Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay | 2521 | |
Hôm qua | 9154 | |
Tháng này | 56078 | |
Tổng cộng | 6399203 |
(14/01/2021)
Tại Việt Nam, việc xây dựng được hệ thống sản xuất giống chất lượng cao, sạch bệnh là vấn đề khó khăn lớn nhất trong sản xuất khoai tây hiện nay. Hiện tại, nguồn giống khoai tây trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 10% cho sản xuất. Việc nhập khẩu giống từ châu Âu đã được một số Công ty nhập, điển hình là Công ty Pepsico Việt Nam, mỗi năm nhập khoảng 150-200 tấn. Tuy nhiên, giá giống nhập khẩu quá cao (giá giống về đến Việt Nam khoảng 1.000 - 1.100 USD/tấn), không được người dân chấp nhận. Bên cạnh đó, những năm gần đây một lượng lớn khoai tây thương phẩm từ miền nam Trung Quốc nhập vào nước ta và được sử dụng làm giống, với giá thành khoảng 10.000 – 12.000 đồng/kg, các lô giống này có chất lượng rất thấp, nhưng vẫn được nhập để phục vụ cho sản xuất.
(24/12/2020)
Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi gia súc và chuyển đổi mô hình sản xuất vùng nội đô thị đông dân cư tại thị trấn Đạ Tẻh, huyện Đạ Tẻh, trong năm 2020, Trung tâm Nông nghiệp huyện thực hiện chương trình khuyến nông về xây dựng mô hình trồng các loại nấm thương phẩm, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cho nông hộ. Từ đó, tạo điều kiện để các nông hộ tự nhân rộng mô hình phát triển kinh tế cho huyện nhà.
(13/07/2020)
Lâm Đồng được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, đất đai, thuận lợi để phát triển nhiều loại cây trồng nói chung và cây cà phê nói riêng. Với diện tích cà phê hiện nay trên toàn tỉnh khoảng 175.000ha, cây cà phê giữ vị trí hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế ở Lâm Đồng. Tuy vậy, hiệu quả sản xuất vẫn chưa thực sự ổn định và bền vững, chưa phát huy hết tiềm năng của điều kiện tự nhiên, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro trước biến động của thời tiết bất thuận do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu gây ra, chất lượng vườn cà phê và sản phẩm cà phê còn thấp, chi phí đầu tư cao và chưa chú ý đến môi trường, chuỗi giá trị từ khâu cung ứng vật tư đầu vào cho người sản xuất đến người thu mua, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm chưa được kết nối chặt chẽ và ổn định. Do đó, kỹ thuật canh tác cà phê cần phải được cải tiến theo hướng phát triển bền vững nhằm phát huy hiệu quả tiềm năng sẵn có của địa phương và đáp ứng yêu cầu về chất lượng ngày càng cao của người tiêu dùng, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất mà vẫn đảm bảo được môi trường sinh thái và điều kiện xã hội.
(18/06/2020)
Trong những năm gần đây, tình hình khí hậu, thời tiết diễn biến ngày càng bất thường. Do tác động của việc biến đổi khí hậu toàn cầu, các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng xảy ra thường xuyên và diễn biến trên diện rộng. Tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, hiện tượng khô hạn đã gây ảnh hưởng xấu đến tình hình sinh trưởng và phát triển của một số loại cây trồng chủ lực của từng địa phương và cả vùng miền.
(20/04/2020)
Hiện nay, sản xuất nông nghiệp đang hướng tới nền sản xuất bền vững, an toàn. Do đó, công tác phòng trừ sâu bệnh hại giảm sử dụng hóa chất là hướng được ưu tiên lựa chọn. Biện pháp sử dụng thiên địch để phòng trừ sâu hại là một biện pháp có ưu thế an toàn, bền vững, cân bằng hệ sinh thái. Một số loài côn trùng thiên địch thường xuyên xuất hiện trên đồng ruộng cần được bảo vệ và nhân rộng trong sản xuất nông nghiệp hiện nay.
(30/03/2020)
Năm 2019, mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức của thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Song với sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị trong và ngoài ngành, cùng sự nỗ lực và cố gắng của toàn thể công chức, viên chức Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2019 đề ra trên tất cả các lĩnh vực.
(02/03/2020)
Hiện nay cuộc cách mạng nông nghiệp 4.0 hướng người nông dân đến phương thức sản xuất giải phóng sức lao động của con người, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Với biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt thì mục tiêu của nền nông nghiệp phải hướng đến là sản xuất bền vững, ít sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Để giúp nông dân tiếp cận với nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, ứng phó với biến đổi khí hậu, trong thời gian qua, từ năm 2016-2017 Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng đã triển khai mô hình “Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tưới tự động, chính xác trên cây trồng” với quy mô 08 hệ thống/ 08 hộ tham gia, trong đó tại Đà Lạt 04 hộ; Đức Trọng 01 hộ; Đơn Dương 03 hộ.
(19/02/2020)
Gà Lạc Thủy là giống gà đặc hữu và quý hiếm có nguồn gốc từ huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình và được nuôi từ khá lâu đời. Gà có sức chịu đựng tốt, thịt thơm ngon, đặc biệt giống gà này mọc lông sớm, sức đề kháng cao chịu đựng tốt với các điều kiện thời tiết bất lợi, điều này hoàn toàn thích hợp để áp dụng cho những vùng có trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm chăn nuôi thấp, chưa có điều kiện làm tốt chuồng trại. Trọng lượng trưởng thành gà mái khoảng 1,5 kg, gà trống khoảng 2kg. Gà Lạc Thủy có đặc điểm chân nhỏ, màu vàng, da vàng, hợp thị hiếu người tiêu dùng khá dễ nuôi và dễ tiêu thụ. Với mục tiêu phát triển chăn nuôi bền vững, hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường, từng bước thay đổi nhận thức về chăn nuôi và giúp bà con đồng bào dân tộc thiểu số và tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật mới. Năm 2019, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng đã triển khai mô hình “Nuôi gà Lạc Thủy trên nền đệm lót sinh học” tại xã Bảo Thuận, huyện Di Linh.
(18/02/2020)
Theo báo cáo nhanh của UBND huyện Lạc Dương về tình hình thiệt hại cây trồng do sương muối gây ra trong các ngày 5-6/02/2020 trên địa bàn huyện Lạc Dương, tổng diện tích cây trồng bị ảnh hưởng khoảng 468,55 ha/801 hộ sản xuất nông nghiệp. Trong đó, diện tích cây cà phê bị thiệt hại 434,32 ha; ngô, hoa màu khác 31,88 ha và cây ăn quả 2,35 ha. Diện tích bị ảnh hưởng do hiện tượng sương muối gây ra tập trung tại các xã Đạ Chais, Đạ Nhim, Đạ Sar của huyện Lạc Dương, cụ thể như sau:
(06/02/2020)
Hiện nay, toàn tỉnh Lâm Đồng có khoảng 1.500 ha đất sản xuất khoai tây, với năng suất bình quân đạt khoảng 17 tấn/ha, tập trung chủ yếu tại TP. Đà Lạt, huyện Đơn Dương và một số vùng phụ cận khác. Các giống khoai tây chủ lực được đưa vào canh tác như: PO3, Atlantic, 07... Nông dân Lâm Đồng được tiếp cận các giải pháp kỹ thuật nhằm sản xuất khoai tây đạt năng suất cao, giảm thiểu sâu bệnh hại. Tuy nhiên, nông hộ chưa thể giải quyết được những khó khăn như điều kiện sản xuất do mưa kéo dài, sâu bệnh hại và cạnh tranh với khoai tây ngoại nhập, thị trường tiêu thụ.
(17/06/2019)
Lâm Đồng là một tỉnh miền núi Nam Tây Nguyên với diện tích đất tự nhiên là 977.219 ha, trong đó đất lâm nghiệp chiếm 617.173 ha, đất nông nghiệp 276.235 ha; khí hậu có 2 mùa mưa nắng rõ rệt; Với điều kiện khí hậu và đất đai đặc thù ở tỉnh Lâm Đồng có thể chia ra làm 3 vùng tiểu khí hậu khá lý tưởng để phát triển một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá tập trung, đa dạng về chủng loại; Đối với các huyện phía Nam tỉnh Lâm Đồng gồm 3 huyện: Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên phù hợp cho sự phát triển các loại cây công nghiệp như: điều, dâu tằm, mía; cây lương thực như: lúa, bắp...; các loại đậu đổ...; cây ăn quả như: sầu riêng, chôm chôm, mít, xoài, măng cụt...
(23/10/2018)
Từ ngày 17-19/10/2018, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng phối hợp với Huyện Đoàn 02 huyện Đạ Huoai và Đạ Tẻh tổ chức 03 lớp “tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới cho Đoàn viên thanh niên”.
(24/10/2017)
Trong tháng 10/2017, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng tổ chức 02 cuộc hội thảo tư vấn “Giải pháp kỹ thuật sản xuất cà phê bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” tại thành phố Bảo Lộc cho 03 huyện, thành phố: Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh và “Giải pháp kỹ thuật thâm canh cây ăn trái thích ứng biến đổi khí hậu” cho 03 huyện phía Nam của tỉnh là huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh và huyện Cát Tiên.
(10/07/2017)
Trong 02 ngày 05-06/7/2017, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật cho nông dân xã Phước Cát 1, huyện Cát Tiên. Tham gia lớp tập huấn có 40/40 học viên tham dự, là nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã.
(10/01/2017)
Từ nơi cách xa mảnh vườn hàng ngàn cây số, người nông dân vẫn liên tục biết được mảnh vườn của mình đang trong tình trạng ra sao, đất khô hay ướt, trời nóng hay lạnh. Và, chỉ cần một vài thao tác lướt nhẹ nhàng trên điện thoại, nước tưới cho vườn vào lúc nào, tưới bao nhiêu phút đều được thực hiện. Đó chính là hiệu quả đáng mơ ước của hệ thống tưới tự động qua điện thoại thông minh mà một số nông dân Lâm Đồng đang áp dụng trên hệ thống tưới.
(29/12/2016)
Mô hình nuôi gà hướng trứng VCN-G15 trên nền đệm lót sinh học Trung tâm Khuyến nông Lâm Ðồng thực hiện đã được nhiều nông hộ đón nhận nhiệt tình và kết quả đã có cho thấy một hướng mở trong chăn nuôi.
(22/12/2016)
Thị trấn Đạ Tẻh có 25 tổ dân phố, dân số trên 17.000 dân, trong đó trên 70% hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Tổng diện tích gieo trồng ước đến tháng 12 năm 2016 là 4.246,6 ha (trong đó, diện tích lúa là 2.407 ha, bắp 1.100 ha, rau đậu 39 ha, mía 8 ha, khoai mỳ 8 ha, điều 260 ha, cao su 13,6 ha, ca cao 3 ha, cà phê trồng thuần 2 ha; xen canh với cây trồng khác 15 ha, tiêu 2 ha, dâu 74,7 ha, cỏ chăn nuôi 17 ha, cây ăn quả và cây trồng khác 80 ha, ao hồ 27,99 ha). Đàn trâu, bò có 2.085 con, heo 4.785 con, gia cầm 34.883 con, thủy cầm 7.117 con.
(20/12/2016)
Công nghệ chiếu sáng đã trải qua nhiều cuộc cách mạng, cụ thể là sự chuyển tiếp từ bóng đèn sợi đốt sang bóng compact và hiện nay là đèn led. Việc ứng dụng đèn led vào sản xuất là hết sức quan trọng giúp cho nông dân giảm được chi phí tiêu thụ điện năng trong quá trình sản xuất, hơn nữa đèn led có tuổi thọ vào khoảng 35 nghìn đến 50 nghìn giờ, lớn hơn nhiều lần so với bóng huỳnh quang và sợi đốt, rất khó bị phá hủy bởi sự va đập và không gây độc hại, thân thiện với môi trường...
(12/05/2016)
Cây Sachi Inchi hay còn gọi là Sachi có tên khoa học là Plukenetia volubilis L, nguồn gốc xuất xứ ở rừng mưa nhiệt đới Amazôn, vùng nhiệt đới Nam Mỹ (trên lãnh thổ Venezuela, Bolivia, Ecuador, Peru, Tây Bắc Brazil)...
(12/05/2016)
Cây ăn quả thích hợp nhất là trồng trong vụ xuân. Khoảng cách trồng tùy thuộc vào vùng sinh thái hay mục đích sử dụng, thông thường vùng đồng bằng nên trồng khoảng cách 5 x 6m, vùng trung du đồi nùi bố trí 6 x 7m.
(12/05/2016)
Cũng giống như các nơi khác, muốn có năng suất cao thì cây lúa phải được chăm bón để cây khỏe ngay từ khi gieo sạ. Các biện pháp kỹ thuật như là cày ải trước khi gieo 20 - 30 ngày để có thời gian phân hủy hết các chất hữu cơ vốn là tàn dư thực vật của vụ trước.