Liên kết website

Bao bì sài gòn

 

Phần mềm tra cứu thuốc BVTV

Thống kê truy cập

05055948
Hôm nayHôm nay3358
Hôm quaHôm qua6186
Tháng nàyTháng này60001
Tổng cộngTổng cộng5055948

Lâm Đồng là một tỉnh có điều kiện thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng rất thuận lợi cho việc canh tác trong sản xuất nông nghiệp. Với thế mạnh phát triển sản xuất một số loại cây trồng như rau, hoa, chè, cây ăn quả và cây công nghiệp, một số hộ nông dân và cơ sở sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã mạnh dạn đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản tạo thành chuỗi cung ứng. Từ những lợi thế trên, nông nghiệp Lâm Đồng trở thành ngành kinh tế chủ lực của tỉnh, đóng góp hơn 48% tổng GDP và hàng năm có tốc độ tăng trưởng ổn định ở mức cao so với cả nước, giá trị xuất khẩu nông sản chiếm trên 75% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh.

Thực trạng tình hình quản lý nhà nước về hình thành, xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản

Đến nay, toàn tỉnh Lâm Đồng có 145 chuỗi liên kết với sự tham gia liên kết của 90 doanh nghiệp, 44 hợp tác xã, 21 tổ hợp tác, 22 cơ sở nhỏ lẻ và 15.800 hộ nông dân. Hầu hết các loại nông sản của tỉnh đều đã có mô hình liên kết chuỗi hình thành và phát triển, trong đó nhiều nhất phải kể kến các sản phẩm rau (71 chuỗi, với 1.719 hộ, diện tích 2.713 ha); cà phê (19 chuỗi, với 9.156 hộ, diện tích 18.965 ha); chè (16 chuỗi, với 364 hộ, diện tích 1.052 ha), trái cây (09 chuỗi, với 272 hộ, diện tích 636 ha); hoa (06 chuỗi, với 305 hộ, diện tích 147 ha); còn lại trên các sản phẩm khác (04 chuỗi dược liệu; 04 chuỗi lúa; 01 chuỗi ca cao; 01 chuỗi mắc ca; 03 chuỗi bò sữa; 02 chuỗi gà; 01 chuỗi dâu tằm; 06 chuỗi heo; 01 chuỗi ong mật; 01 chuỗi cá tầm). Tổng sản lượng nông sản tham gia chuỗi liên kết hiện nay là 499.346 tấn trong đó rau sản lượng 243.476 tấn; cà phê sản lượng 59.603 tấn; cây ăn quả sản lượng 37.274 tấn; chè sản lượng 6.506 tấn; dược liệu sản lượng 3.954 tấn; hoa sản lượng 68 triệu cành; lúa sản lượng 6.972 tấn; quả sản lượng 310 tấn; bò sữa sản lượng 82.464 lít sữa; heo sản lượng 21.371 tấn.

Trong năm 2019, toàn tỉnh đã hỗ trợ xây dựng khoảng 35 chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Song song với việc hỗ trợ xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản thì công tác tuyên truyền, vận động, khuyến khích người dân tham gia xây dựng chuỗi liên kết cũng được chú trọng, triển khai thực hiện thông qua các phương tiện thông tin truyền thông, qua các lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND tỉnh đã tổ chức hội thảo thúc đẩy lên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản gắn với thu hút đầu tư vào nông nghiệp.

Bên cạnh kết quả đạt được trong quá trình xây dựng và phát triển chuỗi liên kết cũng còn một vài khó khăn như Nghị định 98/2018/NĐ-CP mới ra đời nên quá trình triển khai thực hiện tại một số địa phương, cơ sở còn nhiều lúng túng ảnh hưởng đến tiến độ và mục tiêu phát triển chuỗi của tỉnh. Bên cạnh đó, nhiều hộ nông dân còn thiếu vốn đầu tư cho sản xuất và nguồn vốn đối ứng trong quá trình triển khai dự án. Thị trường tiêu thụ của một số doanh nghiệp khi thực hiện liên kết còn chưa ổn định nên việc mở rộng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản gặp nhiều khó khăn.

Định hướng phát triển chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản năm 2020

Thực hiện có hiệu quả Quyết định số 2105/QĐ-UBND ngày 18/10/2018 về phê duyệt các ngành hàng, sản phẩm nông nghiệp thực hiện chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; Nghị quyết số 104/2018/NQ-HĐND ngày 13/12/2018 của HĐND tỉnh phê duyệt chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Phát triển 20 mô hình chuỗi liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn toàn tỉnh. Trong đó, cấp huyện triển khai 16 chuỗi gồm các sản phẩm: Chè, cà phê, sầu riêng, hạt điều, sản phẩm cây ăn quả sấy, củ năng, chăn nuôi heo, gà, cá tầm, tằm con và kén tằm; cấp tỉnh thực hiện 04 chuỗi gồm các sản phẩm: Rau củ quả, trà, Dâu tằm tơ. Để thực hiện chuỗi liên kết cần triển khai một số nội dung sau:

Tổ chức tập huấn cho các đơn vị chủ trì dự án liên kết gồm: Doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị tư vấn… Tổ chức xúc tiến thương mại, thiết lập và duy trì kênh thông tin thị trường với các thành phố lớn trong cả nước.

Xây dựng và ban hành tiêu chí sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh. Thiết kế tập san, tài liệu quảng bá thương hiệu, nhãn hiệu nông sản Lâm Đồng, hỗ trợ cho các đơn vị tham gia chuỗi hội chợ triển lãm. Xây dựng mã vùng trồng cho cây sầu riêng tại huyện Đạ Huoai. Kiểm soát an toàn thực phẩm tại các chuỗi liên kết sản xuất rau, chè, cà phê và kiểm soát nông sản nhập khẩu.

Phương Yến - Chi cục QLCL NLS và TS Lâm Đồng

Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG LÂM ĐỒNG

Tầng 4, Khu D, Trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng - 36 Trần Phú - Phường 4 - TP. Đà Lạt

ĐT: 02633.812932 - 02633.824180 Fax: 02633.812270 E-mail: ttknld@gmail.com

Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Văn Tuận - Giám đốc Trung tâm

Top