Liên kết website

Bao bì sài gòn

 

Phần mềm tra cứu thuốc BVTV

Thống kê truy cập

06399372
Hôm nayHôm nay2690
Hôm quaHôm qua9154
Tháng nàyTháng này56247
Tổng cộngTổng cộng6399372
(15/09/2014)
  Cây Mắc mật còn gọi cây Châm châu, Nhâm hôi, Hồng bì dại, là cây có mùi hương thơm dễ chịu của lá do có chứa tinh dầu, hương vị của lá là gia vị không thể thiếu được trong chế biến các món ăn heo quay, vịt quay, thịt kho Tàu, chân giò hầm… nổi tiếng ở Lạng Sơn; quả tươi làm hương vị độc đáo của món măng ớt.
(03/07/2014)
I. GIỚI THIỆU CHUNG:   Mía là cây công nghiệp lấy đường quan trọng của ngành công nghiệp đường. Đường là một loại thực phẩm cần có trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của nhiều quốc gia trên thế giới, cũng như là loại nguyên liệu quan trọng của nhiều ngành sản xuất công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng như bánh kẹo... Ngoài sản phẩm chính là đường những phụ phẩm chính của cây mía còn tạo nên các sản phẩm phụ như:
(15/04/2014)
  Các thuốc có chứa thành phần kim loại đồng (tên khoa học Copper) được gọi là thuốc nhóm gốc đồng, thuốc gốc đồng có phổ tác dụng rộng có thể phòng trừ được nhiều loại bệnh gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau. Cơ chế tác động của thuốc gốc đồng là chất đồng có thể xâm nhập vào tế bào vi sinh vật, ức chế các phản ứng sinh học trong tế bào làm chết vi sinh vật. Các hợp chất thường dùng để sản xuất thuốc gốc đồng phòng trừ bệnh hại cây trồng là:
(12/03/2014)
  Trichoderma có khả năng phân hủy Cellulose và đối kháng lại các loài nấm gây bệnh ở thực vật. Việc dùng Trichoderma là lựa chọn tốt, vừa bảo vệ được cây trồng, tăng thêm thu nhập, giảm chi phí đầu tư và bảo vệ môi trường.
(22/08/2013)
I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG: 1. Phạm vi điều chỉnh: Quy trình áp dụng cho tất cả các vùng trồng mắc ca trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.   2. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức, cá nhân trồng mắc ca trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
(19/08/2013)
I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG: 1. Phạm vi điều chỉnh: Quy trình áp dụng cho tất cà các vùng trồng dâu tằm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.   2. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức, cá nhân trồng dâu tằm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
(19/08/2013)
I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG: 1. Phạm vi điều chỉnh: Quy trình này quy định các yêu cầu kỹ thuật về trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hoạch và bảo quản cây Lạc tiên sản xuất tại Lâm Đồng.   2. Đối tượng áp dụng: Quy trình này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến sản xuất cây Lạc tiên trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
(19/08/2013)
I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG: 1. Phạm vi điều chỉnh: Quy trình áp dụng cho tất cả các vùng trồng cây cao su trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.   2. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức, cá nhân trồng cây cao su trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
(19/08/2013)
I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG: 1. Phạm vi điều chỉnh: Quy trình này quy định các yêu cầu kỹ thuật về trồng, chăm sóc; phòng trừ sâu bệnh hại, thu hoạch và bảo quản cây cà phê chè sản xuất tại Lâm Đồng.   2. Đối tượng áp dụng: Quy trình này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến sản xuất cây cà phê chè trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. 
(16/08/2013)
I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG: 1. Phạm vi điều chỉnh: Quy trình này quy định các yêu cầu kỹ thuật về trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hái cây chè cao sản, sản xuất tại Lâm Đồng.   2. Đối tượng áp dụng: Quy trình này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến sản xuất cây chè cao sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
(10/01/2011)
Trong vài năm trở lại đây, nông dân sản xuất lúa luôn phải đối mặt với những khó khăn như dịch bệnh xảy ra thường xuyên và liên tục, nguy cơ bùng phát dịch bệnh luôn rình rập, đặc biệt là dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa, dẫn đến năng suất, chất lượng lúa giảm sút rõ rệt. Để chủ động ngăn chặn dịch bệnh bùng phát, đảm bảo sản xuất đạt hiệu quả, chúng tôi xin hướng dẫn tới bà con về những dịch hại và tình hình thực tế sản xuất để bà con kịp thời có các biện pháp phòng trừ hiệu quả.
(18/08/2010)
cephonodes-hylassum1. Tên khoa học: Theo kết quả giám đinh của Cục Bảo vệ thực vật (tại thông báo số 588/BVTV ngày 19/4/2010) loài sâu hại lạ xuất hiện tại Gia Lai có đặc điểm tương tự loài sâu xuất hiện tại Di Linh thuộc bộ Lepidoptera, họ Sphingidae, tên khoa học là Cephonodes hylas (Linnaeus). 2. Phân bố: Loài Cephonodes hylas được tìm thấy ở châu Phi (cả phía đông và phía Tây và phía Nam), Ấn Độ và Srilanca, Malaysia, Indonesia đến Trung Quốc và phía Nam của Nhật Bản, Queensland - Úc. 3. Ký chủ: Gây hại chính trên cây cà phê, ngoài ra chúng còn gây hại cây dành dành và một vài loại cây khác (nhưng không phải tất cả các cây trong họ cà phê).
(18/08/2010)
2100134070_cac73fde3e_o1Quy trình phòng chống dịch hại tổng hợp (IPM) là một chiến lược phòng chống sâu bệnh, cỏ dại hại chè mang tính nguyên tắc dựa trên cơ sở sinh thái học, tùy từng hoàn cảnh cụ thể mà chọn lựa giải pháp tối ưu, nhằm bảo đảm sự ổn định của hệ sinh thái cây chè, an toàn với môi trường và có lợi về kinh tế. Khi thực hiện quy trình này phải giảm bớt được việc sử dụng thuốc hóa học BVTV trong sản xuất chè nhằm góp phần sản xuất các loại chè không có hoặc có dư lượng thuốc hóa học bảo vệ thực vật dưới ngưỡng cho phép đáp ứng yêu cầu sản xuất chè an toàn.
(03/08/2010)
I. TRIỆU CHỨNG, NGUYÊN NHÂN, GÂY RA HIỆN TƯỢNG VÀNG LÁ, RỤNG TRÁI CÀ PHÊ. 1. Nguyên nhân do sinh lý 1.1. Vàng lá rụng trái do bón phân không đầy đủ hoặc không kịp thời: Do bón phân không kịp thời, lượng phân bón ít so với nhu cầu của cây, dẫn đến tình trạng cây thiếu dinh dưỡng, cây cằn cỗi, lá vàng hàng loạt. Trường hợp này trái cà phê chỉ rụng ở những cây kém phát triển, trái nhỏ, rụng ở các chùm trái gần gốc trước, đầu cành sau, kèm theo rụng lá nhiều. 1.2. Vàng lá rụng trái do bón phân không cân đối: Do bón phân hoá học NPK thiếu cân đối như bón nhiều đạm, ít kali dẫn đến tình trạng cây phát triển mạnh cành vượt, lá non vẫn xanh, lá mỏng lá già vàng từ chóp lá trở xuống, rìa lá trở vào, lá già vàng trước từ cành dưới lên cành trên, vàng từ trong cành ra ngoài. Cây có thể rụng trái hàng loạt khi gặp mưa lớn, trái nhỏ, rụng nhiều, trái gần gốc rụng trước.
(02/08/2010)
I. Đặc điểm hình thái, sinh vật học: Tại Lâm Đồng có 2 loài ve sầu gây hại trên cà phê: - Loài nhỏ: Được định danh là loài Purana guttularis Walker, thuộc họ Cicadidae, bộ cánh đều Homoptera. - Loài lớn: Pomponia sp, thuộc họ Cicadidae, bộ cánh đều, Homoptera, có vòng đời 2 - 7 năm. - Loài lớn: chưa định danh được Các loài ve sầu trên chưa xác định được chính xác vòng đời (2 – 17 năm) + Trứng: Con cái dùng máng đẻ trứng vào cành nhỏ (đường kính 0,5 – 1cm) ở mặt dưới cành, thân cây thường đẻ vào giai đoạn thân cành khuất trong tối, ánh sáng yếu, trứng được đẻ theo rải rác hoặc từng ổ khoảng 10 – 20 ổ trứng. Mỗi con cái có thể đẻ từ 400 - 600 trứng tương đương khoảng 40 -50 ổ trứng. Thời gian phát dục của trứng từ 4 -14 tuần tuỳ thuộc loài và điều kiện ngoại cảnh. + Ấu trùng: Trứng sau khi nở ra ấu trùng tuổi 1 sẽ rơi xuống đất, ấu trùng đào hang sâu dưới đất từ 15- 40cm để bắt đầu pha ấu trùng kéo dài 2 - 17 năm . ấu trùng chích hút hệ thống rễ của cây để sống. + Trưởng thành: ấu trùng đến kỳ vũ hoá bò lên khỏi mặt đất vào ban đêm, chúng leo lên cành, lá cây để chuẩn bị lột xác lần cuối thành con trưởng thành. Loài 13 -17 năm thường vũ hoá đồng loạt, trùng hợp trong vài ngày (thường vào giữa tháng 5 đầu tháng 6). Loài 2 – 7 năm thường vũ hoá từ tháng 04 -09 hàng năm. Ve sầu trưởng thành chỉ sống từ 2-4 tuần. Ve sầu đực kêu thành các bài hát để quyến rũ bạn tình. Ve sầu cái không kêu. Sau khi bắt cặp và đẻ trứng chúng hoàn tất vòng đời.
(12/07/2010)
news3206Ông Ngô Xuân Nghiễn, Trưởng phòng Nghiên cứu công nghệ sinh học thực vật (Trung tâm CNSH thực vật, Viện Di truyền nông nghiệp) cho biết nấm Ngọc châm có nguồn gốc từ Trung Quốc, vị tươi ngon giống mùi thơm của hải sản nên còn gọi là nấm hải sản. Cây nấm to mập, màu trắng muốt, có loại mầu nâu xám. Quả thể nấm Ngọc châm mọc chùm, cuống màu trắng hoặc nâu, cao từ 4-8 cm, mũ nấm nhỏ, bề mặt mũ có vân đá. Quả thể có thể hình thành trong khoảng nhiệt độ từ 12-16 độ C, nuôi trồng tốt nhất vào mùa đông từ tháng 12 đến tháng 3 dương lịch. Trong điều kiện công nghiệp có nhà lạnh thì nuôi trồng quanh năm. Nguyên liệu nuôi trồng nấm là nguồn phế thải từ nông nghiệp như mùn cưa, rơm rạ, bông phế loại… Sau đây chúng tôi xin giới thiệu quy trình trồng nấm Ngọc châm của TT CNSH thực vật:
(07/07/2010)
NamBaoNgu2Việc tận dụng mạt cưa, mụn gỗ để trồng nấm vừa giải quyết môi trường, cung cấp phân hữu cơ sau đợt thu hoạch nấm, cải thiện kinh tế gia đình.... Tuy nhiên, để có được mô hình hiệu quả, khả thi cần phải tuân thủ một số điều kiện kỹ thuật. Sau đây là một số qui trình trồng nấm để lựa chọn 1. Trồng nấm bào ngư trên mạt cưa, mụn gỗ: Mạt cưa / mụn gỗ → Ủ đống 1 ngày (trộn nước vôi 1%, nâng độ ẩm đống ủ lên 60%) → Bổ sung dinh dưỡng → Đóng bịch → Hấp thanh trùng → Làm nguội → Cấy giống → Ủ tơ → Rạch bịch →Thu hái.
(07/07/2010)
ASEANGAP (Asean Good Agricultural Practices) là tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt trong quá trình gieo trồng, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch các sản phẩm rau quả tươi trong khu vực Đông Nam Á. Mục đích của ASEANGAP là tăng cường việc hài hòa các chương trình GAP trong khu vực ASEAN. Điều này sẽ thúc đẩy thương mại giữa các nước thành viên ASEAN và với thị trường toàn cầu. Chúng tôi xin giới thiệu tóm tắt đến bạn đọc quy trình này như sau:  
(01/07/2010)
Đặc tính sinh học của nấm hương nam_huongNấm hương là một trong những loại nấm hoại sinh thuộc nhóm nấm mọc trên gỗ, có tên khoa học là Lentinus edodes; thích hợp với khí hậu ôn đới. Nhiệt độ để quả thể nấm hình thành và phát triển trung bình khoảng 15- 160C, nhiệt độ sợi nấm phát triển (pha sợi) khoảng 24-260C. Độ ẩm cơ chất: 65-70% Độ ẩm không khí: ≥ 80%
(14/06/2010)
I. Sâu hại 1. rệp + Các loại rệp gây hại: Tại Tây Nguyên hiện nay phổ biến trên cây Cà phê là các loại rệp: - Rệp vảy xanh (Coccus viridis) - Rệp vảy nâu (Saissetia hemisphaerica) - Rệp sáp (Pseudococcus sp)
(14/06/2010)
CAY_CAO_CAOCây Ca cao (Theobroma cacao) thích hợp trồng ở Việt Nam. Theo dự án phát triển ca cao của Bộ Nông Nghiệp & PTNT diện tích trồng ca cao là 20.000 ha vào năm 2010 và tăng lên 100.000 ha vào năm 2020, gồm 4 khu vực tiềm năng là duyên hải Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Trung Nam bộ. Cây ca cao đáp ứng cho 3 chương trình lớn của quốc gia là phủ xanh đồi trọc, xóa đói giảm nghèo cho vùng sâu, vùng xa và đa dạng hóa hệ thống cây trồng. Ca cao có thể trồng xen canh với dừa, quế, điều, nhãn, sầu riêng, cà phê ...ở những vườn nhỏ hoặc chuyên canh ở nông trại. Tuy nhiên, là cây trồng mới, người trồng ca cao cần phải có những kiến thức về phòng trừ sâu, bệnh, cỏ dại để bảo vệ năng suất, bảo đảm được thu nhập khi trồng ca cao.  
Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG LÂM ĐỒNG

Tầng 4, Khu D, Trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng - 36 Trần Phú - Phường 4 - TP. Đà Lạt

ĐT: 02633.812932 - 02633.824180 Fax: 02633.812270 E-mail: ttknld@gmail.com

Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Tất Dương - Giám đốc Trung tâm

Top