Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay | 2394 | |
Hôm qua | 9154 | |
Tháng này | 55951 | |
Tổng cộng | 6399076 |
Gương sản xuất giỏi
(20/12/2022)
Sau khi rời quân ngũ, tiếp tục phát huy bản chất bộ đội cụ Hồ trong lao động sản xuất, những năm qua cựu chiến binh Vũ Quốc Ngữ, thôn Đức Giang, xã Lộc Đức luôn chăm chỉ lao động, đưa vào nuôi, trồng cây, con giống mới phù hợp với điều kiện hoàn cảnh gia đình. Minh chứng cho điều đó chính là mô hình nuôi trùn quế kết hợp với nuôi lươn không bùn đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình ông.
(19/12/2022)
Để thay thế diện tích cà phê già cỗi, kém hiệu quả của gia đình, anh Nguyễn Hữu Điệp (34 tuổi) ở thôn 5, xã Gia Lâm, huyện Lâm Hà đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng cây dương xỉ Pháp và vươn lên làm giàu.
(24/11/2022)
Trong những năm gần đây, từ phong trào thi đua phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Lâm Hà đã xuất hiện nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình phát triển kinh tế của gia đình ông Lương Ngọc Sáng giờ là địa chỉ thăm quan, học hỏi của nhiều nông dân tại xã Đan Phượng.
(21/10/2022)
Mô hình trồng xen canh kết hợp giữa cây ngắn ngày và cây công nghiệp dài ngày, giảm thiểu chi phí đầu tư công lao động, tăng thu nhập trên cùng diện tích, lấy ngắn nuôi dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao đang cần được khuyến khích nhân rộng.
(16/08/2022)
Mô hình sản xuất nông nghiệp, kết hợp giữa chăn nuôi và trồng trọt phù hợp, giảm chi phí đầu tư, mang lại hiệu quả cao cần được khuyến khích nhân rộng.
(09/08/2022)
Thời gian qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi huyện Lâm Hà có nhiều bước phát triển, tác động tích cực đến đời sống của cán bộ, hội viên, nông dân, góp phần nâng cao đời sống, vươn lên làm giàu qua việc xây dựng được nhiều mô hình kinh tế hiệu quả. Cũng từ phong trào này, đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, tiêu biểu có mức thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
(16/06/2022)
Về xã Mỹ Đức, huyện Đạ Tẻh, khi nghe nói đến món “thịt thỏ” thì không ai không biết đến Trại thỏ Huy Thương nằm ở thôn Hòa Bình. Trại thỏ được chàng thanh niên trẻ Hoàng Quốc Huy chăn nuôi và cung cấp ra thị trường các loại thỏ giống, thỏ thịt. Từ 3-5 cặp thỏ được anh nuôi chơi, thử nghiệm bởi vì đam mê loài vật nuôi này. Thấy được việc nuôi, chăm sóc thỏ không quá khó, đầu năm 2020, anh Huy đã mạnh dạn đầu tư chuồng trại, mua giống và bắt tay vào nuôi thỏ giống Newzealand thương phẩm trên mảnh vườn của mình. Từ đó tạo ra nguồn thu nhập chính cho gia đình trong hơn 2 năm trở lại đây.
(14/04/2022)
Trong bối cảnh giá cả nông sản không ổn định, biến đổi khí hậu đang diễn ra gay gắt, thời gian qua, nhiều nông dân tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Bảo Lâm đã mạnh dạn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất để nâng cao thu nhập trên cùng đơn vị diện tích. Gia đình ông Vũ Sự tại thôn 1, xã Lộc Bảo, huyện Bảo Lâm đã xây dựng thành công mô hình trồng đa canh các loại cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao, cho thu nhập gần 1 tỷ đồng mỗi năm, đồng thời phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại địa phương.
(01/04/2022)
Được anh Lưu Vũ Trường Duy - Khuyến nông xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương đưa tôi đến một nông hộ tiêu biểu về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chuyên canh cây ớt chuông ở xã Lạc Lâm. Đó là gia đình anh Nguyễn Văn Dinh, một trong những hộ nông dân tiêu biểu của xã Lạc Lâm được Hội Nông dân huyện Đơn Dương công nhận là hộ nông dân đã vinh dự đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh nhiều năm liền.
(18/01/2022)
Trở lại vườn quýt của gia đình anh Đinh Trọng Tuệ ở xã Pró, huyện Đơn Dương vào một ngày giữa tháng chạp năm Tân Sửu, khi tiết trờì đã thật sự vào xuân, cái rét mùa đông đã và đang ẩn mình theo năm tháng, hơi ấm của mùa xuân đang lan tỏa rộng khắp cả một khu vườn đầy cây trái xanh tươi ở đầu nguồn hồ Pró. Nhìn những hàng cây quýt trĩu quả với một màu vàng rực dưới nắng xuân, hình ảnh đó như minh chứng một vụ mùa quýt bội thu đang đến với gia đình anh Đinh Trọng Tuệ.
(12/01/2022)
Ông Đặng Văn Tâm (61 tuổi) ở thôn 6, xã Gia Lâm, huyện Lâm Hà vào xã Gia Lâm lập nghiệp từ năm 1984. Ngoài cách làm ăn hiệu quả, ông Tâm còn là Chi hội trưởng Hội Cựu Chiến binh của thôn. Những ngày đầu lập nghiệp ở vùng kinh tế mới xã Gia Lâm, gia đình ông Tâm chọn cây cà phê, trồng thêm bắp, đậu... để phát triển kinh tế. Trải qua gần 38 năm sản xuất nông nghiệp, với bản chất “anh Bộ đội Cụ Hồ”, quyết chí làm giàu nơi vùng đất mới, luôn thôi thúc ông tìm hiểu cách làm ăn mới có hiệu quả để áp dụng vào diện tích vườn nhà. Sau khi chia bớt đất cho các con, còn lại diện tích đất khoảng 8.000m2, ông bố trí vườn ao hợp lý, phần đất dưới thấp tận dụng nguồn nước suối tự nhiên có sẵn, ông mở rộng ao với diện tích 2.500 m2 thả 1.900 con cá (cá chép, cá trắm cỏ, cá rô phi và cá mè), 1.500m2 trồng cỏ để nuôi cá. Diện tích còn lại trồng cà phê, bơ, mít, cây dược liệu,... Đặc biệt, ông Tâm chọn cây dược liệu Sâm Đại hành (tỏi đỏ) để trồng xen dưới tán cây mít.
(07/01/2022)
Sinh năm 1947, ông Nguyễn Đình Chuyên - quê gốc Nghệ An vào huyện Cát Tiên (tỉnh Lâm Đồng) lập nghiệp khi huyện Cát Tiên còn hoang sơ. Vốn là người nông dân chính hiệu của vùng quê miền Trung nắng gió, cần cù, chịu khó nên khi đặt chân đến vùng đất xưa kia “chưa nắng đã bụi, chưa mưa đã lầy” này, ông Chuyên “thấy đất mà ham”, ông giải bày: Vì ngoài quê chỉ được chia khoán theo lao động, còn ở đây gia đình khai hoang bao nhiêu cũng có. Vì thế, sau khi được Nhà nước hỗ trợ chăn nuôi, ông Nguyễn Đình Chuyên bắt tay ngay vào việc chăn nuôi bò truyền thống và kéo dài cho đến tận bây giờ. Hiện gia đình ông nuôi 04 con bò sinh sản. Một đặc biệt đó là từ khi bắt đầu nuôi, trong chuồng nhà ông bao giờ cũng tồn tại con số 04 này - ông cho biết âu đó là cái duyên mà.
(20/12/2021)
Với sức trẻ, dám nghĩ, dám làm, biết nắm bắt thời cơ, chàng thanh niên Võ Tấn Niềm ở xã Lộc Nam, huyện Bảo Lâm quyết tâm nuôi thỏ New Zealand từ hai bàn tay trắng. Nhờ nỗ lực không ngừng, anh Niềm đã vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương và truyền cảm hứng khởi nghiệp cho thanh niên tại vùng đất nơi đây.
(16/12/2021)
Nuôi tằm con tập trung để cung cấp tằm con ra thị trường từ lâu đã là nghề đem lại thu nhập cao cho nhiều hộ dân xã Tân Văn, huyện Lâm Hà. Đến thăm mô hình nuôi tằm con tập trung tại gia đình ông Bùi Văn Thuần, thôn Tân Thành, xã Tân Văn, chúng tôi được biết gia đình ông gắn bó với nghề này khoảng hơn 15 năm, nhưng trong những năm gần đây nghề này mới thật sự phát triển mạnh và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
(13/12/2021)
Một vườn trái ngọt mênh mông trồng theo hướng hữu cơ, những trái quýt vàng óng ánh, trái sầu riêng thơm bên hồ Lộc Thanh, phường Lộc Phát, thành phố Bảo Lộc. Chủ nhân khu vườn là một nông dân tâm huyết với mục tiêu xây dựng thương hiệu cho nông sản, mang lại giá trị cho cây trái vườn quê.
(01/10/2021)
“Lá nhíp từ lâu đã được xem là thực phẩm trong bữa cơm hằng ngày của người dân đồng bào xã Đồng Nai Thượng, huyện Cát Tiên. Hiện nay, 1 kg lá nhíp giá dao động từ 30 - 50 ngàn đồng tùy theo thời điểm. Chính vì vậy, nhiều hộ dân tại xã đã tìm cách nhân giống đưa về trồng xen trong rẫy điều, cà phê của gia đình. Việc này vừa giúp người dân đảm bảo thức ăn vừa có thêm thu nhập”, ông Lê Quang Chường - Chủ tịch UBND xã Đồng Nai Thượng chia sẻ.
(23/09/2021)
Mặc dù mới chỉ vừa đưa vào trồng trong một thời gian chưa được dài, nhưng mô hình trồng nấm bào ngư của gia đình chị Nông Thị Kim (thôn 4, xã An Nhơn, huyện Đạ Tẻh) bước đầu đã cho nhiều kết quả đáng mừng, mở ra cơ hội nâng cao thu nhập cho gia đình.
(15/07/2021)
Khoai lang Nhật Bản (Sweet potato Japan) vỏ đỏ, ruột vàng, vị ngọt đậm là mặt hàng nông sản xuất khẩu khá hiệu quả của Lâm Đồng. Để có những diện tích trồng khoai chất lượng cao, sản xuất giống khoai lang cũng là một trong những công việc mà nông dân Lâm Đồng chăm chút, vừa mang lại thu nhập tốt cho người nông dân, vừa cung ứng ra thị trường những dây khoai giống khỏe mạnh.
(30/06/2021)
Trong điều kiện giá cà phê xuống thấp, ông Nguyễn Bá Quỳ ở thôn Hà Trung, xã Tân Văn, huyện Lâm Hà đã mạnh dạn chuyển đổi cây cà phê sang trồng 5 sào chuối Laba. Đến nay, chuối La ba đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình ông. Hàng tháng, ông Quỳ thu từ 6 - 12 triệu đồng từ bán chuối quả, công việc chăm sóc lại rất nhàn hạ, thảnh thơi.
(23/06/2021)
Những năm qua, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Bảo Lâm đã ứng dụng và nhân rộng mô hình tưới nước tiết kiệm vào sản xuất, không chỉ giúp người nông dân nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, cải thiện thu nhập, đời sống mà còn góp phần quan trọng tạo tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp, ứng phó tốt với biến đổi khí hậu.
(24/05/2021)
Chị Bùi Thị Thanh Thủy (thôn Xuân Sơn, xã Xuân Trường, Đà Lạt) đã phá bỏ diện tích hơn 6 sào cà phê già để trồng các loại cây lá cảnh như đô la, đuôi chồn, chanh, tùng nho... Chị đã liên kết tiêu thụ với Công ty Dolly (xã Xuân Thọ) và có thu nhập cao, ổn định.