Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay | 2813 | |
Hôm qua | 9154 | |
Tháng này | 56370 | |
Tổng cộng | 6399495 |
(01/03/2022)
Giữa đất Lộc Tân, Lộc Lâm, vùng đất truyền thống cho cây chè, nhiều nông dân đang hợp tác trồng nấm mèo, loại cây trồng cao cấp. Đó là Tổ hợp tác Trồng nấm mèo tại thôn 3, xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm.
(18/02/2022)
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cấp, ngành tập trung nguồn lực, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, đề cao vai trò người đứng đầu trong phát triển Hợp tác xã.
(01/04/2021)
Trong những năm qua, kinh tế tập thể, hợp tác xã có vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế thị trường. Đặc biệt là trong xây dựng và phát triển nông thôn mới tại các địa phương.
(26/01/2021)
Xuân Trường là xã cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 20 km, nơi đây là vùng đất có khí hậu mát mẻ quanh năm với đồi nối đồi và thung lũng. Vì thế, vùng đất này nổi tiếng với nhiều loại cây như cà phê, chè, cây hồng ăn quả. Địa hình nơi đây đa phần là đất dốc, cà phê canh tác ở nơi đây là cây cà phê chè và có xen canh với cây hồng. Đến thăm Cầu Đất những ngày này cả vùng đang rất rộn ràng vì vào mùa thu hái hồng và sấy hồng treo gió. Những năm trước đây, cây hồng không có giá trị kinh tế nhiều, bà con chỉ trồng xen làm cây che bóng cho vườn cà phê trên đất dốc, chống xói mòn. Tuy nhiên, từ năm 2015 thông qua lớp tập huấn hướng dẫn sấy hồng theo công nghệ Nhật Bản do Trung tâm Nông nghiệp Đà Lạt kết hợp với tổ chức JICA thực hiện, một số bà con nông dân tại thôn Đất Làng đã bắt đầu sấy trái hồng theo công nghệ treo gió. Mới đầu chỉ một vài hộ tham gia lớp học treo thử để ăn, sau thấy làm được và ngon nên bán cho bà con hàng xóm rồi dần dần bán ra thị trường. Ngày càng thấy trái hồng sấy theo công nghệ treo gió mang lại hiệu quả nên có nhiều hộ làm.
(18/01/2021)
Đáp ứng theo xu hướng phát triển chung của sản xuất nông nghiệp hiện nay, nhất là trong liên kết tiêu thụ nông sản, xã Quảng Ngãi là một trong những địa phương trên địa bàn huyện Cát Tiên đã có nhiều giải pháp thiết thực để khuyến khích nông dân thành lập và tham gia vào các Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp.
(23/10/2020)
Từ năm 2019 đến nay, được sự hỗ trợ từ nguồn kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Cát Tiên đã tập trung chỉ đạo đầu tư hỗ trợ cho các mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị, trong đó có “Dự án chuỗi liên kết sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện Cát Tiên giai đoạn 2019 - 2020”. Chương trình đã thực hiện hỗ trợ cho nhân dân trên địa bàn thị trấn Phước Cát chuyển đổi diện tích đất cát ven sông Đồng Nai sang loại cây rau có giá trị kinh tế rất cao hiện nay trên thị trường - hình thành chuỗi liên kết sản xuất cây măng tây xanh.
(08/10/2020)
Những năm gần đây, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Bảo Lâm đã mạnh dạn chuyển đổi một số diện tích cây công nghiệp dài ngày sang trồng các loại cây ăn trái như bơ 034, sầu riêng để phát triển kinh tế gia đình và đã thành công. Tuy nhiên, việc ồ ạt trồng bơ 034 khiến nguồn cung vượt cầu, giá cả xuống thấp khiến người nông dân lại lo lắng. Nhận thấy được điều đó, Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Quyết Tâm trên địa bàn xã Lộc Nam đã được thành lập và giải quyết bài toán về đầu ra cho sản phẩm bơ 034.
(08/09/2020)
Ngày 6/9/2020, Hội Liên hiệp Phụ nữ Lâm Đồng (LHPN) cho biết: Năm 2020, Hội LHPN tỉnh đã rà soát và chọn 9/59 ý tưởng tham gia cuộc thi khởi nghiệp với chủ đề “Phụ nữ khởi nghiệp - Kết nối thành công” cấp Trung ương, đã có 1 ý tưởng của Hợp tác xã Trùn quế Đơn Dương được Trung ương Hội LHPN Việt Nam chọn và hỗ trợ xây dựng chuỗi giá trị liên kết với kinh phí trên 200 triệu đồng.
(17/07/2020)
Những năm qua, việc thành lập các các Hợp tác xã, Tổ hợp tác trên địa bàn huyện Lạc Dương đã phát huy tốt vai trò trong việc tập hợp nông dân, tìm kiếm đầu ra cho nông sản, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
(14/04/2020)
Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm, ban hành các chính sách khuyến khích, phát triển kinh tế tập thể, trong đó nòng cốt là Hợp tác xã để đẩy mạnh kinh tế hộ phát triển trước bối cảnh đất nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng với quốc tế. Cùng với sự quan tâm chỉ đạo của Trung ương, tỉnh Lâm Đồng đã ban hành cơ chế, chính sách và bố trí nguồn lực hỗ trợ, khuyến khích phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh. Do vậy, đến nay trên địa bàn huyện Đam Rông có 09 Hợp tác xã được thành lập, trong đó có 08 Hợp tác xã nông nghiệp. Một trong những Hợp tác xã hoạt động hiệu quả trên địa bàn huyện Đam Rông là Hợp tác xã Laba Banana Đạ KNàng do anh Nguyễn Huy Phương làm Giám đốc.
(06/04/2020)
Kinh tế hợp tác trong những năm qua tuy không phải là khu vực chính tạo ra nhiều của cải vật chất và tăng trưởng kinh tế, nhưng lại có vai trò, vị trí rất quan trọng trong giải quyết việc làm, đảm bảo đời sống cho nhiều lao động, tạo sự ổn định về chính trị - xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà.
(23/03/2020)
Được thành lập từ tháng 11 năm 2016 và chính thức đi vào hoạt động tháng 6 năm 2017 với số vốn điều lệ 3 tỷ đồng. Hợp tác xã Dịch vụ Nông lâm nghiệp Nam Hà hoạt động với phương châm “Chủ động xúc tiến thương mại - tìm kiếm thị trường đầu ra cho nông sản địa phương”. Sau 03 năm hoạt động, Hợp tác xã đã phát triển về mọi mặt từ nguồn lực kinh tế đến quy mô mở rộng thị trường, qua đó mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho các thành viên của Hợp tác xã.
(03/01/2020)
Được thành lập từ năm 2016 với 3 hộ tham gia học tập và sản xuất rau củ quả, rau ăn lá theo truyền thống, tự cung tự cấp rau an toàn cho gia đình và bà con trong vùng, sản phẩm sản xuất ra dần dần không đủ cung cấp cho bà con. Từ đó, các hộ đồng bào trong thôn thấy được giá trị khi sản xuất rau hữu cơ đã tự giác tham gia vào tổ hợp tác sản xuất rau hữu cơ, nâng tổng số thành viên lên 14 người.
(24/12/2019)
Hợp tác xã (HTX) rau an toàn xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương được thành lập từ năm 2018 có 12 thành viên với 30ha đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó, có 10ha rau thương phẩm được sản xuất theo hướng công nghệ cao gồm các loại rau như: Ớt chuông, cải thảo, bắp sú, cà chua. Tuy mới thành lập được hơn 1 năm nhưng HTX sản xuất rau an toàn của xã Ka Đơn đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực, sản lượng rau của bà con nông dân có đầu ra ổn định được thị trường thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận tiêu thụ mạnh. Do đó, bà con xã viên trong HTX yên tâm sản xuất. Ngoài ra, HTX còn có một vườn ươm cây con giống các loại rau an toàn để cung cấp cho bà con nông dân và một cửa hàng chuyên kinh doanh các loại thuốc bảo vệ thực vật, vật tư phân bón, trong đó chủ yếu là các loại thuốc bảo vệ thực vật an toàn và phân bón vi sinh.
(08/10/2019)
Nhiều hợp tác xã (HTX) ở Đam Rông tiến hành liên kết sản xuất với nông dân, qua đó sản phẩm được cung cấp ra thị trường với lợi nhuận cao, đem lại hiệu quả thiết thực.
Hợp tác trồng chuối hướng đến xuất khẩu đang mang lại hiệu quả cao đối với nông dân Đam Rông. Ảnh: H.Yên
Mạnh dạn xây dựng chuỗi liên kết
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tính cạnh tranh của các mặt hàng nông sản ngày càng cao. Để tăng thu nhập cho gia đình, hộ sản xuất kinh doanh cá thể, yêu cầu các nông hộ phải đổi mới tư duy sản xuất, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản xuất theo hướng hàng hóa, nhằm đáp ứng theo nhu cầu thị trường.
Từ năm 2016, ban đầu một số hộ dân ở Đạ K’Nàng đã thực hiện chuyển đổi diện tích cà phê già cỗi năng suất thấp sang trồng cây dược liệu và các loại rau… Từ đó nhận được tín hiệu tích cực từ thị trường trong nước như: khách hàng ở miền Bắc đã có phản hồi tốt về chất lượng dược liệu; thị trường miền Nam đánh giá cao chất lượng rau các loại…
Nhận thấy nhu cầu thị trường đối với nông sản là mặt hàng rau đang phát triển mạnh, 24 hộ gia đình đã mạnh dạn hợp tác đầu tư, cùng liên kết sản xuất nhằm tạo thị trường tiêu thụ ổn định và bền vững đối với mặt hàng này và thành lập nên HTX Nông nghiệp Đạ K’Nàng.
Ông Nguyễn Văn Cảnh, Giám đốc HTX cho biết, qua quá trình hoạt động, HTX Nông nghiệp Đạ K’Nàng đang ngày càng phát triển, hoạt động hiệu quả hơn với vốn điều lệ ban đầu là 2,5 tỷ đồng, tổng thành viên là 24 nông hộ với tổng diện tích sản xuất là 40 ha (trong đó: diện tích đã áp dụng quy trình sản xuất theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) là 2 ha). Hàng năm, HTX sản xuất ra tổng sản lượng cung ứng cho thị trường bình quân 2.000 tấn/năm, doanh thu bình quân đạt 12 tỷ đồng/năm.
Hay HTX Chuối Laba Đạ K’Nàng cũng là một trong những HTX hoạt động rất hiệu quả của huyện Đam Rông. Theo anh Nguyễn Huy Phương - Giám đốc HTX Laba Banana Đạ K’Nàng, thì hiện tại với 7 thành viên chủ lực và 47 hộ dân liên kết với diện tích lên đến gần 200 ha, đều đặn 3 ngày HTX sẽ xuất sang thị trường Nhật 11 tấn hàng. Vì thương hiệu được phát triển vững chắc và uy tín nên hiện tại ngoài thị trường Nhật, HTX đã được nhiều thị trường khó tính như Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc đặt vấn đề thu mua sản phẩm. Ngoài thị trường xuất khẩu, HTX còn dự kiến phát triển mạnh thị trường trong nước, đặc biệt là hệ thống các siêu thị để phát triển vùng nguyên liệu lên đến 300 ha.
Anh Phương chia sẻ: “Với cách làm chủ động, HTX đã khẳng định hướng đi đúng theo mô hình HTX kiểu mới. Thông qua mô hình trồng chuối hướng đến xuất khẩu đã thực sự mở ra hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả cho bà con nơi đây.
Là huyện sản xuất nông nghiệp nên trên địa bàn Đam Rông có tới 8 HTX nông nghiệp, còn lại 1 HTX vận tải. Việc thúc đẩy các hình thức liên kết trong sản xuất đang được quan tâm, đẩy mạnh, bước đầu mang lại hiệu quả trong sản xuất. Tuy còn gặp nhiều khó khăn, nhưng các HTX nông nghiệp đã chủ động vươn lên, trở thành chỗ dựa tin cậy cho xã viên, góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới ở các địa phương.
Để HTX hoạt động hiệu quả
Trong quá trình triển khai, HTX Nông nghiệp Đạ K’Nàng đã được các cấp, ngành của huyện quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ về vốn, hỗ trợ áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó HTX tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, kết nạp thêm nhiều thành viên và mở rộng thêm các liên kết với các nông hộ trên địa bàn toàn huyện, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân nông thôn.
Với sự hỗ trợ gần 5 tỷ đồng từ 2018 đến năm 2020, Dự án hỗ trợ liên kết sản xuất theo Quyết định 2106/QĐ-UBND của UBND tỉnh tập trung thực hiện các nội dung: hỗ trợ hạ tầng và hỗ trợ sản xuất, xúc tiến, quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho HTX Nông nghiệp Đạ K’Nàng. Hiện nay, dự án chuỗi cho kết quả bước đầu: đó là sản phẩm được sản xuất ứng dụng công nghệ cao theo quy trình VietGAP, có truy xuất nguồn gốc, đang hình thành liên kết sản xuất và thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm cơ bản ổn định. Đáng chú ý, diện tích trồng rau, ớt... thương phẩm cho thu nhập gấp 3-5 lần trồng cà phê đơn thuần. Do đó đã có tác động thúc đẩy các nông hộ trên địa bàn xã học hỏi, mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ, từng bước tạo đà mạnh mẽ cho tái cơ cấu ngành nông nghiệp, giảm nghèo nhanh, bền vững trên địa bàn huyện.
Ông Nguyễn Văn Chính, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá: Các HTX nông nghiệp đã phát huy được vai trò tập hợp, vận động thay đổi cách nghĩ, cách làm cho nông dân, ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động, phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Thông qua các HTX, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh, huyện được phổ biến cho nông dân; đồng thời, giúp sản phẩm nông nghiệp tìm được đầu ra . Những dịch vụ nông nghiệp cũng được ứng dụng một cách linh hoạt hơn; một số HTX nhanh chóng thích nghi với cơ chế thị trường, tạo sự liên kết, hợp tác với nhau và với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. Qua đó, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho thành viên, góp phần phát triển kinh nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới”.
Bên cạnh những kết quả đạt được, nhiều HTX còn có những hạn chế, dù đã đổi mới hoặc mới thành lập song hoạt động còn đơn giản, thiếu sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của cấp ủy, chính quyền cơ sở. Đặc biệt, vẫn còn tình trạng hình thức tổ chức sản xuất HTX, tổ hợp tác mang tính đối phó để đạt tiêu chí số 13 trong xây dựng nông thôn mới mà chưa thể hiện rõ vai trò, vị trí, tầm quan trọng, sự cần thiết trong củng cố, đổi mới, phát triển kinh tế hợp tác nhằm tăng thu nhập cho người dân, thúc đẩy sự chuyển biến kinh tế tại địa phương... Trong thời gian tới, huyện yêu cầu từng địa phương cần khẩn trương xây dựng đề án phát triển HTX nông nghiệp gắn với đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới để HTX phát huy vai trò vốn có của mình.
Hoàng Yên (Nguồn: baolamdong.vn)
(22/05/2019)
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khẳng định vai trò không thể thiếu của thành phần kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế tập thể những năm qua đã và đang giữ vai trò quan trọng, ảnh hưởng mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội và là một trong những thành phần kinh tế quan trọng của tỉnh. Có nhiều đóng góp sự phát triển GRDP và ngân sách cho địa phương. Đồng thời, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động.
(24/01/2019)
Xã Hà Lâm nằm phía bắc trung tâm huyện Đạ Huoai, hành chính xã được chia làm 4 thôn. Trong cơ cấu phát triển kinh tế của xã Hà Lâm định hướng các cây trồng chủ lực như: Sầu riêng, điều, chôm chôm, măng cụt.
(24/10/2018)
Trong tình hình hiện nay, khi mà vấn đề “đầu vào”, “đầu ra” của sản xuất nông nghiệp đang rất nan giải; các hộ nông dân và ngay cả phần lớn HTX, tổ hợp tác vẫn còn loay hoay giải quyết, thì HTX cà phê Lâm Viên thực sự là một mô hình mới về sự tháo gỡ.
(02/08/2018)
Ðược Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lâm Ðồng chọn hỗ trợ phát triển theo mô hình chuỗi liên kết đến năm 2020, HTX Nông nghiệp tổng hợp Vạn Thành, Ðà Lạt bắt đầu triển khai kế hoạch sản xuất đa dạng các loại hoa gắn với thị trường tiêu thụ.
(29/01/2018)
Từ khi mới thành lập đến nay, với việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi tằm cùng với việc trồng giống dâu cho năng suất, chất lượng cao đã giúp người nông dân trồng dâu nuôi tằm trong Tổ hội nghề nghiệp nuôi tằm xã Tà Nung từng bước nâng cao tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
(04/01/2018)
Hợp tác xã Su Su Công Thành với các loại rau củ quả được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, được thu hái ở độ phát triển non ngọt, đậm đà, sâu chưa kịp làm tổ, vi khuẩn chưa kịp sinh sôi… đang thu hút sự quan tâm của thị trường và được người tiêu dùng lựa chọn.