Liên kết website

Bao bì sài gòn

 

Phần mềm tra cứu thuốc BVTV

Thống kê truy cập

05199291
Hôm nayHôm nay105
Hôm quaHôm qua4425
Tháng nàyTháng này60001
Tổng cộngTổng cộng5199291
(07/03/2019)
Trong những tháng đầu năm 2019, tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm xảy ra hết sức phức tạp trên địa bàn cả nước như: Bệnh dịch tả lợn Châu Phi, bệnh lở mồm long móng, bệnh cúm gia cầm...
(05/03/2019)
Việt Nam là quốc gia có thế mạnh về phát triển chăn nuôi. Tuy nhiên có thể thấy, chúng ta đang lệ thuộc rất nhiều từ bên ngoài, đặc biệt là con giống.
(27/02/2019)
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vừa chính thức có hiệu lực. Bên cạnh những cơ hội, một trong những ngành phải đối mặt với nhiều thách thức nhất khi tham gia hiệp định này là ngành chăn nuôi.
(26/02/2019)
Sau gần nửa tháng phát hiện heo bị bệnh, đến nay trên địa bàn huyện Ðạ Tẻh đã ghi nhận có 16 hộ chăn nuôi, với tổng cộng gần 200 con heo bị bệnh (nghi lở mồm long móng - LMLM). Hiện tại, Ðạ Tẻh đang tập trung tối đa mọi nguồn nhân lực để phòng, chống, khống chế dịch bệnh lây lan trên diện rộng.
(20/02/2019)
Nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh động vật và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra; từng bước xây dựng được vùng an toàn dịch bệnh, bảo vệ và thúc đẩy chăn nuôi của tỉnh phát triển bền vững…UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2019 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Cụ thể:
(22/01/2019)
Theo Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), từ tháng 11/2018 đến nay, cả nước đã xuất hiện 48 ổ dịch lở mồm long móng (LMLM) trên đàn heo chưa được tiêm vắc xin tại nhiều tỉnh, thành phố (Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Yên Bái, Kon Tum...) với số gia súc mắc bệnh khoảng 2.700 con. Ông Phạm Khánh Dư, Trưởng Trạm kiểm dịch động vật Eo Gió đang phun thuốc khử trùng 1 xe heo qua trạm ngày 16/1. Ảnh: C.Phong Ông Phạm Khánh Dư, Trưởng Trạm kiểm dịch động vật Eo Gió đang phun thuốc khử trùng 1 xe heo qua trạm ngày 16/1. Ảnh: C.Phong Tại Lâm Đồng, mặc dù chưa phát hiện trường hợp bị dịch nhưng trước tình hình trên, Sở NN&PTNT đang tăng cường các biện pháp giám sát, phát hiện sớm ổ dịch, tổ chức tiêm phòng vắc xin LMLM, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển gia súc cũng như quản lý giết mổ gia súc để giảm thiểu nguy cơ phát sinh, lây lan dịch. Những ngày giáp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 cận kề, ông Hoàng Văn Huy (55 tuổi, ngụ xã Tân Hà, huyện Lâm Hà) có đàn heo 170 con cho biết, do lo ngại dịp cuối năm xuất hiện dịch LMLM nên gia đình ông đã thực hiện các biện pháp bảo vệ đàn heo. Phương pháp của ông Huy là mỗi tuần phun thuốc khử trùng một lần, hạn chế đến mức thấp nhất người ra, vào khu vực chăn nuôi.  Đối với đàn heo đến tuổi xuất chuồng cũng được di chuyển ra ngoài trước khi cho thương lái vào thu mua. Theo ông Huy, đây là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ đàn vật nuôi khỏi bệnh dịch, thực tế có một số trang trại chỉ vì cho người, phương tiện vào tận chuồng thu gom lợn làm lây lan dịch bệnh. Trong khi đó, ông Lê Hoàng Duy (xã Phú Hội, huyện Đức Trọng) cho biết, thời gian này ông và các hộ chăn nuôi heo nhỏ lẻ quanh khu vực cũng đang tập trung các biện pháp bảo vệ đàn vật nuôi để xuất bán heo được giá cao nhất. “Thời tiết có nhiều bất lợi như độ ẩm thấp, việc chăn nuôi nhỏ lẻ, nhập giống bên ngoài... dẫn đến nguy cơ cao đàn heo nhiễm các loại bệnh thông thường. Riêng các bệnh dịch ở heo tại Đức Trọng nhiều năm nay không có nhưng chúng tôi vẫn tiêm vắc xin tai xanh, LMLM định kỳ, thường xuyên theo khuyến cáo của cơ quan chức năng nên khá an tâm” - ông Duy chia sẻ. Ông Nguyễn Đức Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi Thú y & Thủy sản (CNTY&TS) - Sở NN&PTNT thông tin, hiện nay, tổng đàn heo của tỉnh là 460.000 con. Trong năm 2018, riêng đàn heo xuất khỏi địa bàn tỉnh là 572.598 con và nhập tỉnh 16.173 con.  “Khoảng 10 năm nay, Lâm Đồng chưa xuất hiện trường hợp heo bị dịch LMLM, tai xanh, dịch tả. Tuy nhiên, trước tình hình các tỉnh trên cả nước xuất hiện dịch LMLM, đồng thời lại rơi vào cuối năm, cận kề tết nguyên đán nên chúng tôi đã chủ động chỉ đạo triển khai ngay các biện pháp ứng phó tới các địa phương” - ông Hưng nhận định. Theo Chi cục CNTY&TS, đơn vị đang tiếp tục tăng cường triển khai thông tin cho người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh nắm được tình hình dịch bệnh, nhận biết dấu hiệu bệnh; các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; cử cán bộ đến khu vực giáp ranh, các điểm trung chuyển giám sát chặt chẽ tình hình đàn gia súc; tổ chức tiêm phòng bổ sung cho đàn vật nuôi…  Khác với một số tỉnh, thành khác trên cả nước (tiêm phòng 2 đợt/năm), tại Lâm Ðồng, hiện công tác triển khai tiêm vắc xin phòng chống bệnh ở gia súc, gia cầm được chia nhỏ làm 5 đợt để đảm bảo việc tiêm phòng đạt hiệu quả cao nhất. Riêng các trạm kiểm dịch động vật, Chi cục yêu cầu đội ngũ cán bộ thú y trực 24h/24h, kể cả trong những ngày Tết Nguyên đán để thực hiện kiểm dịch gia súc vận chuyển vào tỉnh; kiên quyết không cấp giấy chứng nhận nếu phương tiện, giống vật nuôi, sản phẩm gia súc không đủ điều kiện theo quy định vào địa bàn. Sáng 16/1, có mặt tại trạm kiểm dịch động vật Eo Gió nằm trên QL 27 (thị trấn D’Ran, huyện Đơn Dương) giáp với địa bàn tỉnh Ninh Thuận, chúng tôi ghi nhận công tác kiểm dịch động vật những ngày cuối năm tại đây diễn ra rất chặt chẽ. Các xe chở gia súc, gia cầm qua trạm đều được nhân viên trạm kiểm dịch phun thuốc khử trùng, tiến hành kiểm tra mầm mống bệnh, nguồn gốc động vật,... trước khi được cấp giấy kiểm dịch thông trạm. Ông Phạm Khánh Dư, Trưởng trạm kiểm dịch động vật Eo Gió thông tin, ngoài các nhân viên túc trực tại trạm, các nhân viên còn lại đều được phân công xuống các huyện (Đơn Dương, Lâm Hà, Đức Trọng, Đam Rông) để trực tiếp kiểm tra công tác phòng chống, kiểm dịch bệnh. Trong năm 2018, riêng Trạm Eo Gió đã kiểm dịch xuất tỉnh 178.709 con heo với số tiền lệ phí 136 triệu đồng. Chi cục CNTY&TS đánh giá, năm 2018 theo ghi nhận đã xảy ra rải rác một số bệnh trên heo ở một số địa phương nhưng được mạng lưới thú y của tỉnh phát hiện sớm, kịp thời xử lý nên không để phát sinh thành dịch. Theo thống kê, trong năm đơn vị đã tiến hành tiêm trùng khử độc, phân bổ 29.661 lít hóa chất cho các địa phương chia làm 4 đợt. Riêng vắc xin phân bổ tiêm phòng cho heo là 325.709 liều đảm bảo đúng kế hoạch phân bổ đề ra.   C.Phong (Nguồn: baolamdong.vn)
(18/01/2019)
Năm 2018 là năm chứng kiến nhiều giai đoạn thăng trầm của nghề chăn nuôi heo. Giá cả trên thị trường nhiều thời điểm không ổn định đã gây không ít trở ngại cho bà con nông dân. Trước tình hình đó, liên kết với các doanh nghiệp nuôi heo chuồng lạnh gia công chính là giải pháp được nhiều nhà nông ưu tiên triển khai.
(14/11/2018)
Nhằm quảng bá sản phẩm thịt heo đạt chứng nhận VietGAHP, mở rộng thêm các kênh tiêu thụ, đồng thời hình thành thêm các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho các nhóm GAHP/THT (tổ hợp tác)/HTX (hợp tác xã) tại Lâm Đồng; góp phần đưa sản phẩm thịt heo VietGAHP đến người tiêu dùng thông qua các chuỗi liên kết ổn định và bền vững. Ngày 09/11/2018 tại Khách sạn Memories, số 193 Trần Phú, phường Lộc Sơn, thành phố Bảo Lộc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng tổ chức Hội thảo “Xây dựng mạng lưới cung cấp dịch vụ tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi cho các THT/HTX và nhóm GAHP”.
(22/10/2018)
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, từ tháng 4 đến nay, giá thịt lợn hơi liên tục tăng, có thời điểm đạt mức từ 52 đến 56 nghìn đồng/kg ở một số địa phương, doanh nghiệp và người chăn nuôi có lãi. Tuy nhiên, giá lợn xuất chuồng tăng cao trong thời gian qua không chỉ ảnh hưởng đển chỉ số giá tiêu dùng (CPI) mà còn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro đối với ngành hàng thịt lợn của Việt Nam.
(22/10/2018)
Chăn nuôi bò thịt theo hướng ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC), nâng cao giá trị, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, tăng lợi nhuận cho nông dân.
(15/10/2018)
Việt Nam đang tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng hiện đại hóa, sản xuất gắn với thị trường và từng bước tiến tới xuất khẩu, trở thành một quốc gia xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi. Để đạt được mục tiêu tái cơ cấu ngành chăn nuôi, việc phát triển nghiên cứu khoa học công nghệ và ứng dụng thành tựu khoa học vào chăn nuôi trở thành yếu tố sống còn.
(12/10/2018)
Dịch tả heo châu Phi (ASF) đang xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới, hàng nghìn con heo đã bị tiêu hủy. Việc dịch bệnh ASF bùng phát mạnh tại nước láng giềng Trung Quốc đặt ngành chăn nuôi heo tại Việt Nam vào tình trạng báo động. Dù “tâm bão” còn xa nhưng sức ảnh hưởng đã lan rộng?
(20/09/2018)
Hệ thống bể thu phân và sản xuất phân hữu cơ là một giải pháp kỹ thuật do một nhóm cán bộ thuộc Dự án hỗ trợ nông nghiệp các-bon thấp (LCASP) đưa ra nhằm giúp người chăn nuôi thu gom chất thải rắn để sản xuất phân hữu cơ, giảm ô nhiễm môi trường trong khu vực chăn nuôi; giảm tải, giảm diện tích xây dựng hầm biogas và hồ phủ bạt HDPE, góp phần thúc đẩy sản xuất cây trồng theo hướng hữu cơ, tăng thu nhập cho người chăn nuôi.
(18/09/2018)
Tỷ trọng chăn nuôi của Hà Nội chiếm hơn 50% GDP sản xuất nông nghiệp. Nhằm nâng cao giá trị gia tăng lĩnh vực này, thành phố xác định, phát triển chăn nuôi công nghệ cao là hướng đi tất yếu và có nhiều chính sách hỗ trợ người chăn nuôi...
(05/09/2018)
TĂCN chiếm phần lớn chi phí sản xuất chăn nuôi nói chung. Do đó, việc sử dụng và bảo quản TĂCN cần được quan tâm, nhằm tiết kiệm và tạo ra năng suất tối đa cho người chăn nuôi.
(26/08/2018)
Sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc thảo dược để thay thế kháng sinh trong chăn nuôi nói chung, chăn nuôi gà nói riêng là giải pháp kỹ thuật nhằm kích thích sinh trưởng, hạn chế dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho vật nuôi, cho người chăn nuôi và an toàn thực phẩm.
(23/08/2018)
Ngành sữa những năm qua tăng trưởng nhanh với trung bình 15 - 17%/năm và đang từng bước phát triển theo hướng hiện đại, bền vững. Để cạnh tranh, các công ty ngành sữa đã chú trọng khâu nghiên cứu, chế biến và đồng bộ từ sản xuất nguyên liệu đến thành phẩm thay cho giai đoạn phụ thuộc vào nhập khẩu và phân phối.
(17/08/2018)
Hình thức chăn nuôi theo chuỗi giá trị có thể giúp các thành phần tham gia chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm với nhau, đảm bảo cho việc điều tiết cung cầu thị trường, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Đây cũng là giải pháp phù hợp với xu thế và định hướng tái cơ cấu ngành chăn nuôi, theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
(17/08/2018)
Sản xuất an toàn là mục tiêu hướng đến của ngành chăn nuôi để tạo ra những sản phẩm sạch, việc này dù rất cần thiết nhưng để thực hiện và nhân rộng, cần có chính sách hỗ trợ kịp thời.
(15/08/2018)
Trong 7 tháng qua, cả nước đã phải chi tới 2,2 tỷ USD để nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, trong đó riêng nhập ngô đã tốn hơn 1 tỷ USD. Nhập khẩu vật tư nhiều đã khiến thâm hụt thương mại của ngành chăn nuôi quá lớn, lên tới 1,9 tỷ USD. Cùng với biến động tỷ giá USD/VND, thực tế này đang ảnh hưởng bất lợi cho sản xuất nông nghiệp.
(09/08/2018)
Hiện nay, các huyện, thành phố trong tỉnh đang chỉ đạo thực hiện khuyến cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đối với phát triển chăn nuôi heo trên địa bàn. Theo đó, việc tăng đàn heo trong thời điểm này tiềm ẩn nhiều rủi ro khi cung vượt quá cầu có nguy cơ sẽ lặp lại tình trạng giảm giá như thời gian qua.
Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG LÂM ĐỒNG

Tầng 4, Khu D, Trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng - 36 Trần Phú - Phường 4 - TP. Đà Lạt

ĐT: 02633.812932 - 02633.824180 Fax: 02633.812270 E-mail: ttknld@gmail.com

Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Tất Dương - Giám đốc Trung tâm

Top