Liên kết website

Bao bì sài gòn

 

Phần mềm tra cứu thuốc BVTV

Thống kê truy cập

07022944
Hôm nayHôm nay3682
Hôm quaHôm qua3969
Tháng nàyTháng này60001
Tổng cộngTổng cộng7022944

 Dự án Phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây nguyên thực hiện trên 60 thôn, 10 xã thuộc 3 huyện Lạc Dương, Di Linh và Đam Rông; Tổng diện tích: 181.515 ha; Số hộ dân: 7.048 hộ; Số khẩu: 36.053 khẩu, với hơn 95% là người đồng bào dân tộc (ĐBDT) thiểu số sống gần rừng và dựa chủ yếu vào rừng.

Dự án có 4 hợp phần chính: Phát triển và quản lý tài nguyên rừng bền vững; Cải thiện sinh kế; Xây dựng năng lực; Quản lý dự án.

Trong các hợp phần, song song với việc triển khai các hạng mục công trình lâm sinh (trồng rừng, nông lâm kết hợp, cải tạo vườn hộ, giao khoán bảo vệ rừng...). Ban Quản lý Dự án Phát triển lâm nghiệp tỉnh đã đẩy mạnh hợp phần Cải thiện sinh kế (hợp phần 2) nhằm mục đích “Cải thiện đời sống cho bà con vùng Tây Nguyên”, với một số hạng mục cơ bản sau:

1. Triển khai quỹ phát triển xã (quỹ CDF): Ban Quản lý dự án Phát triển lâm nghiệp tỉnh đã triển khai cho các hộ dân vay vốn với lãi suất ưu đãi để sản xuất nhỏ, đến nay đã có 10/10 quỹ phát triển xã nhận được 200.000 USD tương đương 3.859,14 triệu đồng; Vốn tín dụng tiết kiệm đã giải ngân quay vòng cho dân vay từ đầu dự án đến nay là: 3.810 triệu đồng/904 lượt hộ; vòng quay vốn bình quân 1,4 vòng; Bao gồm vay hỗ trợ trồng trọt 2.919 triệu đồng/699 lượt hộ, chăn nuôi 833 triệu đồng/191 lượt hộ, kinh doanh khác 58 triệu đồng/14 lượt hộ. Mức vay 3 triệu/hộ/1năm và 5 triệu/hộ/2năm, với lãi suất 0,65%/năm. Đến nay, tỷ lệ vòng quay vốn đạt 1,97 vòng, tương đương số tiền đã cho vay từ đầu dự án đến nay là 6.379 triệu đồng.

Vốn tài trợ không hoàn lại đã giải ngân sử dụng 471,324 triệu đồng, đạt tỷ lệ giải ngân 62%; dùng mua bàn ghế, loa cầm tay trang bị cho các hội trường thôn, sửa chữa hội trường, cầu, đường đi vào khu sản xuất.

2. Triển khai xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng

Xác định xây dựng các công trình phúc lợi hạ tầng góp phần cải thiện đời sống cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số trong vùng dự án vốn đang còn nhiều khó khăn vất vả nhất là về việc đi lại, y tế, học hành, sinh hoạt...

Từ năm 2012 đến nay, Ban Quản lý dự án Phát triển lâm nghiệp đã xây dựng được 40 công trình cho 10 xã thuộc 3 huyện, gồm: đường giao thông nông thôn (bê tông, nhựa): 05 cái; Cầu qua suối (cầu sắt An Giang): 04 cái; Trạm y tế: 01 cái; Trường học (mẫu giáo, tiểu học, trung học): 13 trường; Hội trường thôn: 11 cái; Bể chứa, đường ống dẫn nước sạch về thôn: 02 hệ thống; Vườn ươm Công nghệ cao (diện tích 1,0 ha): 01 cái; Xây dựng cổng trường, hàng rào cho các trường mẫu giáo, tiểu học: 03 công trình.

Ngoài ra, trong năm 2014, sẽ thực hiện thêm các công trình từ nguồn vốn bổ sung của Trung ương: 03 đường dân sinh (ở huyện Lạc Dương), 01 đường lâm nghiệp (ở huyện Đam Rông), 01 đập dâng, 01 mương thủy lợi (ở huyện Di Linh).

Ban Quản lý dự án Phát triển lâm nghiệp tỉnh đã đầu tư hỗ trợ với mức 5 - 6 tỷ đồng/xã, đã thi công vào cuối năm 2012 và năm 2013-2014, đến nay đã bàn giao đưa vào sử dụng được 24 công trình, 16 công trình đang thi công, dự kiến trong tháng 8-9 năm 2014 sẽ hoàn thành hết các công trình còn lại để bàn giao cho các xã trong vùng dự án.

Bên cạnh việc xây dựng đường giao thông nông thôn, Ban Quản lý Dự án Phát triển lâm nghiệp đã xây dựng các trường học gồm trường Trung học,Tiểu học, Mẫu giáo giúp cho các con em tại các xã có chỗ học hành đàng hoàng hơn.

Từ các nội dung thực hiện trong hợp phần “Cải thiện sinh kế”, Ban Quản lý Dự án Phát triển lâm nghiệp Lâm Đồng triển khai đã mang lại hiệu quảthiết thực cho bà con vùng thực hiện dự án. Bà con đồng bào dân tộc vay vốn quỹ Phát triển xã (CDF) từ 3-5 triệu đồng/hộ để sản xuất chăn nuôi heo, gà..., mua phân bón, thuốc trừ sâu bệnh trong chăm sóc cà phê, cây ăn quả..., bà con đã tự giác trong việc trả tiền vay (cả gốc và lãi) đúng hạn, giúp cho các hộ khác trong thôn được vay vốn ưu đãi tiếp theo, từ đó cải thiện được sinh kế, cuộc sống đỡ khó khăn, vất vả hơn. Thực hiện xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng đã giúp cho một số địa phương trong vùng dự án khang trang hơn, hiện đại hơn, thực sự đã góp phần vào việc cải thiện bộ mặt nông thôn, phục vụ xây dựng chương trình nông thôn mới của các xã, thôn trong vùng dự án FLITCH.

 

Phan Văn Tý - Ban Quản lý Dự án FLITCH Lâm Đồng 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG LÂM ĐỒNG

Tầng 4, Khu D, Trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng - 36 Trần Phú - Phường 4 - TP. Đà Lạt

ĐT: 02633.812932 - 02633.824180 Fax: 02633.812270 E-mail: ttknld@gmail.com

Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Tất Dương - Giám đốc Trung tâm

Top