Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay | 2676 | |
Hôm qua | 9154 | |
Tháng này | 56233 | |
Tổng cộng | 6399358 |
(14/03/2023)
Với việc thực hiện quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn châu Âu (EU), thời gian qua, trang trại hữu cơ đầu tiên của Vinamilk ở Việt Nam (xã Tu Tra, huyện Đơn Dương) đã thực hiện phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn liền với kinh tế số, kinh tế xanh và hội nhập quốc tế, góp phần đưa Lâm Đồng trở thành một trong những vùng nguyên liệu sữa tươi hữu cơ chính và duy nhất cho các nhà máy chế biến sữa của Vinamilk và tạo công ăn việc làm ổn định cho người dân địa phương.
Trang trại Vinamilk Organic thực hiện Cách mạng số 4.0 toàn diện từ quy trình đầu vào đến đầu ra của vật nuôi trong toàn bộ mô hình chăn nuôi và quản lý
Theo ông Chu Đức Toàn - Giám đốc trang trại bò sữa Vinamilk Đà Lạt, Công ty TNHH MTV Bò sữa Việt Nam thuộc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam được thành lập tháng 11/2005, với ngành nghề kinh doanh chính là chăn nuôi bò sữa nhằm cung cấp sữa tươi nguyên liệu cho các nhà máy sữa của Vinamilk, cung cấp con giống chất lượng cao cho nông dân, thu mua sữa tươi nguyên liệu từ nông dân, thực hiện các dịch vụ kỹ thuật, thú y, cung cấp thức ăn, vật tư thiết bị trong chăn nuôi bò sữa.
Hiện, Công ty có 13 trang trại với tổng đàn bò là 34.500 con. Tại Lâm Đồng, Công ty có 2 trang trại được tổ chức Control Union (Hà Lan) chứng nhận tiêu chuẩn EU Organic từ năm 2016, cũng là trang trại đạt tiêu chuẩn hữu cơ châu Âu đầu tiên của Việt Nam (1 trang trại tại huyện Đơn Dương và 1 trang trại tại huyện Di Linh). Hai trang trại này có tổng diện tích khoảng 135 ha, với tổng đàn bò sữa là 1.000 con.
Trong 07 năm qua, trang trại đã có những bước phát triển vượt bậc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển vùng nguyên liệu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân. Với định hướng phát triển bền vững lâu dài và mang lại các giá trị tốt nhất cho người tiêu dùng và địa phương, trang trại thực hiện phát triển nông nghiệp hữu cơ, gắn liền với kinh tế số, kinh tế xanh và hội nhập quốc tế. Điều này đã được thể hiện ở hệ thống quản lý chất lượng với tiêu chuẩn hữu cơ châu Âu. Vì hiện nay, tiêu chuẩn sản xuất sữa hữu cơ Organic được xem là tiêu chuẩn chất lượng khắt khe nhất và cao cấp nhất trên thế giới vì quy trình sản xuất tuân theo các quy định vô cùng nghiêm ngặt. Trang trại bò sữa Vinamilk Organic hoàn toàn không sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu tổng hợp, phân tổng hợp, phụ gia thực phẩm cũng như những chất hỗ trợ, kích thích khác. Trang trại cũng tuyệt đối không sử dụng các chất biến đổi gen. Nguồn sữa hữu cơ nguyên liệu từ trang trại hoàn toàn không có dư lượng kháng sinh và không có hormone tăng trưởng.
Ở trang trại, gia súc được chăn nuôi tự do, hệ thống chuồng trại mở và được cho ăn bằng thực phẩm 100% hữu cơ. Với thiết kế của trang trại Vinamilk Organic, bò hoàn toàn được tự do lựa chọn cho việc ra đồng cỏ, sân chơi khi điều kiện thời tiết thuận lợi. Tuy nhiên, khi trời mưa, nắng nóng thì bò cũng có thể tự do trở về chuồng - nơi được trang bị hệ thống làm mát được vận hành hoàn toàn tự động để nghỉ ngơi... Chính vì vậy, trang trại đã được Cục Chăn nuôi thú y công nhận là cơ sở an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn vệ sinh thực phẩm...
Để đạt được những tiêu chuẩn khắt khe trên, trang trại Vinamilk Organic thực hiện Cách mạng số 4.0 toàn diện từ quy trình đầu vào đến đầu ra của vật nuôi trong toàn bộ mô hình chăn nuôi và quản lý của mình. Trong đó, thức ăn được cung cấp với công thức riêng cho từng lứa tuổi được quản lý bởi hệ thống quản lý khẩu phần hàng đầu trên thế giới để theo dõi, đo lường và đảm bảo chất lượng thức ăn trong từng giai đoạn của quy trình dinh dưỡng cho từng con.
Mặt khác, với hệ thống chuồng với công suất 250 bò vắt sữa/chuồng được thiết kế và nhập khẩu từ Delaval - Thụy Điển; công nghệ quạt hút và phun sương cảm biến theo nhiệt độ của chuồng nuôi, công nghệ máy cào phân và chổi massage vận hành tự động 24/7 góp phần tạo nên một không gian sạch sẽ, thoáng mát và thoải mái nhất cho bò.
Cùng đó, quá trình quản lý sức khỏe và phát hiện động dục cũng chính xác thông qua cảm biến gia tốc nằm trong chip MEMS được đeo trên cổ từng con bò. Hệ thống quản lý này cung cấp đồ thị mức độ hoạt động, nhai lại để quản lý chính xác thời gian động dục và sức khỏe của từng con bò thông qua số liệu nhận được của các thẻ chip thông minh. “Là đơn vị đầu tiên áp dụng tiêu chuẩn này nên lúc đầu cũng chưa có nhiều kinh nghiệm, nên vừa làm vừa học hỏi, nghiên cứu. Mặt khác, nguồn thức ăn hữu cơ cho đàn bò tại Việt Nam cũng chưa phổ biến, nên trang trại phải chủ động canh tác nhằm đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn bò. Đây cũng là khó khăn lớn nhất đối với một trang trại Organic. Để khắc phục khó khăn này, trang trại đã cải tiến sản xuất, nâng cao năng suất cỏ, bắp. Đồng thời, áp dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất để giảm giá thành, ông Nguyễn Văn Sơn - Giám đốc Chăn nuôi thú y trại Vinamilk Organic, cho biết.
Việc áp dụng đồng bộ tất cả các yếu tố trên đã giúp năng suất sữa của trang trại tăng nhanh bình quân đạt 25 lít/con/ngày; đồng thời, làm tăng chất lượng sữa.
Song song với đó, trang trại đặc biệt quan tâm đến phát triển nông nghiệp xanh. Cụ thể, trang trại thực hiện luân canh trên cánh đồng hữu cơ nhằm sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất. Trang trại cũng tận dụng tối đa các nguồn tài nguyên sẵn có như sử dụng phân hữu cơ từ bò nuôi tại trang trại và tự sản xuất toàn bộ thức ăn xanh hữu cơ trong trang trại phục vụ nhu cầu của đàn bò. Đồng thời, sử dụng năng lượng tái tạo Biogas, năng lượng mặt trời, giảm hiệu ứng nhà kính, thân thiện và bảo vệ môi trường. Hệ thống chất thải tại trang trại được xử lý nghiêm ngặt, giữ môi trường luôn trong lành.
Không chỉ đầu tư về công nghệ, phát triển nông nghiệp xanh, trang trại luôn coi công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là yếu tố then chốt đối với việc phát triển bền vững. Hàng năm, trang trại đã giải quyết công ăn việc làm ổn định cho hơn 200 lao động tại địa phương. Ngoài ra, mỗi tháng còn có 30 lao động thời vụ là người đồng bào dân tộc thiểu số cũng được tạo điều kiện thuận lợi làm việc tại trang trại và có thu nhập ổn định.
Nhật Minh (Nguồn: baolamdong.vn)
(21/02/2023)
Thời gian qua, giá phân bón, các sản phẩm vật tư nông nghiệp liên tục tăng cao khiến hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân ở huyện Cát Tiên gặp rất nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, để kịp thời thích ứng nhằm giảm thiểu tối đa chi phí, bà con nông dân trên địa bàn huyện Cát Tiên đã có nhiều giải pháp linh động để vượt qua “bão giá” và duy trì hoạt động sản xuất là vấn đề đặt ra đối với các cấp quản lý Nhà nước hiện nay. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay nhiều nông dân vẫn còn thói quen là lạm dụng quá mức các loại phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp. Từ đó, làm cho đất canh tác ngày càng bạc màu, mất cân đối dinh dưỡng, năng suất cây trồng giảm và tăng chi phí sản xuất, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
(10/02/2023)
Huyện Cát Tiên là địa phương có diện tích trồng lúa lớn nhất tỉnh Lâm Đồng. Trong những năm gần đây, huyện đã có những định hướng phát triển cây lúa là sản phẩm chủ lực đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân. Hiện nay, huyện Cát Tiên đang phát triển trồng lúa hữu cơ và tạo thương hiệu lúa gạo Cát Tiên. Tuy nhiên, trong sản xuất lúa hữu cơ không được sử dụng các loại thuốc hóa học trong quá trình canh tác. Vì vậy, việc sản xuất lúa hữu cơ nếu gieo sạ như trước đây thì cây lúa sẽ có nhiều đối tượng gây hại khó có thể phòng trừ được, đặc biệt là giai đoạn đầu sau sạ như cỏ dại, ốc bươu vàng...
(18/01/2023)
Những năm gần đây, ngày càng có nhiều người trẻ chọn nông nghiệp để đầu tư. Với sức trẻ, lòng nhiệt huyết, thế hệ nhà nông trẻ hiện nay đã có nhiều cách làm phù hợp, vừa nâng cao thu nhập cho kinh tế gia đình, vừa giúp nhiều nông hộ địa phương có đầu ra ổn định.
(16/01/2023)
Hợp tác xã Hoa Linh Coffee có trụ sở và vườn sản xuất cà phê tại huyện Di Linh, là đơn vị chuyên sản xuất các mặt hàng cà phê chất lượng cao bao gồm từ khâu nguyên liệu thô, cà phê rang xay, tư vấn mở các chuỗi cà phê. Hợp tác xã hoạt động dựa trên phương châm sản xuất: Sản phẩm sản xuất ra đảm bảo chất lượng cà phê tốt nhất đến tay người tiêu dùng, do đó nguyên liệu được chọn lọc tốt nhất ngay từ khâu đầu vào, kết hợp sơ chế, rang xay theo tiêu chuẩn để làm ra những ly cà phê ngon nhất, chất lượng nhất.
(22/12/2022)
Nông nghiệp hữu cơ là một hình thức canh tác nông nghiệp tránh hoặc loại bỏ phần lớn việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, các chất điều tiết tăng trưởng của cây trồng và các chất phụ gia trong thức ăn gia súc. Nông nghiệp hữu cơ chính là giải pháp lớn để hướng tới nền sản xuất nông nghiệp sạch. Việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ không chỉ cung cấp thực phẩm an toàn, mà còn đảm bảo hệ sinh thái bền vững, tạo điều kiện cho sự chuyển hóa khép kín trong quá trình canh tác, góp phần bảo vệ môi trường. Vì vậy, trong những năm qua, đã có rất nhiều hội viên nông dân ở huyện Lâm Hà mạnh dạn chuyển đổi, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hữu cơ, tăng năng suất, chất lượng và tính cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường tiêu dùng.
(14/12/2022)
Thương hiệu nông sản Hiếu Linh Đà Lạt vừa được cấp Chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn Việt Nam tại trang trại canh tác 1 ha thuộc địa bàn thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, đã và đang thâm nhập thị trường mang giá trị cao về kinh tế, môi trường và chất lượng an toàn thực phẩm.
(22/11/2022)
Chiều ngày 21/11/2022, tại thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị sơ kết 03 năm triển khai Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 về Nông nghiệp hữu cơ. Hội nghị dưới sự chủ trì của ông Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, với sự tham gia của 200 đại biểu là lãnh đạo UBND các tỉnh thành, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị trực thuộc Sở…
(31/10/2022)
Sản xuất hữu cơ là một quá trình cần nhiều thời gian, công sức, chi phí đầu tư, duy trì. Do đó, sản phẩm hữu cơ phải có “giá bán hữu cơ” mới tương xứng.
(12/10/2022)
Từ ngày 12 đến ngày 14/10/2022, tại thành phố Tokyo - Nhật Bản diễn ra Hội chợ Triển lãm cà phê đặc sắc (SCAJ Nhật Bản) lần thứ 5. Đây là hội chợ triển lãm cà phê đặc sắc có quy mô lớn nhất Nhật Bản thu hút nhiều đơn vị sản xuất cà phê lớn trên thế giới tham dự.
(09/08/2022)
Phân bón hữu cơ đang ngày được nhiều người làm vườn coi trọng. Loại phân bón này thường được nông dân ví như “vàng đen” nhờ những tác dụng hữu ích của nó. Việc sử dụng phân hữu cơ ngoài việc bổ sung các vi chất dinh dưỡng quan trọng cho đất để nuôi dưỡng cây trồng, còn giúp cải thiện cấu trúc đất, sục khí và giữ nước, tăng hoạt động của vi khuẩn trong đất.
(12/07/2022)
Nhắc đến “cà rốt Đà Lạt”, các thương lái và người tiêu dùng cần biết đến xã Xuân Thọ, thành phố Đà Lạt - đây là vùng đất nằm ở phía Đông thành phố, là vùng chuyên canh cà rốt từ hơn nửa thế kỷ nay, với diện tích hơn 120ha, được trồng chủ yếu tại thôn Lộc Quý và thôn Đa Quý của xã. Đặc tính cây cà rốt ở Xuân Thọ là cà rốt cọng tím, được trồng thuần chuyên canh; nếu luân canh hoặc xen canh với bất kỳ một loại rau, hoa nào khác thì hiệu quả sẽ rất thấp. Bằng cách trồng lứa này vừa lấy củ vừa tạo nguồn giống cho lứa sau, nông dân Xuân Thọ đã chuyên canh cà rốt trồng ngoài trời của vườn nhà mình theo hình thức trồng cuốn chiếu. Nhờ vậy, trên một diện tích đất, mỗi năm trồng được 2,5 - 3 lứa cà rốt và hầu như ngày nào cũng có hộ gia đình nông dân xã Xuân Thọ thu hoạch củ để bán.
(11/07/2022)
Với nhiều lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, huyện Đơn Dương luôn xác định nông nghiệp là ngành kinh tế trọng tâm, trong đó, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng thông minh, nông nghiệp hữu cơ là một trong những chương trình trọng tâm, là khâu đột phá của huyện trong việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
(20/12/2021)
Năm 2020, diện tích cà phê toàn tỉnh đạt 174.142,3 ha, diện tích kinh doanh 162.040,1 ha, năng suất bình quân 31,9 tạ/ha, sản lượng 516.602 tấn. Trong đó, cà phê vối 160.457,1 ha (chiếm 92,1% tổng diện tích cà phê), sản lượng 477.625,1 tấn; cà phê chè 13.685,2 ha (chiếm 7,9% tổng diện tích cà phê), sản lượng 38.977,7 tấn. Ước thực hiện năm 2021, diện tích đạt 173.006,8 ha, diện tích kinh doanh 161.986 ha, năng suất bình quân 32,1 tạ/ha, sản lượng 520.342,4 tấn. Trong đó, cà phê vối 160.620,5 ha (chiếm 92,8% tổng diện tích cà phê), sản lượng 488.328,1 tấn; cà phê chè 12.167,3 ha (chiếm 7% tổng diện tích cà phê), sản lượng 31.313,5 tấn; cà phê mít 219 ha (chiếm 0,1% tổng diện tích cà phê), sản lượng 700,8 tấn.
(13/12/2021)
Sau hơn 04 năm kiên trì với con đường trồng cà phê sạch, HTX cà phê hữu cơ Song Vũ (xã Xuân Trường, Đà Lạt) đã đạt được kết quả tích cực bước đầu.
(17/05/2024)
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, với tỷ trọng số hoá mới đạt 2,1%, ngành nông nghiệp còn nhiều dư địa, nhiều cơ hội để chuyển đổi số, để thay đổi.
(02/01/2024)
Ngày 27/12/2023, tại thành phố Hà Nội, Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia tổ chức hội thảo “Truyền thông về chuyển đổi số trong hoạt động khuyến nông”. Hội thảo dưới sự chủ trì của ông Lê Minh Lịnh - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và ông Nguyễn Anh Phong – Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Phát triển Nông nghiệp nông thôn.
(29/11/2023)
Theo chân chị Nguyễn Thị Thu Hà - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Gia Lâm, huyện Lâm Hà, chúng tôi đến thăm trang trại rộng khoảng 1,4 ha của gia đình ông Nguyễn Văn Cường ở thôn 5, xã Gia Lâm, huyện Lâm Hà - một nông dân tiên phong áp dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất nông nghiệp của xã. Đây là trang trại có thể được đánh giá là tự động hóa cao trong sản xuất nông nghiệp tại địa phương.
(20/09/2023)
Bài 2: Để thúc đẩy các hợp tác xã chuyển đổi số
Nhiều HTX đang đối mặt với khó khăn trong quá trình chuyển đổi và đang cần hỗ trợ để chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại Đà Lạt hiện nay.
(18/09/2023)
Đà Lạt đang đưa ra nhiệm vụ gắn với việc thực hiện Đề án "Xây dựng Đà Lạt trở thành thành phố thông minh” hiện nay. Một trong các nhiệm vụ đó là thực hiện các giải pháp để chuyển đổi số trong nông nghiệp một cách toàn diện, đồng bộ từ khâu sản xuất, quản lý đến tiêu thụ sản phẩm.
(10/07/2023)
Huyện Đạ Huoai nằm ở độ cao trung bình 300m so với mặt biển, thuộc khu vực chuyển tiếp giữa vùng Tây Nguyên và Đông Nam bộ, nên địa hình khá phức tạp, có xu hướng thấp dần theo hướng Đông Bắc xuống Tây Nam, với 3 dạng địa hình chính: Núi, đồi thấp và thung lũng, nhiệt độ từ 22-320C, khí hậu nhiệt đới gió mùa. Với lợi thế về điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp phát triển cây sầu riêng, chất lượng sản phẩm sầu riêng trên địa bàn huyện có mùi vị thơm ngon, béo ngậy đặc trưng riêng, khác biệt so với các vùng sản xuất khác nên cây sầu riêng được xác định là cây trồng thế mạnh của huyện đem lại giá trị kinh tế cao, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của huyện.