Liên kết website

 

Bao bì sài gòn

 

Phần mềm tra cứu thuốc BVTV

Thống kê truy cập

04446437
Hôm nayHôm nay2498
Hôm quaHôm qua7083
Tháng nàyTháng này60001
Tổng cộngTổng cộng4446437

Những năm qua, huyện Bảo Lâm đã thực hiện và triển khai có hiệu quả nhiều chính sách cho nền nông nghiệp trên địa bàn, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và đã hình thành nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tập trung ứng dụng công nghệ cao, hiện đại, để tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có giá trị gia tăng cao. Với diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 52.577 ha trong đó diện tích cà phê là 33.930 ha, cây chè 7.200 ha và các loại cây ăn quả, cây trồng khác 11.446 ha. Thời gian qua, ngành Nông nghiệp huyện Bảo Lâm đã có sự phát triển khá toàn diện, qua đó góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tốc đô ̣tăng trưởng của ngành luôn ở mức cao khoảng 6,02%/năm, năng suất, chất lượng, giá trị sản lượng nông sản ngày càng tăng, đặc biệt là các sản phẩm chủ lực như cà phê, chè, bơ, sầu riêng. Tuy nhiên, ngành Nông nghiệp của huyện vẫn còn những hạn chế như chất lươṇg và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm còn chưa cao, sản xuất chưa thực sự gắn kết với thị trường, chi phí sản xuất cao; tỷ trọng nông sản qua chế biến còn thấp, mức độ cơ giới hóa, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế,…

Đứng trước thực tại đó, nhằm gia tăng giá trị canh tác, ngành Nông nghiệp và các địa phương trong huyện đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của các loại nông sản, tiến tới xây dựng nền nông nghiệp bền vững. Thực hiện Nghị quyết số 01 ngày 26/08/2020 của Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Bảo Lâm khóa VI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 về đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Ngành nông nghiệp và các địa phương đã tích cực tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nông dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành những vùng sản xuất nông nghiệp tập trung áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại để tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có giá trị gia tăng cao. Tính đến nay, huyện Bảo Lâm đã quy hoạch được 3 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích 977 ha. Trong đó: vùng sản xuất chè ở xã Lộc Tân 377 ha đã được UBND tỉnh Lâm đồng đã phê duyệt, công nhận; vùng sản xuất cà phê tại xã Lộc Đức 300 ha và vùng sản xuất cây chè thị trấn Lộc Thắng và xã Lộc Quảng 300 ha đang hoàn tất hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt. Về tái cơ cấu và sản xuất nông nghiệp và ứng dụng nông nghiệp công nghệ trên toàn huyện đã phát triển được hơn 4.400 ha cà phê, 1.620 ha chè, 993ha cây ăn quả, 310 ha rau, hoa, 650 ha dâu tằm. Ở lĩnh vực chăn nuôi, ngoài việc xây dựng chuồng trại khép kín, có hệ thống điều hòa nhiệt độ, nông dân đã ứng dụng thêm nhiều công nghệ mới như công nghệ vi sinh, bảo đảm chăn nuôi an toàn dịch bệnh, không ô nhiễm môi trường. Quy mô trang trại chăn nuôi chiếm 50%, công nghiệp là 10%, tỷ lệ trang trại, gia trại chăn nuôi có hệ thống xử lý chất thải đạt 80%. Đặc biệt, trong khâu giống đã áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo với giống bò. Việc áp dụng kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trong sản xuất nông nghiệp đã từng bước hình thành. Đến nay, tỷ lệ ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp trong khâu làm đất đạt 35%; khâu chăm sóc, tưới nước, phun thuốc đạt 75%; bảo quản, chế biến sau thu hoạch đạt 20%. Việc tổ chức lại sản xuất, phát triển các liên kết giữa nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã và doanh nghiệp trong sản xuất gắn với tiêu thụ, liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm được ngành nông nghiệp chú trọng và phát triển mạnh mẽ. Đến nay, huyện Bảo Lâm có 16 chuỗi sản xuất chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ổn định. Ngoài ra, huyện còn chú trọng phát triển thương hiệu thông qua chương trình OCOP đối với các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế, đến nay toàn huyện có 13 sản phẩm OCOP, trong đó 10 sản phẩm đạt chứng nhận 3 sao và 3 sản phẩm đạt chứng nhận 4 sao.

Ông Nguyễn Văn Tùng - Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bảo Lâm cho biết: Thời gian tới, ngành Nông nghiệp và các địa phương sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, nhân dân, các loại hình doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân thấy rõ vai trò trong việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp theo hướng hữu cơ và hữu cơ gắn với xây dựng sản phẩm OCOP. Vận động nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp theo hướng hữu cơ, khẳng định đây là hướng đi tất yếu, phù hợp với xu thế phát triển nông nghiệp, nâng cao thu nhập, đời sống người nông dân gắn với sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện. Đồng thời, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác thực hiện các mô hình liên kết theo chuỗi, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông dân. Tiếp tục quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với truy xuất nguồn gốc và cấp chứng nhận chất lượng, nhằm tạo đột phá về năng suất, chất lượng, nâng cao giá trị sản xuất một cách bền vững, cải thiện thu nhập, đời sống nhân dân.

Đình Dự - Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Bảo Lâm

Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG LÂM ĐỒNG

Tầng 4, Khu D, Trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng - 36 Trần Phú - Phường 4 - TP. Đà Lạt

ĐT: 02633.812932 - 02633.824180 Fax: 02633.812270 E-mail: ttknld@gmail.com

Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Văn Tuận - Giám đốc Trung tâm

Top