Liên kết website
Thống kê truy cập








![]() | Hôm nay | 1208 |
![]() | Hôm qua | 3838 |
![]() | Tháng này | 60001 |
![]() | Tổng cộng | 6999132 |
Gương sản xuất giỏi
(10/07/2014)
Cuối tháng 6, chúng tôi có dịp về công tác ở Lâm Hà. Tuy là ngày thứ bảy nhưng Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Đức Tài vẫn chờ đón… Nghe chúng tôi muốn đi tìm hiểu một số gương điển hình trong phát triển kinh tế, làm giàu của bà con, Phó Chủ tịch huyện cười sảng khoái: Chuyện làm giàu ở Lâm Hà thì nhiều lắm! Ở đây vườn rộng, thả chơi 10 trụ tiêu cũng cho trên 10 triệu đồng/năm, nuôi 1,5 hộp tằm giống mới thu 15 triệu đồng/tháng nên đời sống bà con dư giả lắm!

(03/07/2014)
Sau khi tốt nghiệp khóa Trung cấp chăn nuôi thú y tại trường Trung cấp Nông nghiệp Bảo Lộc, năm 1985 anh Văn Tuấn về công tác tại Nông trường bò sữa. Sau gần 10 năm công tác trong Nông trường bò sữa, năm 1994 anh về sinh sống tại thôn I, xã Đạ Ròn. Với những kiến thức đã được học tập trong nhà trường cộng thêm với những kinh nghiệm thực tế trong quá trình làm công tác thú y cho đàn bò sữa, sau khi trở về với gia đình, bản thân anh Tuấn đã tập trung đầu tư vốn để chăn nuôi bò sữa.
(01/07/2014)
Đến với xã B’lá, huyện Bảo Lâm không ai là không biết đến anh Lục Văn Đồng. Một hội viên nông dân sống tại thôn 3 có tiếng với mô hình trồng cây chanh dây mang lại hiệu quả kinh tế cao.

(01/07/2014)
Để có được sản phẩm chất lượng cao, gia đình bà Nguyễn Thị Bích Thủy đã phải thuê chuyên gia từ Pháp và Hà Lan đến tư vấn, thiết kế, giám sát kỹ thuật.

(30/06/2014)
Đến thôn Tân Bình 1, xã Lộc Thanh (TP.Bảo Lộc), thử hỏi chàng thanh niên Phạm Trường Sơn (26 tuổi), người đang sở hữu một vườn lan rừng khoảng 500m2, thì ai ai cũng biết và khâm phục ý chí của anh.

(12/06/2014)
Ngay từ khi đảm đương nhiệm vụ là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Phước Lộc, huyện Đạ Huoai, đồng chí Lương Đăng Khoa luôn tâm niệm rằng: Làm sao để phong trào Hội CCB của xã đặc biệt khó khăn phát triển, đời sống của hội viên được nâng cao. Từ suy nghĩ ấy! bản thân đồng chí Lương Đăng Khoa đã tích cực tuyên truyền vận động hội viên CCB tham gia phong trào phát triển kinh tế để xóa đói giảm nghèo. Trước tiên, đồng chí Chủ tịch Hội CCB xã làm gương trong công tác chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế cao.
(05/06/2014)
Về thôn 3, xã Liêng S’rônh hỏi nhà ông Kă Jăn Ha B’láh ai cũng biết. Người ta biết đến ông không chỉ là một trưởng thôn năng động, gương mẫu đi đầu phát triển kinh tế gia đình, mà ông còn tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu, đẩy mạnh phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất có hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống cho người dân nơi đây.
(29/05/2014)
Năng động trong công tác, ham học hỏi, dám nghĩ dám làm đó là những điều mọi người cảm nhận được khi tiếp xúc với đảng viên trẻ Phạm Trường Sơn, ngụ tại thôn Tân Bình 1, xã Lộc Thanh, TP. Bảo Lộc.

(29/04/2014)
Đến đầu cầu Nghĩa Tình thuộc thôn 1, xã Hà Lâm, huyện Đạ Huoai, hỏi gia đình anh Phạm Hồng Phúc trồng sầu riêng chất lượng cao là ai cũng biết.
(29/04/2014)
Những tưởng nghề trồng dâu nuôi tằm là nghề truyền thống của người Kinh nhưng tới xã Mê Linh, huyện Lâm Hà, sẽ rất ngạc nhiên khi nhiều bà con người K’Ho, K’Ho Cil đã gắn bó với cây dâu con tằm từ nhiều năm nay. Cây dâu con tằm đã giúp đời sống của bà con bớt khó khăn, trẻ em được đến trường và dần thân thuộc với bà con như cây cà phê truyền thống trên mảnh đất mới.

(17/04/2014)
Ngay từ khi được chọn làm khuyến nông viên cơ sở, anh Nguyễn Văn Oanh ở thôn 1, xã Đạ Oai, huyện Đạ Huoai rất tích cực trong phong trào chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế cao.
(17/04/2014)
Năm 1993, anh Nguyễn Trong ở tổ dân phố Nghĩa Đức, thị trấn Thạnh Mỹ bị tai nạn lao động làm mất đi bàn tay phải, với bản chất cần cù chịu khó, mặc dù trong điều kiện sức khỏe giảm sút, nhưng hơn 20 năm qua anh Trong đã tích cực tham gia lao động sản xuất, nuôi dạy con cái thành đạt.

(19/03/2014)
Qua bàn tay kỹ thuật “thuần dưỡng” khác biệt, nghệ nhân hoa Phạm Tiến (Làng hoa Xuân Thành, Đà Lạt) đã nâng vị thế hoa cẩm tú cầu, một loài hoa trang trí đường phố trở thành loài hoa sản xuất kinh doanh. Những chuyến hàng hoa Đà Lạt đến 3 miền Bắc, Trung, Nam trong nước đã và đang “chen vai thích cách” bởi các sắc màu cẩm tú cầu ở đồng nhà.

(14/03/2014)
Chị Bảy “Nông dân”, đó là cách gọi thân thuộc của bà con đối với chị Đinh Thị Bảy - Chi hội trưởng Chi hội nông dân thôn 5, xã ĐạPloa, huyện Đạ Huoai.
(13/03/2014)
Quyết tâm làm giàu trên vùng đất Lạc Dương quê hương mình, sau 3 năm giành trọn tâm sức để vun trồng hoa hồng theo hướng công nghệ cao, anh nông dân Păng Ting Sin (sinh năm 1966) đã bước lên vị trí những tấm gương sản xuất giỏi tiêu biểu của huyện nhà.

(20/02/2014)
Ông Nguyễn Đình Lộc (thôn 3, xã Đạ Ròn, Đơn Dương) đang sở hữu gần 5.000m2 cà phê robusta cho năng suất cao (bình quân khoảng 5 tạ/sào), hàng năm mang về thu nhập cho gia đình trăm triệu đồng. Nhận thấy sản xuất cà phê đầu tư công chăm sóc, thu hoạch vất vả, giá cả thị trường lại bấp bênh, nên ông Lộc quyết định phá bỏ toàn bộ gần 5.000m2 cà phê, vay thêm vốn 800 triệu đồng của Ngân hàng Nông nghiệp&PTNT đầu tư xây dựng chuồng trại mua đàn bò giống 10 con, trồng trên 4 sào cỏ (4.000m2) để chuyển sang nghề chăn nuôi bò sữa.

(17/01/2014)
Ông Nguyễn Văn Quân (thôn Xuân Phong, xã Đạ Pal) là một trong 4 nông dân của huyện Đạ Tẻh vừa được UBND tỉnh Lâm Đồng tặng bằng khen vì “đã có thành tích trong phong trào thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi giai đoạn 2008 - 2013”.

(07/01/2014)
Ngoài việc tập trung gieo trồng các loại rau như bắp sú, cà chua và cây hành tây. Tháng 3/2013, chị Vũ Thúy Hồng - Thành viên Tổ hợp tác Mầm Xanh ở thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Đơn Dương đã mạnh dạn đầu tư trên 700 triệu đồng để trồng 2,5 sào hoa Cẩm chướng trong nhà kính theo hướng công nghệ cao.

(07/01/2014)
Trước đây, hàng nghìn m2 đất sản xuất vườn hộ của các gia đình hội viên phụ nữ ở xã Đạ Rsal, huyện Đam Rông bị bỏ hoang phí, nhưng bây giờ đã được thay thế bằng những vườn rau xanh tươi tốt. Đây là kết quả của quá trình triển khai mô hình ô dinh dưỡng của Hội liên hiệp phụ nữ xã. Cũng từ mô hình này, đã giúp cho nhiều gia đình hội viên tiếp cận được với những thực phẩm an toàn, để bổ sung vào bữa ăn dinh dưỡng hàng ngày của gia đình, qua đó góp phần đảm bảo sức khỏe cho hội viên và cộng đồng.

(11/12/2013)
35 tuổi, anh Đỗ Đăng Trình (ở thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm) sở hữu một diện tích hồ tiêu không nhiều, nhưng nhờ đầu tư đúng cách, vườn hồ tiêu của anh là một nguồn thu lợi đáng kể, đúng vào thời điểm cà phê đang hạ giá.

(26/11/2013)
Dâu tây, thứ trái đặc sản của phố núi Đà Lạt hiện đã phát triển khá nhiều cách trồng mới trong đó trồng trên giá thể đã trở nên phổ biến. Một vườn dâu được đánh giá rất cao bởi ứng dụng kỹ thuật sinh học, không lạm dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu đó là vườn dâu của ông chủ trẻ Nguyễn Thành Trung, 35 Hồ Xuân Hương, Đà Lạt. Không chỉ là nơi cung cấp cho thị trường những trái dâu sạch, vườn dâu của anh Trung còn là một điểm du lịch thú vị, nơi sẵn sàng chào đón du khách tới thưởng thức dâu tươi cũng như tìm hiểu về công việc của những nông dân Đà Lạt.