Liên kết website

Bao bì sài gòn

 

Phần mềm tra cứu thuốc BVTV

Thống kê truy cập

05163692
Hôm nayHôm nay1503
Hôm quaHôm qua3935
Tháng nàyTháng này60001
Tổng cộngTổng cộng5163692

Tuy là vùng trọng điểm chuyên canh cây cà phê, nhưng ở huyện Di Linh đã xuất hiện nhiều trang trại “ăn nên, làm ra”, với các loại cây trồng mới. Chúng tôi vừa có dịp đến thăm 3 trong số những trang trại được ghi nhận là những mô hình làm ăn có hiệu quả.

 Trang trại trồng bưởi Da xanh

Cách đây vừa tròn 18 năm, vào năm 1998, vợ chồng anh chị Trần Xuân Hiến - Đỗ Thị Thu Hà (ở thị trấn Di Linh) vào thôn 3, xã Đinh Trang Thượng để lập trang trại. Với diện tích 30ha đất nằm cận kề dòng sông Đồng Nai, anh chị đã chọn một loại giống cây trồng mới để canh tác là bưởi Da xanh. Để phòng tránh rủi ro có thể đến do mùa màng và giá cả, anh chị trồng cây bưởi xen với cây xoài Cát và cây cà phê Robusta.

Là một loại cây trồng mới đối với vùng đất Di Linh, nên trước khi trồng bưởi Da xanh, anh chị đã tìm hiểu kỹ về kỹ thuật và học tập kinh nghiệm của các “lão nông tri điền” ở các địa phương khác. Nhờ vậy, anh chị đã đạt được kết quả như mong muốn. Theo lời anh chị Trần Xuân Hiến - Đỗ Thị Thu Hà kể, trồng bưởi Da xanh rất khó, vì đòi hỏi phải biết kỹ thuật, nhất là khâu phòng trừ các loại nấm và sâu bệnh hại. Hàng tháng, cây bưởi đòi hỏi phải xịt thuốc phòng bệnh 1 - 2 lần. Và cái khó hơn, chu kỳ kinh doanh cây bưởi chỉ khoảng 10 năm là phải tái canh (trồng lại cây mới). Tuy nhiên, được bù đắp lại là bưởi Da xanh ăn rất ngon và giá bán rất cao (45.000 đồng/kg), nên trồng bưởi thực sự có hiệu quả.

Trong lúc tham quan thực tế, chúng tôi được anh chị Hiến mời ăn thử bưởi Da xanh, quả thực, ai cũng tấm tắc khen ngon. Khi tìm hiểu về hiệu quả, anh chị Hiến trải lòng: Năm 2015, trang trại của anh thu nhập từ tiền bán bưởi được hơn 1 tỷ đồng; trên 300 triệu đồng từ tiền bán xoài Cát và thu được 80 tấn cà phê nhân. Riêng bưởi Da xanh, trong những năm qua, đều được mùa và được giá. Sản phẩm làm ra, chủ yếu được thương lái từ Đồng Nai lên mua tận nơi. Hiện tại, trang trại của vợ chồng anh chị Trần Xuân Hiến - Đỗ Thị Thu Hà giải quyết việc làm thường xuyên cho 15 lao động tại địa phương.

Trang trại trồng bơ Hass

Cách đây 4 năm, ông Nguyễn Đức Thống mua lại trang trại trồng bơ và cà phê của một chủ trang trại khác tại thôn 9, xã Hòa Trung (huyện Di Linh). Tại thời điểm mua lại, trang trại này đã có 8ha bơ và 7ha cà phê. Tất cả diện tích bơ và cà phê đang ở độ “tuổi” kinh doanh. Riêng diện tích bơ, chủ trang trại cũ đã chọn các giống bơ đầu dòng chất lượng cao, như bơ BLD 04, BLD 05, BLD 034, BLD 036. Thế mà từ khi mua trang trại, ông Nguyễn Đức Thống cưa bỏ dần các giống bơ này để ghép thay thế bằng một giống mới, là bơ Hass (một giống bơ được nhập về từ Mỹ).

Theo một chuyên viên kỹ thuật (cộng sự của ông Nguyễn Đức Thống), tuy hình thức bề ngoài không đẹp, trái tròn và nhỏ (bình quân mỗi kg có tới 4 quả), nhưng nhờ chất lượng ngon đặc biệt, nên giá cả bơ Hass rất cao (200 - 300 ngàn đồng/kg). Hiện nay, công việc ghép chưa hoàn chỉnh và năng suất bơ Hass chưa ổn định, nhưng trong năm 2015, trang trại bơ Hass của ông Nguyễn Đức Thống đã bán được 40 tấn bơ quả, với giá bình quân 200 ngàn đồng/kg (cao gấp 4 - 5 lần so với bơ BLD 04, BLD 05, BLD 034, BLD 036).

Trang trại trồng mắc ca

“Toàn xã Hòa Trung chỉ mới trồng được 10ha cây mắc ca, nhưng ông Tằng Tín Dưỡng đã trồng được khoảng 3,5ha, là một nông dân trồng nhiều mắc ca nhất ở đây” - Ông Vũ Văn Phụng, Chủ tịch UBND xã Hòa Trung, cho chúng tôi biết.

Khi tham quan thực tế tại vùng đất Hòa Trung có địa hình đồi núi, độ dốc cao, mà ông Tằng Tín Dưỡng đã trồng được một diện tích mắc ca như thế, chúng tôi ghi nhận, đây là cả một sự nỗ lực vượt khó. Ông Tằng Tín Dưỡng chia sẻ: “Cách đây 7 năm, tôi trồng xen mắc ca trong vườn cà phê, với mật độ 350 cây/ha. Dự kiến sau này, khi cây mắc ca phát triển, tôi sẽ chặt bỏ dần cà phê và chỉ giữ lại cây mắc ca. Bởi lẽ, trong 2 năm nay, mắc ca bắt đầu cho thu hoạch với năng suất đạt bình quân 7 kg/cây. Tôi dự kiến, khi năng suất ổn định, mắc ca sẽ đạt mức bình quân 20 – 30 kg/cây. Vừa qua, tôi đã rang và tách vỏ trái mắc ca, rồi đem bán tại thành phố Hồ Chí Minh được 1 triệu đồng/kg. Như thế, nếu chiết tính kỹ, thì mắc ca là cây trồng sẽ cho lợi nhuận cao gấp nhiều lần so với cà phê”.

Xuân Long (Nguồn: baolamdong.vn)

 

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG LÂM ĐỒNG

Tầng 4, Khu D, Trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng - 36 Trần Phú - Phường 4 - TP. Đà Lạt

ĐT: 02633.812932 - 02633.824180 Fax: 02633.812270 E-mail: ttknld@gmail.com

Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Tất Dương - Giám đốc Trung tâm

Top