ rãnh gần giống với lá đu đủ. Ngoài ra, lá sung mỹ không thể ăn sống và trái sung cho thu hoạch trái từ nách lá chứ không mọc thành chùm như cây sung thường.