Liên kết website

Bao bì sài gòn

 

Phần mềm tra cứu thuốc BVTV

Thống kê truy cập

06399194
Hôm nayHôm nay2512
Hôm quaHôm qua9154
Tháng nàyTháng này56069
Tổng cộngTổng cộng6399194
(12/05/2016)
Năm 2015, từ nguồn kinh phí địa phương, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng triển khai 04 mô hình khuyến nông Chăn nuôi - Thủy sản bao gồm: Máy trộn thức ăn trong chăn nuôi heo, Nâng cao chất lượng đà n bò thịt bằng giống bò BBB, Nuôi thử nghiệm cá lăng chấm trong ao nước chảy, Nuôi cá đối mục thương phẩm trong ao đất.
(09/05/2016)
Chuột là loại động vật rất tinh khôn và nhanh nhẹn, có bộ răng phát triển liên tục cả vòng đời, do đó chuột thường hay phải mài răng, cắn phá, gặm nhấm tất cả các thứ
(09/05/2016)
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Phòng Nông nghiệp huyện Lạc Dương, cho đến nay (18/3/2015) trên địa bàn huyện có trên 700ha/3.500ha cà phê toàn huyện bị sương muối gây hại. Tập trung chủ yếu ở các xã Đạ Nhim, Đạ Sar, Đạ Chais, Đưng K’nớ, xã Lát và thị trấn Lạc Dương. Trong đó, 2 xã Đạ Nhim (315ha) và Đạ Sar (146ha) là những xã bị thiệt hại nặng nề nhất.
(09/05/2016)
Hiện nay tại Lâm Đồng nói chung, huyện Đơn Dương, Di Linh nói riêng công tác giao đất giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng đã được triển khai thực hiện và đã đạt được những kết quả khả quan góp phần bảo vệ, giữ gìn nguồn tài nguyên rừng của địa phương.
(09/05/2016)
  Năm 2014, từ nguồn vốn địa phương, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng đã triển khai có hiệu quả một số mô hình chăn nuôi - thủy sản như: Nuôi thử nghiệm lợn hương theo hướng an toàn sinh học, Cải tạo đàn trâu, Nuôi lươn trong bể, Nuôi cá chình trong ao đất. Đến nay mô hình đã đạt được một số kết quả nhất định:
(09/05/2016)
Xã Bảo Thuận, huyện Di Linh là xã có 100% người dân là người đồng bào dân tộc K’ho. Cây trồng chủ lực của xã là lúa và cà phê, người dân ở đây đa số trồng lúa 1 vụ, sau khi thu hoạch xong lượng rơm rạ gom lại thành đống và đốt ngay tại ruộng gây ô nhiễm môi trường.
(09/05/2016)
Hiện nay một số nông dân Đà Lạt đang tiếp cận với phương pháp sản xuất rau hoa theo phương pháp thuỷ canh. Song nhiều người dân vẫn chưa thấu hiểu hết các biện pháp thủy canh để áp dụng tốt, vì vậy nhiều nông hộ đã tốn nhiều chi phí đầu tư nhưng không đạt kết quả, thậm chí còn lỗ nặng và việc chăm sóc cây khi trồng bằng phương pháp thủy canh nếu không đảm bảo, cân đối và đầy đủ được chế độ dinh dưỡng thì cây trồng sinh trưởng phát triển không ổn định, thậm chí dẫn đến dư lượng các dinh dưỡng trong sản phẩm, đặc biệt là đối với các loại rau củ quả.
(09/05/2016)
Hiện nay, việc xử lý chất thải rắn chăn nuôi có nhiều cách như ủ phân, sử dụng hầm biogas, nuôi trùn quế, sử dụng chế phẩm sinh học… ngoài ra, người ta còn tận dụng phân của vật nuôi để nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi. Dòi là ấu trùng của ruồi, nhặng và sử dụng phân tươi của vật nuôi làm thức ăn, là nguồn thức ăn giàu protein.
(09/05/2016)
Rau sắng có tên khoa học là Melientha Suavis Pierre, thuộc họ Opiliaceae. Tên thường gọi rau ngót rừng, rau mì chính. Sản phẩm chính là lá, ngọn non, lá bánh tẻ, hoa và quả non được dùng làm rau. Đây là loại rau sạch, vừa ngon ngọt lại vừa bổ dưỡng có giá trị dinh dưỡng cao tốt cho sức khỏe, đặc biệt là giàu đạm, vitamin C...
(09/05/2016)
Hiện tại cây sầu riêng đang giai đoạn ra hoa, đậu quả. Chăm sóc đúng kỹ thuật thời điểm này sẽ quyết định năng suất, phẩm chất trái và hiệu quả kinh tế của cây sầu riêng. Việc chăm sóc đúng kỹ thuật phải đảm bảo 3 yếu tố: cho năng suất cao, chất lượng tốt, cây không bị suy kiệt làm ảnh hưởng đến các vụ tiếp theo.
(09/05/2016)
- Vệ sinh vườn sau thu hoạch: 50g Norshied 86,2WG + 30 ml Caltrac/bình 16 lít. Phun kỹ toàn bộ trụ. - Nụ hoa ngón tay: 30g Norshied 86,2WG + 30 ml Caltrac/bình 16 lít. Phun kỹ toàn bộ trụ.   - Hoa sắp nở: 30g Norshield 86.2WG + 20 ml Keviar 325SC/bình 16 lít. Phun kỹ toàn bộ trụ.
(09/05/2016)
  Trong những năm qua, thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi theo chủ trương của tỉnh, đẩy mạnh việc trồng các giống chè cành mới. Đến nay tổng diện tích chè toàn tỉnh đạt 21.961ha, chiếm 21% diện tích chè cả nước. Khoảng 95% diện tích tập trung tại thành phố Bảo Lộc, huyện Bảo Lâm và huyện Di Linh.
(09/05/2016)
Phân vi sinh vật (phân vi sinh) là sản phẩm chứa các vi sinh vật sống, đã được tuyển chọn có mật độ phù hợp với tiêu chuẩn ban hành, thông qua các hoạt động sống của chúng tạo nên các chất dinh dưỡng mà cây trồng có thể sử dụng được (N,P,K, S, Fe…) hay các hoạt chất sinh học, góp phần nâng cao năng suất hoặc chất lượng nông sản. Phân vi sinh vật phải bảo đảm không gây ảnh hưởng xấu đến người, động, thực vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản.
(09/05/2016)
Mắc ca, loài cây có nguồn gốc Úc châu đã bắt đầu thân thuộc với nông dân Lâm Đồng. Tại khắp nơi trong tỉnh, từ Di Linh, Bảo Lộc, Lâm Hà, Đơn Dương, diện tích mắc ca trồng xen với cây cà phê đã lên xanh và kết trái, mang lại thu nhập không nhỏ cho người nông dân
(09/05/2016)
Bệnh “chết nhanh” trên tiêu hay còn gọi “thối gốc - chết dây” là bệnh đáng sợ hàng đầu ở các nhà vườn trồng tiêu.
(09/05/2016)
Người chăn nuôi có thể phát hiện những dấu hiệu của viêm nhiễm trong sữa khi bò đã được vắt ra, nhưng liệu có thể nhận ra những dấu hiệu của bệnh này theo những cách khác và sớm hơn hay không? Một con bò sữa trở nên bồn chồn trong bốn giờ sau khi bị viêm vú do nhiễm vi khuẩn.
(09/05/2016)
Hiện giá tiêu cao nên nhiều nông dân đang đầu tư trồng tiêu, mở rộng diện tích. Tính riêng Lâm Đồng năm 2013 với khoảng 480ha thì năm 2014 này đã tăng lên trên 560ha tiêu.
(09/05/2016)
Năm 2013, ở nước ta, đàn trâu có số lượng là 2,6 triệu con, đàn bò có 5,2 triệu con, đàn heo có 26,3 triệu con, đàn gia cầm có 314,7 triệu con (Theo Tổng cục Thống kê, 2013). Mức thải trung bình trong một ngày của mỗi con trâu là 15 kg, bò là 10 kg, heo là 2 kg và gia cầm là 0,2 kg phân, thì năm 2013 với tổng đàn vật nuôi trong cả nước có lượng phân thải ra khoảng 76 triệu tấn. Đặc biệt, ở nước ta, chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỷ lệ cao, khoảng 65% tổng đàn vật nuôi (theo FAO), đồng thời các chuồng nuôi gia súc, gia cầm vẫn gần khu dân cư hoặc trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường.
(09/05/2016)
Điều là cây ưa sáng, chỉ những cành mọc bên ngoài tán, trực tiếp nhận được ánh sáng mặt trời thì mới cho hoa và cho trái (gọi là cành hữu hiệu). Còn những cành mọc trong tán, không nhận được ánh sáng mặt trời, những cành vượt, cành sâu bệnh thì không có khả năng ra trái (gọi là cành vô hiệu). Các cành này hấp thu phân bón nhưng không cho trái. Mặt khác, vườn điều không được tỉa thưa, tỉa cành tạo tán, làm cho vườn cây rậm rạp, ẩm thấp, rất dễ phát sinh các sâu bệnh hại.
(09/05/2016)
Bón phân hợp lý là sử dụng lượng phân bón đảm bảo năng suất thu hoạch như mong muốn, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất; đồng thời không để tồn dư trong sản phẩm thu hoạch cũng như không gây ảnh hưởng đến môi trường. Giải pháp chính để đảm bảo điều này là bón phân đúng kỹ thuật theo các nguyên tắc cơ bản sau đây:
(09/05/2016)
Do có nhiều điều kiện thuận lợi về khí hậu, thời tiết, đất đai,… tỉnh Lâm Đồng được coi là vùng sản xuất chính các loại rau ôn đới của cả nước. Tổng diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp khoảng 200.000 ha, diện tích thâm canh rau các loại khoảng 50.000 ha, sản lượng trung bình hàng năm đạt hơn 1,2 triệu tấn. Rau là cây trồng có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là trong mùa mưa.
Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG LÂM ĐỒNG

Tầng 4, Khu D, Trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng - 36 Trần Phú - Phường 4 - TP. Đà Lạt

ĐT: 02633.812932 - 02633.824180 Fax: 02633.812270 E-mail: ttknld@gmail.com

Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Tất Dương - Giám đốc Trung tâm

Top