Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay | 2491 | |
Hôm qua | 9154 | |
Tháng này | 56048 | |
Tổng cộng | 6399173 |
Gương sản xuất giỏi
(11/05/2021)
Rời quê hương miền Tây lên thành phố Bảo Lộc lập nghiệp với vỏn vẹn 20 triệu đồng trong tay, nhưng bằng ý chí, nghị lực của mình, gia đình ông Trương Đình Búp (72 tuổi, ngụ tại thôn 3, xã Đại Lào, TP. Bảo Lộc) đã vượt khó vươn lên trở thành tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế của địa phương. Hiện nay, ông Búp đang sở hữu trang trại chăn nuôi gà mái đẻ trứng hơn 20.000 con và mang lại nguồn thu nhập gần 1 tỷ đồng/năm.
(10/05/2021)
Với nghị lực, ý chí kiên định được tôi luyện qua những năm tháng chiến tranh, về với thời bình, cựu chiến binh (CCB) Cao Văn Sanh, thôn Ngọc Sơn 3, xã Phú Sơn, huyện Lâm Hà luôn nỗ lực lao động, sản xuất, vượt khó vươn lên làm giàu từ cà phê và hạt macca Phú Sơn, là tấm gương CCB sản xuất, kinh doanh giỏi của địa phương.
(10/05/2021)
Ở tuổi 59, nhưng ông Cao Xuân Đình, nguyên là Phó Chủ tịch HĐND xã Liên Hà, huyện Lâm Hà vẫn khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Dù tuổi cao, ông vẫn hăng hái tham gia sản xuất, làm giàu trên mảnh đất của mình. Sau khi về hưu (tháng 6/2020), ông đã bắt tay vào cải tạo vườn cà phê bằng giống mới cho năng suất cao, trồng sầu riêng, mắc ca, nuôi cá và đặc biệt đã phát triển đàn thỏ của mình lên gần 600 con, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.
(01/03/2021)
Nhờ tìm hướng đi mới bằng việc sản xuất cà phê khép kín từ khâu trồng, chăm sóc, thu hái và chế biến thành phẩm xuất ra thị trường, anh Đoàn Hải Long (Liêng Srônh, Đam Rông) đã từng bước tạo dựng được sản phẩm mang thương hiệu Globeans.
(28/01/2021)
Anh Nguyễn Quang Tuyến ở xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương là một nhà nông đi lên từ nghèo khó, năm 23 tuổi anh mồ côi mẹ, đến năm anh 32 tuổi người cha là trụ cột gia đình cũng vĩnh viễn ra đi do mắc phải căn bệnh hiểm nghèo, khi vợ chồng mới cưới nhau, gia tài của cha mẹ để lại cho anh chỉ có 1 sào đất nông nghiệp, tuy trong cuộc sống còn muôn vàn khó khăn, nhà có đến 4 miệng ăn chủ yếu chỉ trông chờ vào 1 sào đất nông nghiệp và thu nhập thêm từ việc đi làm thuê cho bà con trong xã, nhưng với bản chất cần cù chịu khó, tích cực lao động sản xuất, do vậy mỗi năm gia đình anh vẫn có thu nhập được trên 220 triệu đồng.
(27/01/2021)
Được thành lập từ ngày 04/6/2017, đến nay Trang trại Jolly Farm tại địa chỉ E8/02 đường Trần Nhân Tông, phường 8, thành phố Đà Lạt của anh Phong Ngọc Dũng đã hoạt động được hơn 3 năm. Trang trại đã nghiên cứu và trồng thử nghiệm thành công trên 60 loại rau các loại bằng phương pháp thủy canh đem đến nguồn rau ngon, sạch đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
(19/01/2021)
Đi lên từ nghèo khó
Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo khó, do vậy ngay từ khi bước vào năm học cấp III, anh Nguyễn Hoàng Ngân, ở thôn Dom A, xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương đã có ý chí, quyết tâm vươn lên làm giàu bằng chính đôi tay của mình. Sau khi lập gia đình, bố mẹ để lại cho anh 1 miếng đất ở và 1 sào đất để trồng rau thương phẩm. Dẫu rất cần cù, chịu khó lao động, nhưng do trồng rau được mùa lại mất giá, lúc được giá lại mất mùa, hiệu quả kinh tế mang lại không cao nên năm 2014, sau khi đã tích lũy được ít vốn, anh Ngân đã mạnh dạn đầu tư mua 2 ha đất để trồng xen canh các loại cây ăn trái như quýt, cà phê và cây hồng. Nhờ nắm vững được kỹ thuật trồng và chăm sóc, do vậy chỉ sau hơn 2 năm, đến cuối năm 2016 vườn cây ăn trái của gia đình anh Ngân đã bắt đầu cho thu hoạch. Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, anh lấy nguồn thu từ cây cà phê và cây quýt để đầu tư cho cây hồng ăn trái. Từ năm 2017 đến nay, bình quân mỗi năm gia đình anh Ngân đã có nguồn thu từ vườn cây ăn trái lên đến 490 triệu đồng/năm, trong đó riêng nguồn thu từ cây quýt được trên 300 triệu đồng, một nguồn thu mà hàng ngàn hộ nông dân ở huyện Đơn Dương đều mơ ước.
(05/01/2021)
L’amour là hành trình 10 năm quay trở lại quê hương và quyết tâm đưa một trong những đặc sản của xứ sở sương mù tìm về đúng giá trị vốn có của nó.
(04/01/2021)
Với mỗi người, thanh xuân là quãng thời gian đẹp nhất và có lẽ cũng là đáng nhớ nhất. Đối với Bùi Thị Nga, cô gái trẻ sinh năm 1989, hiện là Phó Bí thư Chi đoàn thôn 5, xã Đức Phổ, huyện Cát Tiên, quãng thời gian thanh xuân mà Nga đang sống và trải nghiệm là những tháng ngày mà Nga chưa bao giờ bỏ lỡ từng giây, từng phút. Cô luôn sống với niềm đam mê và khát vọng rực cháy của một người trẻ mong muốn được cống hiến vì cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.
(25/12/2020)
Trước đây, khi nói đến thôn Buôn Chuối, xã Mê Linh, huyện Lâm Hà là chúng ta nghĩ đến vùng đất còn nhiều khó khăn, đường đi lại khó khăn. Còn bây giờ, với chương tình nông thôn mới cùng với nhiều tiềm năng phát triển của mình, Buôn Chuối đã dần thay đổi, với đường nhựa đến tận nơi, những ngôi nhà khang trang đã mọc lên, những khu nhà kính đã được xây dựng và những mô hình kinh tế hiệu quả đã hình thành.
(24/12/2020)
Nằm ở cửa ngõ huyện Cát Tiên dọc theo trục lộ ĐT721 với 1ha đất trải dài - là một lợi thế của gia đình anh Võ Tiến Hạt ở thôn 1, xã Quảng Ngãi. Anh Hạt kể: Trước năm 2019, anh làm nghề lái xe cho tư nhân, rất vất vả mà lại hay xa gia đình, giờ giấc không chủ động được nhưng vẫn không thấy “giàu”. Suy đi, nghĩ lại anh quyết định ở nhà vừa đi làm thuê để học hỏi kinh nghiệm, vừa có kế hoạch “làm chủ” trên mảnh đất của mình. Song, do địa hình đất thấp trũng, mưa thì ngập, nắng thì khô hạn không hiệu quả khi trồng lúa, nên anh chuyển sang trồng mía, rồi mía lại bấp bênh theo giá cả thị trường. Không nản lòng, anh Hạt bàn với vợ chuyển toàn bộ diện tích sang trồng cây ăn trái, với phương án “lấy ngắn nuôi dài” bằng cách trồng xen các loại cây ăn quả thông dụng như ổi, chanh, mít... xen cây trồng chính là sầu riêng.
(24/12/2020)
Năm 1988, anh K’Đảo theo gia đình về lập nghiệp tại thôn 5, xã Hà Lâm (nay là thôn Phước Trung, xã Phước Lộc). Đến năm 2003, xã Phước Lộc được thành lập và từ đây anh K’Đảo được tín nhiệm bầu làm Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn Phước Trung. Trải qua gần 20 năm tham gia công tác Hội Nông dân, anh luôn là người tiên phong trong các phong trào xây dựng tổ chức hội vững mạnh. Tích cực tuyên truyền vận động hội viên tham gia phát triển kinh tế như: Chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi có giá trị cao, tham gia các lớp bồi dưỡng về khoa học kỹ thuật áp dụng vào trồng trọt, chăn nuôi.
(05/12/2020)
Chỉ với 5 sào đất chuyên canh tác cây đương quy bán làm dược liệu, mỗi năm nông hộ thu xấp xỉ 250 triệu đồng. Chuyện trồng đương quy của gia đình anh Ha Sinh, thôn 2, xã Ðạ Ròn, Ðơn Dương đã trở thành tấm gương cho nhiều nông hộ khác.
(18/11/2020)
Mướp, loại nông sản phục vụ bữa ăn của người tiêu dùng là loại trái được ưa chuộng trong các bữa ăn của người Việt. Tại tổ dân phố Đoàn Kết, thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà, một nhóm hộ nông dân đang canh tác những giàn mướp sạch, cho quả ngọt cung cấp cho thị trường và mang lại thịnh vượng cho nông hộ.
(13/11/2020)
Anh Nguyễn Hồng Ngọc ở xã Ka Đô, huyện Đơn Dương sinh năm 1964, tuy năm nay mới tròn 56 tuổi nhưng khi nói đến nông dân Nguyễn Hồng Ngọc thì không chỉ bà con nông dân xã Ka Đô mà kể cả bà con nông dân trong toàn huyện Đơn Dương cũng đều cảm phục trân trọng, thương yêu, quý mến. Anh còn là chủ tịch hội khuyến học của xã Ka Đô luôn luôn nhiệt tình, tận tâm, tận tụy với công việc xã hội.
(13/11/2020)
Xuất thân từ con nhà nông, sinh ra và lớn lên trên cái nôi của vùng đất mang đậm tính lịch sử và truyền thống của nền văn minh lúa nước, anh Trần Huy Zét sinh năm 1990, ở tổ dân phố 1, thị trấn Phước Cát đã làm cho chúng ta từ kinh ngạc này đến kinh ngạc khác, nếu thoạt nghe thì không ai tin, nhưng đó là bức tranh thật và muôn màu của cuộc sống tại vùng quê Cát Tiên.
(12/11/2020)
Nói đến huyện Đam Rông, là mọi người sẽ nghĩ ngay đến một vùng đất còn nhiều khó khăn của tỉnh Lâm Đồng (vì đây là huyện nghèo của tỉnh); tuy nhiên trong những năm gần đây, tại Đam Rông đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả như trồng chuối La ba, mắc ca, nuôi cá nước lạnh...Tại đây ngoài cây cà phê, bơ, chuối La ba… thì cây mắc ca (một giống cây lâm nghiệp mới đa tác dụng) đang dần khẳng định giá trị kinh tế. Qua giới thiệu tôi được biết tại xã Đạ KNàng, huyện Đam Rông có một người nông dân đang trồng diện tích mắc ca lớn của huyện khoảng 08 ha, đó là anh Nguyễn Văn Nghiêm ở thôn Trung tâm.
(15/10/2020)
Trong thời gian qua được sự quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện của các cấp, các ngành của tỉnh Lâm Đồng và huyện Đam Rông; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đam Rông có bước phát triển mạnh mẽ, nhất là từ năm 2018 trở lại đây. Hiện nay, diện tích sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở huyện Đam Rông đạt trên 16 ha, tập trung chủ yếu ở xã Đạ K’Nàng và xã Phi Liêng, thu nhập trung bình từ 900 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/ha/năm.
(05/10/2020)
Ít ai nghĩ rằng ở vùng đồi núi vốn chỉ thích hợp để trồng cà phê như Đam Rông lại là nơi bén rễ cho những trái dưa lưới thơm lừng, đẹp mắt.
(27/08/2020)
Trái hồng, loại cây ăn trái đặc sản của phố núi D’Ran đang ngày ngày tìm lại thị trường và Nguyễn Hữu Trí (sinh năm 1986), người con gốc D’Ran đang gắn bó với cây hồng và mong mỏi mang đến cho thị trường những trái hồng hữu cơ ngon, sạch.
(02/07/2020)
Chuyển đổi cây trồng theo hướng bền vững, áp dụng công nghệ tiên tiến, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đó là một trong những hướng đi mới được nhiều nông dân trên địa bàn xã Tân Văn, huyện Lâm Hà đang thực hiện trong thời gian qua. Trong đó, điển hình như mô hình trồng cà chua trong nhà kính trên giá thể áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt của anh Phạm Ngọc Tâm ở thôn Hà Tân, xã Tân Văn thời gian qua đã mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.