Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay | 4467 | |
Hôm qua | 16492 | |
Tháng này | 60001 | |
Tổng cộng | 6192128 |
Nông nghiệp hữu cơ
(27/08/2024)
Từ TP Hồ Chí Minh trở về quê quán Đà Lạt chọn cây cà rốt cọng tím truyền thống ở vùng nông nghiệp xã Xuân Thọ để chuyển đổi quy trình sản xuất vô cơ sang hữu cơ, vợ Phạm Thị Thu Thúy (sinh năm 1986), kỹ sư môi trường cùng chồng Vũ Đức Hùng (sinh năm 1984), kỹ sư điện đã nhân rộng thành quy mô trang trại hữu cơ, được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng chọn làm mô hình điểm hỗ trợ cấp Chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn TCVN 11041-2:2017 năm 2024.
(24/05/2024)
Khi vừa được cấp Chứng nhận quy trình sản xuất đạt chuẩn hữu cơ, thương hiệu cà phê Bean Cầu Đất, Đà Lạt đã được đối tác ngoài nước đặt mua với khối lượng và giá cả tăng lên so với cùng kỳ năm trước. Toàn bộ các dòng sản phẩm cà phê hữu cơ xuất khẩu ở đây đều sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị trên tổng diện tích 30 ha, người nông dân hợp tác đều được doanh nghiệp bao tiêu toàn bộ sản phẩm thu hoạch theo nhu cầu.
(17/05/2024)
An toàn vệ sinh thực phẩm và ô nhiễm môi trường hiện đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng. Từ thực tế này, thời gian qua, Thiếu tá Âu Trường Thành - công tác tại Trung đoàn Bộ binh 994 - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lâm Đồng, đã mạnh dạn sản xuất rau theo hướng hữu cơ để cung cấp sản phẩm sạch ra thị trường; đồng thời, giúp tạo công ăn việc làm ổn định cho hơn 10 lao động ở địa phương.
(20/03/2024)
Trong năm 2023 vừa qua, từ nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng đã triển khai dự án: “Xây dựng mô hình sản xuất chè hữu cơ, liên kết theo chuỗi giá trị tại Lâm Đồng giai đoạn 2023 – 2025”.
(11/03/2024)
Gia đình ông Đỗ Huy Tuyến được xem là một trong những hộ dân tiên phong trên địa bàn xã Đam B'ri (TP Bảo Lộc) chuyển đổi qua trồng các loại rau, củ, quả hữu cơ cho thu nhập cao. Đặc biệt, gia đình ông Tuyến đang trồng 1 ha ổi theo tiêu chuẩn USDA của Hoa Kỳ. Đây được xem là mô hình điểm trong sản xuất nông nghiệp, mang lại hiệu quả cao trên địa bàn xã Đam B'ri nói riêng và TP Bảo Lộc nói chung.
(22/02/2024)
Ngày 29/12/2021, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 759/QĐ-SNN về việc "Ban hành quy trình tạm thời sản xuất hữu cơ các loại cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng".
(19/01/2024)
Với quy trình, công nghệ canh tác thủy canh NFT hiện đại, Công ty TNHH Trang trại Trường Phúc đã trở thành đối tác tin cậy của doanh nghiệp Hàn Quốc nói riêng và các doanh nghiệp nước ngoài nói chung trong việc cung ứng nông sản chất lượng cao và liên kết sản xuất, tiêu thụ nhiều loại xà lách cao cấp gắn nhãn hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.
(09/01/2024)
Đạ Chais là một xã miền núi thuộc huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, có diện tích tự nhiên 34.117 ha, là vùng dân tộc thiểu số chiếm khoảng trên 91%. Với vị trí nằm trong khu vực dãy núi cùng với khí hậu mát mẻ, xã Đạ Chais có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái và kinh tế nông nghiệp. Thế mạnh trong phát triển nông nghiệp tại xã Đạ Chais là cà phê, rau, hoa, cá nước lạnh, trong đó, cà phê là cây trồng chủ đạo của bà con nơi đây. Với ưu thế về khí hậu, đất đai xã Đạ Chais rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp hữu cơ do tập quán sản xuất cà phê chủ yếu dựa vào tự nhiên của bà con nơi đây, là lợi thế để phát triển cà phê hữu cơ và tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đất canh tác.
(27/11/2023)
Để đảm bảo chất lượng cho cà phê xuất khẩu, các doanh nghiệp, hợp tác xã tổ chức tăng giá thu mua đối với cà phê thu hái chọn lọc, thu chín 100%.
(02/10/2023)
Để nâng tầm giá trị cho đặc sản vùng Cầu Đất (TP Đà Lạt), chàng thanh niên 8X dồn tâm huyết, vốn liếng và dấn thân vào hành trình sản xuất cà phê hữu cơ.
(02/10/2023)
Trải qua hàng loạt khó khăn, thử thách, cuối cùng bà Lê Thị Thu Hậu cũng gây dựng thành công mô hình rau hữu cơ và lan tỏa trong cộng đồng.
(25/09/2023)
Anh Nguyễn Xuân Quang ở Đà Lạt đang liên kết với các hộ trồng dâu nuôi tằm để hướng tới sản phẩm nhộng tằm hữu cơ phục vụ sản xuất nấm đông trùng hạ thảo.
(18/08/2023)
Kiên trì sản xuất cà phê hữu cơ chất lượng cao, sản phẩm cà phê đạt chuẩn hữu cơ của Hợp tác xã Hoa Linh Coffee đã được mua giá gấp 2 lần thị trường.
(30/06/2023)
Lâm Đồng là tỉnh có diện tích đất canh tác nông nghiệp và vùng sản xuất rau, hoa, cà phê lớn của cả nước. Toàn tỉnh hiện có 300.000 ha đất canh tác nông nghiệp. Trong đó, diện tích đất gieo trồng khoảng 392.980 ha, gồm: 125.673 ha cây hàng năm (gồm: rau các loại 73.532 ha; hoa các loại 9.014 ha; lúa 5.045 ha…) và 267.306,4 ha cây lâu năm (gồm: cà phê 172.922 ha; chè 11.287 ha; điều 23.129,6 ha; cây ăn quả 29.074,7 ha; dâu tằm: 9.440 ha…). Trong những năm gần đây, nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng đã có bước phát triển vượt bậc và trở thành ngành kinh tế chủ lực, chiếm 40,1% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tỉnh Lâm Đồng với diện tích đất canh tác lớn, ngoài ra còn được thiên nhiên ưu đãi với điều kiện thiên nhiên, khí hậu ôn hòa; đất đai thổ nhưỡng phì nhiêu, màu mỡ thuận lợi cho phát triển đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi.
(13/04/2023)
Lâm Đồng là địa phương được đánh giá đa dạng về chủng loại cây trồng, vật nuôi, có quy mô diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao lớn, với nhiều công nghệ, thiết bị, giống mới được sử dụng; thuận lợi cho phát triển nông nghiệp hữu cơ. Tuy nhiên, tính đến năm 2019, diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại Lâm Đồng còn khá thấp, chỉ có khoảng 105,24 ha sản xuất nông nghiệp hữu cơ được chứng nhận trên địa bàn tỉnh (trong đó lĩnh vực trồng trọt chỉ có 14,04 ha chứng nhận hữu cơ và bán hữu cơ là 21,2 ha, trong lĩnh vực chăn nuôi là 70 ha đồng cỏ). Diện tích này chiếm một tỷ lệ rất thấp trong tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp (khoảng 0,035%) và chiếm khoảng 0,186% trong tổng diện tích sản xuất nông nghiệp theo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó, sản xuất nông nghiệp hữu cơ của tỉnh Lâm Đồng còn mang tính tự phát, quy mô nhỏ lẻ.
(04/04/2023)
Trong năm 2022, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng đã hỗ trợ cấp 08 giấy chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ với tổng diện tích là 27 ha cho các tổ chức, cá nhân áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, gồm:
(28/03/2023)
Xu hướng dịch chuyển dần sang tiêu dùng sản phẩm nông sản hữu cơ sẽ là tất yếu. Vì vậy, người sản xuất cần chủ động "đón lõng" sự dịch chuyển này.
(14/03/2023)
Với việc thực hiện quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn châu Âu (EU), thời gian qua, trang trại hữu cơ đầu tiên của Vinamilk ở Việt Nam (xã Tu Tra, huyện Đơn Dương) đã thực hiện phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn liền với kinh tế số, kinh tế xanh và hội nhập quốc tế, góp phần đưa Lâm Đồng trở thành một trong những vùng nguyên liệu sữa tươi hữu cơ chính và duy nhất cho các nhà máy chế biến sữa của Vinamilk và tạo công ăn việc làm ổn định cho người dân địa phương.
Trang trại Vinamilk Organic thực hiện Cách mạng số 4.0 toàn diện từ quy trình đầu vào đến đầu ra của vật nuôi trong toàn bộ mô hình chăn nuôi và quản lý
Theo ông Chu Đức Toàn - Giám đốc trang trại bò sữa Vinamilk Đà Lạt, Công ty TNHH MTV Bò sữa Việt Nam thuộc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam được thành lập tháng 11/2005, với ngành nghề kinh doanh chính là chăn nuôi bò sữa nhằm cung cấp sữa tươi nguyên liệu cho các nhà máy sữa của Vinamilk, cung cấp con giống chất lượng cao cho nông dân, thu mua sữa tươi nguyên liệu từ nông dân, thực hiện các dịch vụ kỹ thuật, thú y, cung cấp thức ăn, vật tư thiết bị trong chăn nuôi bò sữa.
Hiện, Công ty có 13 trang trại với tổng đàn bò là 34.500 con. Tại Lâm Đồng, Công ty có 2 trang trại được tổ chức Control Union (Hà Lan) chứng nhận tiêu chuẩn EU Organic từ năm 2016, cũng là trang trại đạt tiêu chuẩn hữu cơ châu Âu đầu tiên của Việt Nam (1 trang trại tại huyện Đơn Dương và 1 trang trại tại huyện Di Linh). Hai trang trại này có tổng diện tích khoảng 135 ha, với tổng đàn bò sữa là 1.000 con.
Trong 07 năm qua, trang trại đã có những bước phát triển vượt bậc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển vùng nguyên liệu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân. Với định hướng phát triển bền vững lâu dài và mang lại các giá trị tốt nhất cho người tiêu dùng và địa phương, trang trại thực hiện phát triển nông nghiệp hữu cơ, gắn liền với kinh tế số, kinh tế xanh và hội nhập quốc tế. Điều này đã được thể hiện ở hệ thống quản lý chất lượng với tiêu chuẩn hữu cơ châu Âu. Vì hiện nay, tiêu chuẩn sản xuất sữa hữu cơ Organic được xem là tiêu chuẩn chất lượng khắt khe nhất và cao cấp nhất trên thế giới vì quy trình sản xuất tuân theo các quy định vô cùng nghiêm ngặt. Trang trại bò sữa Vinamilk Organic hoàn toàn không sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu tổng hợp, phân tổng hợp, phụ gia thực phẩm cũng như những chất hỗ trợ, kích thích khác. Trang trại cũng tuyệt đối không sử dụng các chất biến đổi gen. Nguồn sữa hữu cơ nguyên liệu từ trang trại hoàn toàn không có dư lượng kháng sinh và không có hormone tăng trưởng.
Ở trang trại, gia súc được chăn nuôi tự do, hệ thống chuồng trại mở và được cho ăn bằng thực phẩm 100% hữu cơ. Với thiết kế của trang trại Vinamilk Organic, bò hoàn toàn được tự do lựa chọn cho việc ra đồng cỏ, sân chơi khi điều kiện thời tiết thuận lợi. Tuy nhiên, khi trời mưa, nắng nóng thì bò cũng có thể tự do trở về chuồng - nơi được trang bị hệ thống làm mát được vận hành hoàn toàn tự động để nghỉ ngơi... Chính vì vậy, trang trại đã được Cục Chăn nuôi thú y công nhận là cơ sở an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn vệ sinh thực phẩm...
Để đạt được những tiêu chuẩn khắt khe trên, trang trại Vinamilk Organic thực hiện Cách mạng số 4.0 toàn diện từ quy trình đầu vào đến đầu ra của vật nuôi trong toàn bộ mô hình chăn nuôi và quản lý của mình. Trong đó, thức ăn được cung cấp với công thức riêng cho từng lứa tuổi được quản lý bởi hệ thống quản lý khẩu phần hàng đầu trên thế giới để theo dõi, đo lường và đảm bảo chất lượng thức ăn trong từng giai đoạn của quy trình dinh dưỡng cho từng con.
Mặt khác, với hệ thống chuồng với công suất 250 bò vắt sữa/chuồng được thiết kế và nhập khẩu từ Delaval - Thụy Điển; công nghệ quạt hút và phun sương cảm biến theo nhiệt độ của chuồng nuôi, công nghệ máy cào phân và chổi massage vận hành tự động 24/7 góp phần tạo nên một không gian sạch sẽ, thoáng mát và thoải mái nhất cho bò.
Cùng đó, quá trình quản lý sức khỏe và phát hiện động dục cũng chính xác thông qua cảm biến gia tốc nằm trong chip MEMS được đeo trên cổ từng con bò. Hệ thống quản lý này cung cấp đồ thị mức độ hoạt động, nhai lại để quản lý chính xác thời gian động dục và sức khỏe của từng con bò thông qua số liệu nhận được của các thẻ chip thông minh. “Là đơn vị đầu tiên áp dụng tiêu chuẩn này nên lúc đầu cũng chưa có nhiều kinh nghiệm, nên vừa làm vừa học hỏi, nghiên cứu. Mặt khác, nguồn thức ăn hữu cơ cho đàn bò tại Việt Nam cũng chưa phổ biến, nên trang trại phải chủ động canh tác nhằm đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn bò. Đây cũng là khó khăn lớn nhất đối với một trang trại Organic. Để khắc phục khó khăn này, trang trại đã cải tiến sản xuất, nâng cao năng suất cỏ, bắp. Đồng thời, áp dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất để giảm giá thành, ông Nguyễn Văn Sơn - Giám đốc Chăn nuôi thú y trại Vinamilk Organic, cho biết.
Việc áp dụng đồng bộ tất cả các yếu tố trên đã giúp năng suất sữa của trang trại tăng nhanh bình quân đạt 25 lít/con/ngày; đồng thời, làm tăng chất lượng sữa.
Song song với đó, trang trại đặc biệt quan tâm đến phát triển nông nghiệp xanh. Cụ thể, trang trại thực hiện luân canh trên cánh đồng hữu cơ nhằm sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất. Trang trại cũng tận dụng tối đa các nguồn tài nguyên sẵn có như sử dụng phân hữu cơ từ bò nuôi tại trang trại và tự sản xuất toàn bộ thức ăn xanh hữu cơ trong trang trại phục vụ nhu cầu của đàn bò. Đồng thời, sử dụng năng lượng tái tạo Biogas, năng lượng mặt trời, giảm hiệu ứng nhà kính, thân thiện và bảo vệ môi trường. Hệ thống chất thải tại trang trại được xử lý nghiêm ngặt, giữ môi trường luôn trong lành.
Không chỉ đầu tư về công nghệ, phát triển nông nghiệp xanh, trang trại luôn coi công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là yếu tố then chốt đối với việc phát triển bền vững. Hàng năm, trang trại đã giải quyết công ăn việc làm ổn định cho hơn 200 lao động tại địa phương. Ngoài ra, mỗi tháng còn có 30 lao động thời vụ là người đồng bào dân tộc thiểu số cũng được tạo điều kiện thuận lợi làm việc tại trang trại và có thu nhập ổn định.
Nhật Minh (Nguồn: baolamdong.vn)
(21/02/2023)
Thời gian qua, giá phân bón, các sản phẩm vật tư nông nghiệp liên tục tăng cao khiến hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân ở huyện Cát Tiên gặp rất nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, để kịp thời thích ứng nhằm giảm thiểu tối đa chi phí, bà con nông dân trên địa bàn huyện Cát Tiên đã có nhiều giải pháp linh động để vượt qua “bão giá” và duy trì hoạt động sản xuất là vấn đề đặt ra đối với các cấp quản lý Nhà nước hiện nay. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay nhiều nông dân vẫn còn thói quen là lạm dụng quá mức các loại phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp. Từ đó, làm cho đất canh tác ngày càng bạc màu, mất cân đối dinh dưỡng, năng suất cây trồng giảm và tăng chi phí sản xuất, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
(10/02/2023)
Huyện Cát Tiên là địa phương có diện tích trồng lúa lớn nhất tỉnh Lâm Đồng. Trong những năm gần đây, huyện đã có những định hướng phát triển cây lúa là sản phẩm chủ lực đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân. Hiện nay, huyện Cát Tiên đang phát triển trồng lúa hữu cơ và tạo thương hiệu lúa gạo Cát Tiên. Tuy nhiên, trong sản xuất lúa hữu cơ không được sử dụng các loại thuốc hóa học trong quá trình canh tác. Vì vậy, việc sản xuất lúa hữu cơ nếu gieo sạ như trước đây thì cây lúa sẽ có nhiều đối tượng gây hại khó có thể phòng trừ được, đặc biệt là giai đoạn đầu sau sạ như cỏ dại, ốc bươu vàng...