Liên kết website

Bao bì sài gòn

 

Phần mềm tra cứu thuốc BVTV

Thống kê truy cập

06399177
Hôm nayHôm nay2495
Hôm quaHôm qua9154
Tháng nàyTháng này56052
Tổng cộngTổng cộng6399177

 Lâm Đồng là điển hình về thực hiện tái canh cây cà phê của cả nước. Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng - ông Phạm S cho biết, từ khi triển khai chương trình (giai đoạn 2013-2015), đến nay, tỉnh Lâm Đồng đã tái canh được gần 25.000ha cà phê già cỗi, năng suất thấp với tổng nguồn vốn tín dụng khoảng 800 tỷ đồng; chiếm 60% diện tích và 87% về tín dụng trong chương trình tái canh cà phê của cả khu vực Tây Nguyên

- khu vực chiếm đến 92% sản lượng cà phê cả nước. Bên cạnh việc thực hiện chương trình tái canh cà phê theo chủ trương chung từ năm 2013, trước đó, người dân Lâm Đồng cũng đã chủ động tái canh, xóa bỏ những diện tích trên 20 năm, năng suất dưới 2 tấn/ha/năm. Do vậy, tính tổng diện tích cà phê đã tái canh của Lâm Đồng hiện nay đã hơn 34.000ha.

 Trong thời gian qua, một số diện tích cà phê đã già cỗi hoặc bị sâu bệnh hại được bà con nông dân phá đi để trồng lại. Do chưa nắm vững quy trình tái canh cây cà phê nên bà con nông dân sau khi phá bỏ vườn cà phê thường tiến hành làm đất (cày, bừa) và đào hố trồng lại cà phê ngay, không thực hiện luân canh  cây trồng khác. Hậu quả là diện tích cà phê này khi bước sang năm thứ hai thì đã xuất hiện một số cây bị vàng héo rồi chết, sang năm thứ ba tỉ lệ cây chết tăng lên và cuối cùng chủ hộ phải quyết định phá bỏ cả vườn cà phê đã trồng tái canh. Một số vườn cà phê chỉ nhổ bỏ một vài cây xấu, bị sâu bệnh hại rồi trồng cây con cà phê ngay, nhưng sau 2-3 năm những cây trồng này cũng bị vàng héo rồi chết. Cùng với những nỗ lực của bà con nông dân và chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên ngành đã đẩy mạnh công tác quản lý nguồn giống, chuyển giao kỹ thuật tái canh. Những giống cà phê vối cao sản được bà con nông dân chọn để sử dụng chủ yếu là các giống: TR4, TR5, TR6, TR9, TR11, TRS1, TS1, TS2, TS4. Việc tập trung tái canh, cải tạo diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp, bị sâu bệnh gây hại nặng bằng các giống cà phê cao sản có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của từng địa phương, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân, đồng thời xây dựng vùng cà phê bền vững.

Mô hình trồng tái canh cà phê vối của nông hộ Nguyễn Văn Sương tại xã Lộc An, huyện Bảo Lâm. Cây trồng trước là cà phê vối trồng bằng hạt được trồng từ 1985, do năng suất kém (2,5 tấn nhân khô/năm/ha), rễ nổi, bị sâu bệnh và tuyến trùng nên nhổ bỏ trồng tái canh lại vào năm 2013 với quy mô trồng tái canh: 550 cây/5.000m2, mật độ: 660 cây trồng khoảng cách: 3m x 3m, giống được dùng trồng tái canh là giống cà phê vối ghép TR4. Sau 03 năm trồng kiến thiết cơ bản cây cà phê sinh trưởng và phát triển tốt. Năm 2015, năng suất thu năm thứ nhất (bói) đạt bình quân: 2 tấn nhân khô/5.000m2/năm.

Chủ hộ Nguyễn Văn Sương, người trực tiếp thực hiện đã chia sẻ với chúng tôi về Kỹ thuật áp dụng của gia đình anh khi trồng tái canh cà phê:

- Kỹ thuật xử lý trước khi trồng tái canh: Nông hộ đã thực hiện việc nhổ cà phê cũ, làm vệ sinh đồng ruộng, nhặt sạch rễ cà phê… Xử lý hố và đất bằng thuốc Marshal 5G (50 g/hố), vôi cục (01 kg/hố) để xử lý trong hố và trên mặt đồng ruộng trước khi trồng 02 tháng, sau đó sử dụng phân chuồng bón lót: 10 kg/hố trước trồng 01 tháng.

- Kỹ thuật chăm sóc:

+ Mỗi năm bón 5 đợt phân NPK các loại. Mỗi đợt thay đổi một loại phân NPK của các hãng phân thường dùng của bà con nông dân có bán trên thị trường và bón theo khuyến cáo của nhà sản xuất theo chu kỳ sinh trưởng phát triển của cây cà phê. Số lượng thay đổi theo năm trồng từ 1 kg – 2 kg NPK các loại/cây/năm. Hàng năm bón phân vi sinh ủ vỏ cà phê (0,5 kg/cây) hoặc phân chuồng (20 kg/cây) vào đầu mùa mưa.

+ Thường xuyên phun phân bón lá hàng tháng và thay đổi luân phiên các loại phân bón lá. Riêng năm 1: Mỗi tuần phun phân bón lá 1 lần vào chủ nhật và theo định kỳ hàng tháng bón phân NPK các loại theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Ngoài ra có sử dụng thêm các sản phẩm Trichoderma phun, tưới cho cà phê hàng năm.

+ Phun, tưới thuốc trừ tuyến trùng theo định kỳ 1 năm 3-4 lần. Mỗi lần thay đổi một loại thuốc như: Marshal 5G, Tervigo 020 SC…

Giữa lúc bà con nông dân trồng cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đang gặp khó khăn trong tái canh cà phê, do trong đất trồng cà phê tái canh thường tồn tại một số loại sâu bệnh gây hại cho bộ rễ như một số loài nấm, tuyến trùng. Khi nông dân trồng tái canh thì bộ rễ của cây con ở năm trồng mới và 02 năm kiến thiết cơ bản tiếp theo thì nấm bệnh còn lại trong đất sẽ tập trung tấn công, xâm nhập và phá hủy bộ rễ cây cà phê từ phần rễ đuôi chuột trở lên, làm cho cây cà phê bị héo, vàng lá rồi chết một cách nhanh chóng. Nhưng đối với nông hộ Nguyễn Văn Sương đã thành công trong việc trồng tái canh cà phê nhờ sự tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới trong sản suất cà phê. Từ vườn cà phê trên 20 năm tuổi trước đây có năng suất 2,5 tấn/ha, sau 03 năm trồng năng suất thực thu đạt 4 tấn nhân khô/ha/năm. Điều này đã mang giá trị kinh tế lớn cho gia đình anh.

Quỳnh Châu – TTKN Lâm Đồng

Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG LÂM ĐỒNG

Tầng 4, Khu D, Trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng - 36 Trần Phú - Phường 4 - TP. Đà Lạt

ĐT: 02633.812932 - 02633.824180 Fax: 02633.812270 E-mail: ttknld@gmail.com

Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Tất Dương - Giám đốc Trung tâm

Top