Liên kết website
Thống kê truy cập








![]() | Hôm nay | 2438 |
![]() | Hôm qua | 7083 |
![]() | Tháng này | 60001 |
![]() | Tổng cộng | 4446377 |
Di Linh: Nâng cao nhận thức của người dân qua chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
Huyện Di Linh có tỷ lệ hộ nghèo là người đồng bào dân tộc thiểu số cao, theo số liệu thống kê năm 2018 trên địa bàn huyện có 1.931 hộ nghèo trong đó có 1.118 hộ đồng bào dân tộc thiểu số, nên ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện, nhất là các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Nhiều năm qua, thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ giảm nghèo đã giúp diện mạo nông thôn của huyện Di Linh có nhiều khởi sắc rõ nét. Tuy nhiên, các cơ quan, chính quyền nơi đây cũng nhận thức rằng sự hỗ trợ của Nhà nước mới chỉ là nền tảng, còn muốn giảm nghèo nhanh, bền vững phụ thuộc chủ yếu vào ý chí vươn lên của người dân, cán bộ thực hiện và những chương trình, dự án phù hợp.
Với mục tiêu hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hoá sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài chương trình 30a, chương trình 135, Uỷ ban nhân dân huyện Di Linh giao Trung tâm Nông nghiệp huyện Di Linh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2019. Để triển khai thực hiện Trung tâm đã tiến hành khảo sát thực tế từng thôn, xã đủ điều kiện tham gia của chương trình, có hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ vừa thoát nghèo, tìm hiểu nhu cầu, khả năng lao động, đất đai sản xuất, nguyên nhân thuộc hộ nghèo. Một số hộ nghèo trong vùng có nguyên nhân chính dẫn tới nghèo đói là thiếu đất sản xuất, thiếu công lao động, chưa có hướng sản xuất... từ đó có cách thực hiện để giúp các hộ nghèo, cận nghèo của địa phương để từng bước chuyển biến về nhận thức, thông qua việc tận dụng cơ hội và sử dụng hiệu quả các nguồn hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng để phát triển kinh tế, tự vươn lên thoát nghèo và góp một phần nhỏ cho địa phương trở thành xã nông thôn mới. Kết quả, Trung tâm Nông nghiệp huyện Di Linh đã triển khai tại 05 xã là Tam Bố, Bảo Thuận, Sơn Điền, Đinh Trang Thượng và Đinh Trang Hòa với các hạng mục như: Hỗ trợ 16 con bò cái sinh sản, 2.550 cây bơ ghép, 780 cây mít. Thực hiện 09 mô hình trồng xen cây bơ ghép với diện tích 4,15ha, 03 mô hình tái canh cây cà phê với diện tích 0,46ha và 25 mô hình gà thả vườn với số lượng 2.500 con. Trong quá trình thực hiện hỗ trợ sản xuất và mô hình nông nghiệp, Trung tâm Nông nghiệp huyện Di Linh đã tổ chức cho các thành viên thực hiện dự án và các hộ lân cận được tham gia tập huấn về xây dựng chuồng trại, thiết kế khu vực chăn thả luân phiên phòng tránh dịch bệnh, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, các biện pháp về thú y để phòng trị bệnh, trồng cỏ voi,... tập huấn về kỹ thuật tái canh cây cà phê, kỹ thuật trồng xen cây ăn quả vào vườn cà phê, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê, bơ, mít… Ngoài ra, còn chỉ đạo lực lượng thú y, khuyến nông tư vấn trực tiếp và cầm tay chỉ việc từng giai đoạn cụ thể trong các quy trình kỹ thuật về chăn nuôi và trồng trọt.
Năm 2019, chương trình giảm nghèo tại huyện đã hỗ trợ bò cái sinh sản, bò phát triển tốt đã thích nghi với khí hậu địa phương tỷ lệ sống đạt 94%, có con đã cho phối giống nhân đàn. Hỗ trợ cây bơ ghép và cây mít ghép cho các hộ dân hạng mục phát triển sản xuất, cây sinh trưởng phát triển bình thường, tỷ lệ sống khi nghiệm thu cơ sở bình quân 2 loại cây là 95,6%; Mô hình trồng xen bơ trong vườn cà phê sinh trưởng phát triển tương đối tốt, tỷ lệ sống 97,4%. Mô hình tái canh cây cà phê sinh trưởng và phát triển tương đối tốt, tỷ lệ sống đạt 100%. Mấy năm gần đây, giá cà phê thấp nên giảm thu nhập của người dân. Nay được chương trình giảm nghèo cho tham gia vào sản xuất mô hình trồng cây ăn trái xen cà phê, trong đó Trung tâm Nông nghiệp huyện Di Linh hỗ trợ cây giống, cử cán bộ kỹ thuật xuống tận nơi hướng dẫn kỹ thuật cho bà con nên cây sinh trưởng, phát triển tốt, vừa để chắn gió giúp cây cà phê phát triển, vừa có thể bán sản phẩm cây ăn quả trong tương lai, giúp đa dạng hóa cây trồng và tăng nhu nhập trên cùng một diện tích. Riêng mô hình gà thả vườn với đối tượng thụ hưởng là hộ nghèo và hộ cận nghèo, tỷ lệ nuôi sống cao đạt 98,1%, trọng lượng bình quân sau 02 tháng nuôi của đàn gà khá cao đạt 1,5 kg/con. Mô hình gà thả vườn khả năng quay vòng vốn ngắn, giúp cải thiện cuộc sống và góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ nghèo. Các hộ biết tích lũy số tiền bán gà được tiếp tục tái sản xuất. Nhận thấy kết quả khả quan nên nhiều bà con xung quanh mạnh dạn bỏ tiền ra mua bò, mua gà, tái canh cây cà phê và trồng xen cây ăn trái vào vườn cà phê để sản xuất tăng thêm thu nhập.
Hiện nay, số hộ nghèo, cận nghèo của địa phương đã có bước chuyển về nhận thức, tự vươn lên thoát nghèo thông qua việc tận dụng cơ hội và sử dụng hiệu quả các nguồn hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng để phát triển kinh tế. Có được kết quả trên, chính quyền đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, tập trung sức dân, phát huy tinh thần đoàn kết, huy động các nguồn lực cho công tác giảm nghèo, giúp người nghèo có việc làm ổn định, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
Có thể nói, dự án giảm nghèo trên địa bàn huyện Di Linh đã góp phần quan trọng cải thiện điều kiện sinh kế cho người dân hưởng lợi, tăng cường năng lực của cán bộ các cấp. Nhằm tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, tiếp tục tổ chức thực hiện các chương trình đầu tư phát triển kinh tế huyện. Chú trọng đa dạng hóa các cơ hội liên kết thị trường và hỗ trợ sáng kiến kinh doanh, sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tại hiện trường; chủ động tìm kiếm các đối tác sản xuất để liên kết bảo đảm sinh kế bền vững; lựa chọn những cây, con phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng và phong tục tập quán của bà con nhân dân từng địa phương.
Nguyễn Thị Kim Yến - TTNN huyện Di Linh