Liên kết website

Bao bì sài gòn

 

Phần mềm tra cứu thuốc BVTV

Thống kê truy cập

06399016
Hôm nayHôm nay2334
Hôm quaHôm qua9154
Tháng nàyTháng này55891
Tổng cộngTổng cộng6399016

 Vùng đất Đạ Huoai ngày nay được biết đến bởi những vườn cây ăn trái sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, mít, cây điều…nhờ những bàn tay cần cù chịu khó và sáng tạo của người dân nơi đây.

 Dạo qua một vòng những vườn cây ăn trái, điều, chè đang nẩy lộc một màu xanh mơm mởn, lội qua con suối nhỏ ghé vườn sầu riêng gia đình ông Hải, mới ngoài 50 tuổi nhưng ông đã có một trang trại như bây giờ thật không dễ chút nào. Từ Long An lên vùng đất Đạ Huoai lập nghiệp từ những năm 1987, lúc đó ở vùng đất xã Đạ Ploa bây giờ còn là vùng đt hoang vu, đồi núi và bãi sình, dân cư thưa thớt, lên ở được 3 năm thì anh đành phải đưa gia đình trở về quê lại vì nơi đây quá khắc nghiệt bởi cuộc sống và bệnh tật. Nhưng lúc đó trong anh lại nghĩ ra một hướng mới để xây dựng phát triển trên vùng đất vốn dĩ đã gắn kết với anh. Một lần nữa anh quyết định đưa vợ con lên Đạ Ploa để xây dựng lại cơ sở. Lúc đó thấy cây cà phê có hướng phát triển tốt nên anh đầu tư trồng cà phê, đến những năm 2000, giá cà phê giảm mạnh, anh đành bán vườn cà phê và mua vùng đất đang ở bây giờ, lúc đó nơi đây là vùng đất sình lầy bỏ hoang, anh đã quyết định đầu tư trồng cây ăn quả. Với diện tích 2,4 ha anh cải tạo dần để trồng sầu riêng. Năm 2002 ông Hải trồng 100 cây sầu riêng, đến năm 2009 ông tiếp tục cải tạo và trồng trên diện tích còn lại. Sầu riêng của ông được chăm sóc theo đúng kỹ thuật nên năng suất mỗi năm một tăng, mặt khác năm 2014 ông đã mạnh dạn áp dụng thử kỹ thuật xiết nước để giúp cây sầu riêng ra hoa quả trái vụ sẽ bán được giá cao hơn. Với thời tiết Lâm Đồng vào mùa mưa thì việc xiết nước tạo hạn cho cây là rất khó để thực hiện, Ông đã tìm hiểu và sau khi thu hoạch xong ông dùng màng nilon phủ kín gốc cây sầu riêng để mưa nước chảy theo các mương rãnh, không thấm vào gốc cây. Kết quả đạt được năm 2014, ông thu hoạch 100 cây được 28 tấn với giá bán 30.000đ/kg (giá bán sầu riêng của vườn nhà ông bao giờ cũng cao hơn các vườn khác nhờ độ đồng đều cũng như chất lượng sầu riêng), ngoài ra ông còn thu hoạch 3 tấn/30 cây 5 tuổi. Như vậy, vụ thu hoạch năm 2014 ông có doanh thu từ vườn sầu riêng của gia đình trên 900 triệu. Năm 2015, ông mạnh dạn áp dụng phủ màng nilon hết toàn bộ diện tích sầu riêng để cho thu hoạch trái vụ. Việc phủ nilon được ông tính toán vào từng thời điểm cho phù hợp và kéo dài khoảng gần 2 tháng để đến khi cây ra hoa thì ông gỡ bạt nilon và chăm sóc cho cây có vụ trái mới đạt năng suất cao và thu hoạch sớm hơn so với các vườn sầu riêng khác.

Ngoài việc dùng màng phủ nilon để xiết nước, ông Hải còn áp dụng hệ thống tưới phun tiết kiệm cho vườn sầu riêng và đang nhân trồng cây lạc dại trên vườn để giúp giữ ẩm vào mùa khô cũng như cải tạo độ màu của đất. Việc vườn sầu riêng của ông thu hoạch đạt sản lượng như vậy còn phụ thuộc vào kỹ thuật chăm sóc của ông, ngoài việc dùng phân NPK, hàng năm ông đều bổ sung phân hữu cơ vi sinh nên cây sinh trưởng phát triển tốt, ít bị sâu bệnh hại ảnh hưởng đến năng suất.

Bà Nguyễn Thị Thu Thắm - Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai cho biết: Đây là mô hình đạt được những thành công nhất định trong việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, là mô hình cho nông dân đến tham quan, học tập và trao đổi kinh nghiệm về cách phủ nilon xiết nước tạo hạn để kích thích ra trái sầu riêng trái vụ.

Đây là mô hình đầu tiên áp dụng biện pháp xiết nước tạo hạn cho cây sầu riêng trong mùa mưa và áp dụng tưới phun giảm chi phí công lao động, tiết kiệm nước, ngoài ra vùng đất trồng cây ăn quả ở Đạ Huoai về cơ bản là vùng đất nghèo dinh dưỡng, vì vậy ở mô hình này anh còn đang áp dụng biện pháp trồng cây lạc dại để cải tạo đất cho vườn, là mô hình đầu tiên ở Lâm Đồng mở ra một hướng đi mới trong canh tác sầu riêng giúp nông dân giảm bớt sự phụ thuộc vào thời tiết, giảm chi phí lao động và nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập phát huy thế mạnh cây sầu riêng trên địa bàn. Trong thời gian tới các ngành chức năng nên có những mô hình nghiên cứu cụ thể hơn giúp cho người nông dân áp dụng vào thực tế sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế từ loại cây trồng này.

 

Hoài Nam – TTKN Lâm Đồng

Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG LÂM ĐỒNG

Tầng 4, Khu D, Trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng - 36 Trần Phú - Phường 4 - TP. Đà Lạt

ĐT: 02633.812932 - 02633.824180 Fax: 02633.812270 E-mail: ttknld@gmail.com

Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Tất Dương - Giám đốc Trung tâm

Top