Liên kết website
Thống kê truy cập








![]() | Hôm nay | 3392 |
![]() | Hôm qua | 3969 |
![]() | Tháng này | 60001 |
![]() | Tổng cộng | 7022654 |
Gương sản xuất giỏi
(28/04/2025)
Hiện nay, cuộc sống của người dân đã dần no ấm, đầy đủ. Nhu cầu sử dụng các sản phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng được người dân ngày càng quan tâm, chú trọng để đảm bảo dinh dưỡng và bảo vệ sức khỏe. Với nhận thức như thế, anh Nguyễn Quí Dũng ở xã Đại Lào – Tp. Bảo Lộc đã xây dựng cho mình một hướng làm ăn mới là nuôi gà sạch theo hướng hữu cơ.
(24/12/2024)
Anh K’Phàng là người đồng bào K’Ho (sinh năm 1969) tại xã Đinh Trang Hòa, huyện Di Linh. Năm 2009, anh K’Phàng theo học lớp sơ cấp thú y do Trung tâm Dạy nghề của huyện Di Linh tổ chức. Sau khi học xong, anh đã tham gia công tác thú y cơ sở tại xã Đinh Trang Hòa đến nay đã 15 năm.
(23/12/2024)
Với niềm đam mê làm nông nghiệp, anh Vũ Nam Thái (42 tuổi), ngụ tại thôn Yên Hòa, xã Mỹ Đức, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng đã dám nghĩ, dám làm, tiên phong mạnh dạn đầu tư thiết kế xây dựng vườn trồng giống Nho mẫu đơn với quy mô diện tích 1.000m2 trồng trong nhà kính. Đây là giống cây trồng mới được gia đình anh tìm hiểu, thực nghiệm trong vòng 2 năm qua với 5 loại giống khác nhau. Qua quá trình thực nghiệm, anh đã chọn được giống Nho mẫu đơn có ưu điểm nổi trội hơn để đầu tư trồng nhân rộng. Đến nay, vườn nho đã cho ra hoa, ra những chùm quả chín bói đầu tiên, khi ăn có độ ngon, giòn, ngọt vị tự nhiên. Có thể đánh giá đây là giống cây trồng mới được trồng đầu tiên tại địa phương xã Mỹ Đức, đánh dấu việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng bước đầu thành công.
(24/11/2024)
Ở thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Đơn Dương, khi nói đến anh Trương Công Hiếu và chị Đào Thị Phương Lâm thì ai ai cũng công nhận đây là một gia đình tiêu biểu trong phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của huyện Đơn Dương.
(20/11/2024)
Khi nói đến anh Chu Văn Lâm - sinh năm 1986, là Bí thư Chi bộ thôn Thanh Bình, xã Phi Liêng, huyện Đam Rông, tôi không khỏi ngạc nhiên về sự thay đổi không những về suy nghĩ mà còn mạnh dạn bắt tay vào trực tiếp sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Anh Chu Văn Lâm đang chăm sóc vườn ớt chuông của nhà mình
Bằng sự nỗ lực phấn đấu để đưa kinh tế gia đình thoát nghèo, vươn lên làm giàu, năm 2022 anh đã mạnh dạn vay tiền ngân hàng để đầu tư xây dựng lên hơn hai sào nhà kính. Anh Lâm chia sẻ: Phi Liêng là một xã thuộc vùng sâu, vùng xa của huyện Đam Rông, là xã nghèo, đất đai chủ yếu là đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp ít và cằn cỗi, không màu mỡ như các xã khác nên xác định trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao là rất khó. Qua nhiều năm phát triển chủ yếu là cây cà phê nhưng năng suất rất thấp, chỉ đạt từ 2,5 - 3 tấn/ha nên cuộc sống quanh năm gặp nhiều khó khăn.
Từ những nguyên nhân trên và được Hội Nông dân các cấp vận động, cho đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm ở một số nơi áp dụng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao mà hội viên Hội Nông dân trong xã đang triển khai thực hiện. Đồng thời, bản thân anh cũng chủ động tìm hiểu thêm ở một số địa phương khác như Đơn Dương, Đà Lạt về các mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong sản xuất để trồng rau củ quả, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là áp dụng công nghệ cao từ các nước tiên tiến trên thế giới. Từ khi đi tham quan, anh Lâm nhận thấy nhiều mô hình phát triển kinh tế trên một diện tích nhỏ, nhưng cho thu nhập khá cao và luôn ổn định. Từ đó, anh luôn trăn trở làm thế nào để có vốn đầu tư để xây dựng phát triển kinh tế cho gia đình. Xuất phát từ những suy nghĩ đó, anh Lâm đã bàn với gia đình và nguồn động viên của Hội Nông dân các cấp nên anh đã mạnh dạn đi vay vốn của ngân hàng, cộng với một ít nguồn vốn tích lũy được của gia đình nên anh đã đầu tư xây dựng hơn 2 sào nhà kính để trồng ớt chuông. Từ khi trồng ớt chuông đến khi cho thu hoạch là 3 tháng và hàng tuần cho thu hoạch sản phẩm ổn định, giá cả gia đình ký kết ổn định với thương lái nên anh yên tâm trong sản xuất. Từ khi trồng đến nay, vườn của anh cho thu nhập trên 400 triệu đồng, sau khi đã trừ đi chi phí, với hơn 2 sào, gia đình anh đã giải quyết được việc làm và thu nhập cho chính bản thân và gia đình, qua đó cũng tạo được nguồn vốn để chăm sóc những diện tích cây trồng khác.
Sản phẩm ớt chuông gia đình anh đang thu hoạch
Với những kết quả đã đạt được, anh Lâm dự kiến tiếp tục đầu tư mở rộng thêm diện tích của mình để nâng cao nguồn thu nhập. Không những thế, anh còn vận động thêm nhiều hộ dân cùng làm và sẵn sàng hướng dẫn kỹ thuật cho những người mới làm. Anh Chu Văn Lâm không chỉ là người nông dân sản xuất kinh doanh giỏi mà anh còn là một người đảng viên gương mẫu, luôn hết lòng vì công việc và trách nhiệm của mình. Anh luôn đi đầu trong các hoạt động của thôn, hoàn thành tốt trách nhiệm của cấp ủy giao phó. Các cuộc phát động thi đua xây dựng nông thôn mới anh luôn trực tiếp cùng với cán bộ, nhân dân của thôn hăng hái tham gia.
Có thể thấy rằng, với quyết tâm cao, luôn chủ động học tập, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm trong lao động sản xuất nên giờ đây anh đã có một cuộc sống ổn định và luôn được cán bộ, đảng viên và người dân tin tưởng./.
Hoàng Tùng- HND xã Phi Liêng


(30/09/2024)
Sau hơn 17 năm công tác ở UBND xã Pró, năm 2010 anh Huỳnh Bá Thọ xin nghỉ việc để về làm kinh tế gia đình. Xuất thân từ một gia đình có truyền thống làm nông và kinh doanh buôn bán, do vậy sau khi trở về với đời thường, anh Huỳnh Bá Thọ ở xã Pró, huyện Đơn Dương đã tập trung cho sản xuất nông nghiệp và làm thêm các dịch vụ như: Sân chơi cho thiếu niên nhi đồng, kinh doanh các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp và thu mua củ năng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
(12/08/2024)
Hàng năm, xã Đức Phổ - huyện Cát Tiên có trên 208 hội viên nông dân đạt nông dân sản xuất kinh doanh giỏi (SXKDG) cấp xã; 60 hội viên nông dân SXKDG cấp huyện; 16 hội viên nông dân SXKDG cấp tỉnh. Trong đó, có nhiều hội viên được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen về công tác phát triển kinh tế nông nghiệp như các hội viên: Nguyễn Tuấn Quàng, Phạm Thanh Duyên, Trần Văn Thức, Phan Ngọc Phúc, Nguyễn Văn Tân, Phạm Văn Thường... Ngoài ra, còn có nhiều hội viên được các cấp, các ngành tặng nhiều giấy khen trong công tác phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới... Các hội viên này có kinh nghiệm kỹ thuật cao, thường xuyên cập nhật kiến thức mới, siêng năng, cần cù trong phát triển kinh tế nông nghiệp.
(28/06/2024)
Không chỉ được biết đến là một nông dân phát triển kinh tế ổn định nhờ nghề trồng rau mà ông Trần Văn Vụ ở tổ dân phố 1, thị trấn Cát Tiên, huyện Cát Tiên còn được bà con quý mến trong vai trò là Chi hội trưởng Chi hội Nông dân và Tổ trưởng Tổ dân phố.
(24/06/2024)
Nằm giữa những cánh đồng rau xanh mướt tại thôn Hiệp Thuận, xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng, vườn rau Phước Linh như một điểm sáng trong bức tranh nông nghiệp đầy sắc màu huyện Đức Trọng, nơi vun đắp cho "rau tử tế" - những sản phẩm hữu cơ an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
(19/06/2024)
Năm 2008, chị Vũ Thị Thơ từ xã Tân Trào, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương vào thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Đơn Dương lập nghiệp chỉ với hai bàn tay trắng. Xuất thân từ một gia đình nông dân cần cù, chịu khó, do vậy khi vào vùng đất mới, vợ chồng chị Thơ chủ yếu đi làm thuê, ai thuê gì anh chị làm đó để tìm kế sinh nhai.
(05/06/2024)
Trong những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững đã phát triển rộng rãi trên địa bàn huyện Đạ Tẻh; đồng thời, không ngừng nâng cao về chất lượng. Qua đó, góp phần tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, tăng thêm hộ nông dân khá, giàu, tạo thêm công ăn việc làm và cải thiện đời sống cho nông dân.
(28/05/2024)
Khi nói về những triệu phú nhà nông ở huyện Đơn Dương, người ta thường nghĩ họ là những nhà nông chuyên canh tác các loại rau, hoa công nghệ cao như ớt chuông, hành tây, dưa leo baby và trồng các loại hoa như hoa cát tường, hoa cúc, hoa đồng tiền trong nhà kính… Riêng với Ya Sâm (sinh năm 1991) tại xã Próh, huyện Đơn Dương thì lại đi lên làm giàu từ cây củ năng, một loại củ mà nhiều năm qua bà con nông dân người DTTS ở xã Próh đã thoát nghèo nhờ trồng loại củ này.
(12/05/2024)
Hiện nay, an toàn vệ sinh thực phẩm và ô nhiễm môi trường đang là vấn đề rất được quan tâm. Nhận thức được điều này, anh Âu Trường Thành – ngụ tại thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng đã mạnh dạn đầu tư sản xuất rau, củ, quả theo hướng hữu cơ để cung cấp sản phẩm sạch cho thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế ổn định.
(22/03/2024)
Sản xuất cà phê Robusta trên diện tích lớn, ứng dụng cơ giới hóa, khoa học công nghệ để kiểm soát chất lượng hạt cà phê từ khâu thu hoạch, sơ chế, chế biến sản phẩm cà phê là nền tảng hình thành chuỗi liên kết sản xuất cà phê nhân xanh chất lượng cao, sản phẩm cà phê nhân xanh đạt OCOP 4 sao của xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.
(29/02/2024)
Tốt nghiệp Trường Đại học Văn Lang Thành phố Hồ Chí Minh chuyên ngành giao thông cầu đường năm 2012. Sau gần 8 năm làm việc cho một Công ty cầu đường với nhiệm vụ giám sát thi công các công trình giao thông đường bộ với mức thu nhập khá cao. Công việc làm đang yên ổn thì đến năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 bùng phát, Hoàng Thạch Lam, sinh năm 1992, đành phải bỏ việc làm, tạm biệt Thành phố Hồ Chí Minh và đưa gia đình về thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Đơn Dương để tiếp tục tìm kế mưu sinh.
(15/12/2023)
Cũng như hàng ngàn hộ nông dân khác, trước năm 2020 gia đình anh Lê Thanh Tam ở tổ dân phố Thạnh Nghĩa, thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Đơn Dương chủ yếu là trồng các loại rau thương phẩm. Tuy quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời để canh tác 6 sào đất nông nghiệp nhưng nguồn thu nhập của cây rau thương phẩm chẳng được bao nhiêu, có những năm “được mùa lại mất giá, được giá lại mất mùa”, trong khi đó giá cả rau thương phẩm ngày càng bấp bênh, thêm vào đó đất đai ngày càng thoái hóa, chai cứng.
(20/10/2023)
Từ niềm đam mê sen đá, chị Bùi Thị Tuyết Nhung ở thôn 7, xã Gia Hiệp đã từ bỏ công việc làm kế toán tại TP. Hồ Chí Minh và trở về quê để đầu tư một vườn sen đá ngay tại nhà. Quyết định khởi nghiệp cùng sen đá không chỉ giúp chị Bùi Thị Tuyết Nhung thỏa mãn được niềm yêu thích của bản thân mà có thêm nguồn thu nhập ổn định.
(07/08/2023)
“Dám nghĩ, dám làm và sống đầy tình nghĩa”, đó là lời nhận xét khi nói về cựu chiến binh Nguyễn Thông Chín - Chi hội trưởng Cựu chiến binh thôn 1, xã Lộc Châu, TP. Bảo Lộc. Vượt qua những khó khăn ban đầu, ông đã vươn lên phát triển kinh tế gia đình nhờ nghề nuôi chim cút đẻ trứng.
(29/06/2023)
Tôi theo chân đồng chí Lương Nữ Hoài Thanh - Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Văn đến thăm gia đình anh Nguyễn Văn Minh ở thôn Hà Tân, xã Tân Văn, huyện Lâm Hà. Đi quãng đường gần 4 km, trước mắt tôi là ngôi nhà cấp 4 cũng khá khang trang. Đón chúng tôi bằng nụ cười rạng rỡ, chất phác và cái bắt tay nồng hậu. Anh còn đang mặc bộ quần áo lao động đi dọn vườn sầu riêng, tay đang còn lấm lem vì mồ hôi. Anh Minh vui vẻ chia sẻ với chúng tôi nhiều điều về cuộc sống gia đình, từ những ngày đầu cơ cực, đi lên bằng hai bàn tay trắng từ Bắc vào Nam lập nghiệp và đến hôm nay, khi cuộc sống gia đình đã tạm ổn, các con anh đã khôn lớn, trưởng thành.
(29/06/2023)
Những năm gần đây, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Bảo Lâm đã chú trọng cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như cây sầu riêng giống Dona, góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình, nhờ đó nhiều hộ dân đã vươn lên làm giàu. Những chuyển biến tích cực của ngành Nông nghiệp đã đưa huyện Bảo Lâm trở thành huyện có sản lượng sầu riêng đứng thứ 2 sau huyện Đạ Huoai, và là huyện có doanh nghiệp đầu tiên được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc với chất lượng được đánh giá rất ngon được tiêu thụ tại các thành phố lớn trong cả nước và đã có mặt ở một số nước trên thế giới. Tuy nhiên, đa số sản phẩm sầu riêng chưa thể truy xuất được nguồn gốc, vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm soát các đối tượng kiểm dịch thực vật phục vụ yêu cầu các nước nhập khẩu.
(18/05/2023)
Trong thời gian qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi ở xã Tân Lạc, huyện Bảo Lâm có nhiều bước phát triển, đã tác động tích cực đến đời sống của cán bộ, hội viên, nông dân góp phần nâng cao đời sống, vươn lên khá giàu qua việc xây dựng được nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả. Cũng từ phong trào này, đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu có mức thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Ông Lê Văn Hay trú tại thôn 8, xã Tân Lạc là một trong những tấm gương tiêu biểu vượt khó vươn lên làm kinh tế giỏi từ mô hình kết hợp vườn, ao, chuồng.